OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trãi

27/04/2021 835.7 KB 322 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210427/209125673090_20210427_164837.pdf?r=8643
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới, HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trãi. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 7

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

1. Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?

2. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung?

3. Lập biểu bảng về chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại thời Nguyễn có những mặt tích cực, mặt hạn chế nào?

Chính sách

Mặt tích cực

Mặt hạn chế

Nông nghiệp:

- Khai hoang

- Chế độ quân điền

- Thuỷ lợi

   

Thủ công nghiệp

   

Thương nghiệp

   

Khai thác mỏ

   

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?

Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt:

– Trong những năm khởi nghĩa Lam Sơn với tư cách là người chỉ huy chiến lược, người cố vấn cho Lê Lợi, người đề ra những biện pháp, chủ trương vừa thu phục lòng dân, đưa nhân dân về với cuộc khởi nghĩa, vừa vạch rõ tính phi nghĩa của cuộc xâm lược, làm tan rã hàng ngũ giặc để tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa đạt đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng đất nước.

– Sau ngày thắng lợi, ông đã đem hết sức mình ra giúp nhà Lê nhanh chóng khôi phục đất nước, ổn định đời sống nhân dân.

– Ông đã để lại cho đời sau hàng loạt tác phẩm thơ văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào chân chính, lòng nhân nghĩa, thương dân… tiêu biểu là Bình Ngô đại cáo, vừa góp phần quan trọng làm trong sáng tiếng nói dân tộc.

2. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung?

– Mùa xuân 1771: Nguyễn Huệ cùng anh em lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

– Năm 1774: Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem đại quân đánh úp Phú Yên. Đây là chiến thắng đầu tiên của Nguyễn Huệ lúc ông mới 23 tuổi.

– Tháng 1-1785: Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút.

– Hè năm 1786: Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân.

– Cuối năm 1786 đến giữa 1788: Nguyễn Huệ 3 lần tiến quân ra Bắc, thu phục Bắc Hà; lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

– Năm 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.

– Năm 1789: Quang Trung đại phá quân Thanh, đánh tan 29 vạn quân Thanh.

– Năm 1789 – 1792: Quang Trung đã đề ra những chính sách để khôi phục, xây dựng đất nước.

3. Lập biểu bảng về chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại thời Nguyễn có những mặt tích cực, mặt hạn chế nào?

Chính sách

Mặt tích cực

Mặt hạn chế

Nông nghiệp:

– Khai hoang

– Chế độ quân điền

  – Thuỷ lợi

– Tăng diện tích canh tác.

– Nông dân có ruộng để sản xuất.

– Sửa đắp đê.

– Ruộng đất còn bỏ hoang nhiều.

– Vì quân điền mất tác dụng nên ruộng đất bị bỏ hoang.

– Sửa đắp đê không được chú trọng nên lụt lội, hạn hán.

Thủ công nghiệp

– Lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, làng thủ công.

– Chủ yếu tập trung sản xuất ở Kinh đô và thành thị, thợ thủ công nộp thuế nặng nề.

Thương nghiệp

– Buôn bán ở các thành thị, tứ thị sầm uất, buôn bán với Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

– Không cho người phương Tây mở cửa hàng buôn bán.

Khai thác mỏ

Hàng trăm mỏ được khai thác.

Cách khai thác lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường.

 

ĐỀ SỐ 2

Cầu 1 (2,0đ). Nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông:

” Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng”.

2. (4,0đ). Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở điểm nào?

– Triều đình.

– Đơn vị hành chính.

– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại.

3. (2,0đ). Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm khác nhau?

4. (2,0đ). Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa gì?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

1. Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?

2. Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến những hậu quả gì?

3. Lập biểu bảng nêu tên các vị anh hùng dân tộc và chiến công của họ trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Triều đại

Tên các vị anh hùng

Chiến công

Ngô

   

Đinh

   

Tiền Lê

   

   

Trần

   

Hồ

   

Lê sơ

   

Tây Sơn

 


 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. Tình hình kinh tế xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?

    Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng.

– Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.

– Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, cuộc sống cơ cực → Nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngày càng dâng cao.

2.Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến những hậu quả gì?

  Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha phương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường.

  Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

→ Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

3. Lập biểu bảng nêu tên các vị anh hùng dân tộc và chiến công của họ trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Triều đại

Tên các vị anh hùng

Chiến công

Ngô

Ngô Quyền

– Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bội Kiêu Công Tiến, đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán, đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới: độc lập, tự chủ gắn liền với chế độ phong kiến. Ngô Quyền được mệnh danh là “Ông tổ phục hưng”.

Đinh

Đinh Bộ Lĩnh

Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương, sau đó lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cổ Việt.

Tiền

Lê Hoàn (Lê Đại Hành)

Sau khi lên ngôi đã lãnh đạo nhân dân đập tan âm mưu xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo về nền độc lập của dân tộc.

Lý Thường Kiệt

Lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc tập kích sang đất Tống (1075 – 1076) và đánh bại 30 vạn quân xâm lược Tống khi chúng sang xâm lược nước ta lần thứ hai trên phòng tuyến Như Nguyệt. Độc lập dân tộc được giữ vững.

Trần

Trần Thái Tông

Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn)

Lãnh đạo nhân dân đánh bại 3 vạn quân xâm lược Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.

– Tổng chỉ huy quân đội, viết sách Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ. Lãnh đạo nhân dân đánh bại lần xâm lược thứ hai (1288) và lần xâm lược thứ ba của quân Mông – Nguyên. Độc lập dân tộc được bảo vệ toàn vẹn.

Hồ

Hồ Quý Ly

– Ban hành những cải cách về nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự; đưa đất nước thoát khỏi trình trạng khủng hoảng; chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người có tâm huyết với đất nước.

Lê sơ

Lê Lợi và Nguyễn Trãi (Khởi nghĩa Lam Sơn)

– Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đập tan ách thống trị nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.

Tây Sơn

Nguyễn Huệ (Quang Trung)

– Lãnh đạo khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc, lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước.

 

ĐỀ SỐ 4

1. Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?

2. “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của Quang Trung?

3. Nêu các thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nổi bật của nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và rút ra nhận xét?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

1. Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ?

2.  Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung có viết:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đảnh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ ”.

Lời dụ đó muốn nói lên điều gì của Quang Trung?

3. Vì sao, nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao?

4. Hãy nêu một số thành tựu về giáo dục – khoa học nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau:

Các lĩnh vực

Tình hình phát triển-Các thành tựu

1. Giáo dục-Thi cử

 

2. Sử học

 

3. Địa lí

 

4. Y học

 

5. Kĩ thuật

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ?

– Giáo dục – khoa cử: rất phát triển :

+ Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

+ Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

– Văn học:

+ Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca…

+ Văn thơ chữ Nôm có: Quốc Âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.

– Khoa học:

+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông thảo tổng luận…

+ Địa lí: Hồng Đức bàn đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: bán thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

2. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung có viết:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đảnh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Lời dụ đó Quang Trung đã thể hiện quyết tâm đánh tan quân giặc xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.

3. Vì sao, nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao?

Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.

Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa, chiền…

Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

4Hãy nêu một số thành tựu về giáo dục – khoa học nước ta cuối thế ki XVIII – đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau:

Các lĩnh vực

Tình hình phát triển – Các thành tựu

1. Giáo dục – Thi cử

+ Ra Chiếu lập học, mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.

+ Quốc tử giám đặt ở Huế, chỉ lấy con em quan lại, thổ hào.

+ Lập “Tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm)

2. Sử học

    Địa lí

    Y học

+ Đại Việt sử kí tiền biên.

+ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

+ Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục.

+ Lịch triều hiến chương loại chí.

+ Gia Định thành công chí.

+ Nhất thống dư địa chí.

+ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

3. Kĩ thuật

+ Làm đông hô và kính thiên lí.

+ Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

+ Đóng 1 chiếc tàu thuỷ bằng máy hơi nước.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trãi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF