OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đông Bo

27/04/2021 888.09 KB 208 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210427/534194073174_20210427_170540.pdf?r=9501
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đông Bo. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THCS ĐÔNG BO

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Em hãy trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)? Chỉ ra sự khác nhau (Về thành phần lãnh đạo, tính chất) giữa phong trào Cần Vương và phong trào Yên Thế?

Câu 2: Chính sách khai thác kinh tế của Thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914? Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì?

Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Trình bày hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 – 1917?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: 

a. Các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế

Giai đoạn 1884 – 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. (0,5đ)

Giai đoạn 1893 – 1908: Là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám.(0,5đ)

Giai đoạn 1909 – 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. (0,5đ)

b. Chỉ ra sự khác nhau

Phong trào Cần Vương:

Thành phần lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước (0,5đ)

Tính chất: Hưởng ứng “chiếu Cần Vương” nhằm ủng hộ Vua để khôi phục lại quốc gia phong kiến độc lập => tính chất phong kiến (0,5đ)

Phong trào Yên Thế

Thành phần lãnh đạo: Nông dân địa phương (0,5đ)

Tính chất: Tự phát để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương.

Câu 2:  Năm 1897 đến 1914, Thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ nhất với quy mô lớn. 

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. Duy trì bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

- Công nghiệp: Pháp tập chung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ, rượu, đường … 

- Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt… để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. 

- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc miến thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa nước khác. 

- Pháp tiến hành đề ra các loại thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện…

- Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. 

Câu 3: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19.5.1890, trong một gia đình trí thức yêu nước tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. 

Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới

Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp. Các phong trào chống Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân Nguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần yêu nước. (0,5đ)

Tuy khâm phục các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… nhưng Người không tán thành đường lối yêu nước của họ… Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. (0,5đ)

Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

Ngày 5 – 6 – 1911, từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước. (0,5đ)

Từ 1911 – 1917, Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Âu. (0,5đ)

Năm 1917, Người trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa- ri .Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. (0,5đ)

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858? Chúng đã bị thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”?

Câu 2: 

a. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1855 – 1895)?

b. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 3: Các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX có điểm gì tích cực, điểm nào hạn chế? Ý nghĩa của các đề nghị cải cách này?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 

a. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?

b. Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?

Câu 2: 

a. Trình bày tình hình Việt Nam trước khi bị Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

b. Vì sao quân triều đình đông mà vẫn không thắng được giặc.

c. Quá trình đầu từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước nguy cơ đất nước bị Pháp chiếm lấy của Triếu đình Huế.

Câu 3: 

a. Phong trào Cần Vương là gì? Phong trào ra đời như thế nào?

b. Nguyên nhân làm cho khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ như thế nào?

c. So sánh sự giống và khác nhau của Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 4: 

a. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

b. Hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là:

Chủ nghĩa tư bản cần nguồn nguyên liệu thị trường.

Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.

Lấy cớ bênh vực đạo Gia tô, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đến Việt Nam.

b. Pháp xâm lược Đà Nẵng là:

Đà Nẵng gần Huế, đánh nhanh sẽ nhanh chống kết thúc chiến tranh.

Đà Nẵng có cảng biển sâu rộng, thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu.

Đông dân, Thiên Chúa Giáo hoạt động nhiều.

Hậu phương Quảng Nam vững chắc.

Câu 2:

a. Tình hình Việt Nam:

Pháp thiết lập bộ máy thống trị, tiến hành bóc lột nhân dân Nam kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc kì.

Trong khi đó, triều đình vẫn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

Nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp mọi nơi.

b. Vì: quân triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ, triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Vì vậy cuộc chiến đấu của Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành, diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi khác.

c. Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước Pháp xâm lược:

Dựa vào các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862

Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874

Hiệp ước Hắc-măng năm 1883

Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884

Là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta

Các điều khoản, điều kiện ngày càng tăng nặng nề hơn tính chất thỏa hiệp ngày càng trầm trọng hơn.

Câu 3:

a. Phong trào Cần Vương là phong trào dùng để kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân.

Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở. Ngày 13/7/1885, ông thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước giúp vua đứng lên cứu nước. phong trào diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX

b. Nguyên nhân bùng nổ:

Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Bộ vô cùng khó khăn, một số bộ phận tiêu tán lên Yên Thế, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất.

Pháp bình định họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

c. So sánh:

Giống nhau: Tập hợp đông đảo nhân dân tham gia, nổ ra lẻ tẻ, thất bại, vũ khí thô sơ.

Khác nhau:

Cần Vương: Lãnh đạo vua Hàm Nghi, văn thân sĩ phu, tồn tại 10 năm, phong trào nổ ra theo chiếu Cần Vương.

Yên Thế: phong trào nông dân tự phát, lãnh đạo nông dân, thời gian tồn tại 30 năm.

Câu 4:

a. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước rơi vào tay Pháp, nhiều cuộc khỏi nghĩa nổ ra liên tiếp đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào, sự đàn áp bóc lột của Pháp đã thúc đẩy Bác ra đi tìm đường cứu nước.

b. Hoàn cảnh: đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Em có ý kiến gì về trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp?

Câu 2: Kể tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?

Câu 3: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

Câu 4: Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần A: Trắc nghiệm khách quan: 

Câu 1: Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành:

A. Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân.

B. Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

C. Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm.

D. Một quận là Châu Giao.

Câu 2: Năm 34, Tô Định được cử sang làm thái thú ở quận:

A. Quận Giao Chỉ.

B. Quận Cửu Chân.

C. Quận Nhật Nam.

D. Quận Hợp Phố.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm:

A. Mùa xuân năm 43.

B. Mùa xuân năm 42.

C. Mùa xuân năm 41.

D. Mùa xuân năm 40.

Câu 4. Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào tồn tại trong thời gian dài nhất?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 5. Khúc Thừa Dụ được nhà Đường công nhận làm Tiết độ xứ An Nam đô hộ vào năm nào?

A. Năm 905.

B. Năm 906.

C. Năm 907.

D. Năm 908.

Câu 6: Đầu thế kỉ X Nhà Nam hán mấy lần tấn công sang nước ta?

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Ba lần.

D. Bốn lần.

II. Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B sao cho đúng (1,5 điểm)

Thời gian (cột A)

Sự kiện (cột B)

Trả lời

1. Năm 542

a. Lý Bí lên ngôi hoàng đế.

1. nối với…..

2. Năm 544

b. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.

2. nối với…..

3. Năm 603

c. Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc.

3. nối với…..

4. Năm 917

d. Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Tống Bình.

4. nối với…..

5. Năm 930

e. Khúc Hạo mất Khúc Thừa Mỹ lên thay.

5. nối với…..

6. Năm 931

f . Quân Nam Hán sang nước ta.

6. nối với…..

Phần B: Tự luận 

Câu 1: Trình bày những thành tựu về văn hóa, kinh tế của Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Câu 2: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng? Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đông Bo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF