OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Cẩm Bình

23/04/2021 863.13 KB 320 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210423/820386387164_20210423_154325.pdf?r=8003
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 Trường THCS Cẩm Bình. Đề thi gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án hướng dẫn giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS CẨM BÌNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 7

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian:

A. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII.

Câu 2. Thời kì Lê sơ, quân dân Đại Việt kháng chiến chống sự xâm lược của:

A. Quân Mông – Nguyên.

B. Quân Xiêm.

C. Quân Thanh.

D. Quân Minh.

Câu 3. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân sự. Đó là đặc điểm tồ chức bộ máy chính quyền:

A. Thời Đinh - Tiền Lê.

B. Tiền Lê.

C. Thời Lê sơ.

D. Thời Lý - Trần.

Câu 4. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là:

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Việt.

C. Đại Ngu.

D. Việt Nam.

Câu 5. Vị vua được xem là anh minh nhất trong thời Lê sơ là:

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Thái Tông.

C. Lê Thánh Tông.

D. Lê Nhân Tông.

Câu 6. Luật Hồng Đức ra đời trong thời kì:

A. Thời Lý - Trần.

B. Thời Tiền Lê.

C. Thời nhà Hồ.

D. Thời Lê sơ.

Câu 7. Trong thời kì nào có chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Hà đê sứ?

A. Thời nhà Trần và thời Lê sơ.

B. Thời nhà Lý và thời Lê sơ.

C. Thời nhà Hồ và thời Lê sơ.

D. Thời nhà Lý - nhà Trần và thời nhà Hồ.

Câu 8. Số lượng nô tì ngày càng giảm dần, đó là một trong những đặc điểm xã hội:

A. Thời Lý - Trần.

C. Thời Đinh - Tiền Lê.

B. Thời nhà Hồ.

D. Thời Lê sơ.

Câu 9. Thời kì nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn? Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?

A. Thời nhà Lý.

B. Thời nhà Trần.

C. Thời nhà Hồ.

D. Thời Lê sơ.

Câu 10. Chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ:

A. Chiến thắng Bạch Đằng.

B. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

C. Chiến thắng Đống Đa.

D. Chiến thắng Ngọc Hồi.

Câu 11. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửa ca, Châu cơ thẳng thưởng, Chinh tây kỉ hành.... Tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán ), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm). Ông là:

A. Nguyễn Trãi

B. Lê Thánh Tông

C. Ngô Sĩ Liên

D. Lương Thế Vinh

Câu 12. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí linh sơn phủ, Dư địa chí... ông là:

A. Nguyễn Trãi

B. Lê Thánh Tông

C. Ngô Sĩ Liên

D. Lương Thế Vinh

Câu 13. Tình hình chính trị nước ta thế kỉ XVI có những biến động:

A. Nhà nước Lê sơ thịnh đạt.

B. Nhà nước Lê sơ được thành lập.

C. Nhà nước phong kiến Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập.

D. Nhà Mạc bước vào giai đoạn thối nát.

Câu 14. Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều diễn ra vào:

A. Thế kỉ XVI.

B. Thế kỉ XVII

C. Thế kỉ XVIII.

D. Thế kỉ XIX

Câu 15. Nước ta vào thế kỉ XVII đã diễn ra sự kiện:

A. Chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều.

B. Các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh chia cắt đất nước.

C. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

D. Tất cả cùng đúng.

Câu 16. Trước sự bùng nổ và lan rộng của khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ

XVIII, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn, chứng tỏ:

A. Sự nổi loạn cát cứ ở địa phương.

B. Sự lớn mạnh của nông dân.

C. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến.

D. Sự xâm lược của thế lực bên ngoài.

Câu 17. Triều đại Tây Sơn tồn tại trong khoảng thời gian:

A. 1778 đến 1802.

B. 1777 đến 1789.

C. 1779 đến 1800.

D. 1776 đến 1804.

Câu 18. Nguyễn Ánh đánh bại Vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?

A. Năm 1801

B. Năm 1802.

C. Năm 1803.

D. Năm 1804.

Câu 19. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các thế lực phong kiến đã xâm lược nước ta:

A. Quân Minh, Thanh.

B. Quân Tống, Thanh.

C. Quân Mông - Nguyên.

D. Quân Xiêm, Thanh.

Câu 20. Năm 1785, Nguyễn Huệ đã đánh bại quân Xiêm xâm lược với chiến thắng:

A. Chi Lăng - Xương Giang.

B. Tốt Động - Chúc Động

C. Rạch Gầm - Xoài Mút.

D. Ngọc Hồi - Hà Hồi.

Câu 21. Chiến thắng Đống Đa đã quyết định đến số phận của quân xâm lược:

A. Minh.

B. Thanh.

C. Xiêm.

D. Tống.

Câu 22. Sử quán triều Nguyễn có:

A. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục.

B. Đại Việt sử kỉ tiền biên, Đại Nam liệt truyện.

C. Đại Nam liệt truyện, Lịch triều hiến chương loại chí.

D. Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

Câu 23. Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là:

A. Lê Quý Đôn.

B. Nguyễn Hữu Trác.

C. Lương Thế Vinh.

D. Phan Huy Chú.

Câu 24. Vào nửa đầu thế kỉ XIX nền văn học nước nhà có một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm đó là:

A. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

B. Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

D. Bánh Trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Câu 25. Nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt đã phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao vào thời kì:

A. Thời nhà Đinh.

B. Thời Lê sơ.

C. Thời nhà Trần.

D. Thời Quang Trung.

Câu 26. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XII, nước Đại Việt gắn nền với triều đại:

A. Nhà Đinh.

B. Nhà Lý.

C. Nhà Trần.

D. Nhà Hồ.

Câu 27. Những thời kì nào trong lịch sử nước ta đã đánh bại kẻ thù xâm lược nhà Tống?

A. Thời nhà Lý.

B. Thời nhà Trần.

C. Thời Tiền Lê và Lý.

D. Thời Lê sơ và nhà Lý.

Câu 28. Trong lịch sử chống ngoại xâm từ thể kỉ X đến thế kỉ XVI, dân tộc ta phải đối mặt với kẻ thù nào lâu nhất?

A. Quân xâm lược Tống.

B. Quân xâm lược Mông – Nguyên.

C. Quân xâm lược nhà Minh.

D. Quân xâm lược nhà Thanh.

Câu 29. Chiến thắng nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ở thế kỉ XVIII?

A. Chiến thắng chống Tống của Lê Hoàn.

B. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của Lê Lợi - Nguyễn Trãi.

C. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Quang Trung.

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền .

Câu 30. Thời kì nào nước ta chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc?

A. Thời kì Tây Sơn.

B. Thời kì nhà Nguyễn.

C. Thời kì nhà Trần.

D. Thời kì nhà Lý.

Câu 31. Trong lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, Phật giáo phát triển thịnh đạt nhất dưới triều đại:

A. Tiền Lê.

B. Lê sơ.

C. Nhà Trần.

D. Nhà Lý.

Câu 32. Thời kì trong lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, vua đi cày tịch điền đầu tiên:

A. Thời kì Tiền Lê.

B. Thời kì nhà Trần.

C. Thời kì nhà Lý.

D. Thời kì Hậu Lê.

Câu 33. Đoạn viết dưới đây nói về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào? Do ai viết ?

"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muôn... ”

A. Chống xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi.

B. Chống xâm lược nhà Tống. Lý Thường Kiệt.

C. Chống xâm lược Mông - Nguyên. Trần Quốc Tuấn.

D. Chống xâm lược Mông - Nguyên. Trần Quang Khải.

Câu 34. Bộ Hoàng Triều luật lệ được ban hành dưới thời:

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Nguyễn.

D. Nhà Lê sơ.

Câu 35. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, các nhà nước phong kiến ở nước ta được xây dựng theo chế độ:

A. Dân chủ phong kiến.

B. Quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền.

C. Phong kiến phân quyền.

D. Phong kiến phân quyền.

Câu 36. Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời:

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Lê sơ.

D. Nhà Nguyễn.

Câu 37. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?

A. Thời kì nhà Đinh.

B. Thời kì nhà Ngô.

C. Thời kì nhà Lý.

D. Thời kì nhà Trần.

Câu 38. Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư vào thời:

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Hồ.

D. Nhà Nguyễn.

Câu 39. Điền trang là:

A. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu thời Trần do khai hoang mà có.

B. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu, địa chủ.

C. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu thời Lý.

D. Ruộng đất các chúa Nguyễn di dân khai hoang mà có.

Câu 40. Đại cồ Việt là tên nước ta thời kì:

A. Đinh - Tiền Lê.

B. Đinh - Tiền Lê và đầu thời Lý.

C. Tiền Lê - Lí và đầu thời Trần.

D. Lí - Trần.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1 - B

2 - D

3 - C

4 - B

5 – C

6 - D

7 - A

8 - D

9 - D

10 - B

11 - B

12 - A

13 - C

14 - A

15 - C

16 - C

17 - A

18 - B

19 - D

20 - C

21 - C

22 - C

23 - A

24 - A

25 - B

26 - B

27 - C

28 - B

29 - C

30 - B

31 - D

32 - C

33 - A

34 - C

35 - B

36 - C

37 - B

38 - D

39 - A

40 - B

 

ĐỀ SỐ 2

Cầu 1. Nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông:

"Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng".

Câu 2. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở điểm nào?

- Triều đình.

- Đơn vị hành chính.

- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại.

Câu 3. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có đặc điểm khác nhau?

Câu 4.  Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa gì?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?

Câu 2. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung?

Câu 3. Lập biểu bảng về chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại thời Nguyễn có những mặt tích cực, mặt hạn chế nào?

Chính sách

Mặt tích cực

Mặt hạn chế

Nông nghiệp:

- Khai hoang

- Chế độ quân điền

- Thuỷ lợi

   

Thủ công nghiệp

   

Thương nghiệp

   

Khai thác mỏ

 

 

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó?

Câu 2. Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học thế kỉ XV?

Câu 3. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kể hoạch đó?

Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

+ Tháng 9 - 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo quân:

+ Đạo quân thứ nhất tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.

+ Đạo quân thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo quân thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.

Nhận xét kế hoạch:

+ Đây là một kế hoạch được vạch rõ ràng, kĩ càng, hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp tế của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Câu 2. Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học thể kỉ XV?

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học thế kỉ XV:

- Ông đã sáng lập ra hội Tao đàn và làm chủ soái (cuối thế kỉ XV).

- Ông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ, nhiều tác phẩm có giá trị:

- Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cô súy, Cổ tâm bách vịnh...

→ khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán)

- Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

→ Các tác phẩm của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc

sâu sắc.

Câu 3. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý?

Kinh tế

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

Giống

- Nông nghiệp:

+ Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Chăm lo đắp đê phòng lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng

+ Cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công cổ truyền.

- Thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với người nước ngoài.

Khác

- Nông nghiệp:

+ Thời Lý tổ chức cày ruộng tịch điền.

+ Thời Trần: vua cho vương hầu, công chúa, phò mã lập điền trang.

- Thủ công nghiệp:

+ Thời Lý vua dạy cung nữ dệt gấm vóc.

- Nông nghiệp:

+ Đặt một số chức quan chuyên về nông nghiệp.

+ Có 25 vạn lính về quê cày ruộng sau chiến tranh.

+ Thực hiện phép quân điền.

- Thủ công nghiệp:

+ Có các làng thủ công, phường thủ công.

+ Các xưởng do nhà nước quản lí, gọi là cục bách tác.

- Thương nghiệp: khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.

→Thời Lê sơ, kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?

Câu 2. Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 3. Lập biểu bảng nêu tên các vị anh hùng dân tộc và chiến công của họ trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Triều đại

Tên các vị anh hùng

Chiến công

Ngô

   

Đinh

   

Tiền Lê

   

   

Trần

   

Hồ

   

Lê sơ

   

Tây Sơn

 


 

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Cẩm Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF