OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Hưng Đạo

03/01/2023 1.61 MB 219 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230103/837256895963_20230103_151040.pdf?r=8260
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Hưng Đạo được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi thi Học kì 1 lớp 9 sắp tới. Hi vọng với tài liệu dưới đây giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: VẬT LÍ 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm:

*  Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Môi trường nào sau đây có từ trường?

A. Xung quanh vật nhiễm điện

B. Xung quanh viên pin

C. Xung quanh thanh nam châm

D. Xung quanh một dây đồng

Câu 2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc nối tiếp  có điện trở tương đương là

A. R1- R2         

B. \(\frac{{{R_1} + {R_2}}}{2}\) 

C. R1+R2

D. \(\frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)    

Câu 3. Chiều của đường sức từ của ống dây dẫn có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A.Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn

B.Chiều của lực từ

C.Chiều chuyển động của dây dẫn

D.Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 4:  Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực

B. Hai cực

C. Ba cực

D. Bốn cực

Câu 5: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cục nam châm vĩnh cửu.

B. Điện tích thử.

C. Kim nam châm.

D. Điện tích đứng yên.

Câu 6. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?  

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.  

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau. 

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 7. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?  

A. Quy tắc bàn tay phải.

B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải.

D. Quy tắc nắm tay trái.

Câu 8. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện.

B. các đường sức từ.

C. cường độ điện trường.

D. cảm ứng từ.

Câu 9. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 5Ω mắc nối tiếp nhau là:

A. 8Ω 

B. 4Ω

C. 9Ω

D. 2Ω

Câu 10: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.

D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 11. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. tăng gấp 3 lần.

C. giảm đi 3 lần.

B. tăng gấp 9 lần.

D. không thay đổi.

Câu 12. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn

A. càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ

B. càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ

C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn

D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

II. Tự luận:

Câu 13. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Lenxo ? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức ?

Câu 14. Trên  một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W. Khi chúng hoạt động bình thường.

a) Tính điện trở  của bóng đèn?

b) Tính điện năng tiêu thụ và tiền điện phải trả khi sử dụng  dụng cụ trên trong 20 giờ, biết giá 1kWh là 1500 đồng.

Câu 15. Tính diện trở của sợi dây dẫn bằng nikêin dài 8m có tiết diện 1mm2 . Biết điện trở suất của nikêin là 0,40.10-6 .

Câu 16. Đường sức  từ có chiều đi vào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm? Hãy dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ của thanh nam vào hình vẽ bên. 

ĐÁP ÁN

I.Trắc nghiệm khách quan

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

A

B

C

B

C

B

A

A

B

A

II. Tự luận:

Câu 13:

- Định luật Jun-Lenxo: Nhiệt lượng tỏa ra trên một đoạn dây dẫn tỉ lệ điện trở của dây dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.

- Biểu thức: Q= I2Rt

- Trong đó: I là cường độ dòng điện(A); R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω); t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đo bằng giây(s)

Câu 14:

- Ghi tóm tắt:

-  tóm tắt: Uđm =220V ;Pđm =100W U= 220V, t=20h ; T1 =1500 đồng.

Tính a)  R=?

   b)  A =?; T= ? đồng,

a) Khi đèn  hoạt động bình thường thì U = Uđm =220V

=> P = Pđm =100W   

 P = \(\frac{{{U^2}}}{R}\)  => R \(= \frac{{{U^2}}}{P}\)

 => Rđèn  = 484 (Ω )

b) Tính điện năng tiêu thụ:  A = P . t =  0,1 .20 = 2(kW.h)   

 =>  Số tiền điện phải trả là : T = 1500 . 2 = 3000 (đồng)

Câu 16:

Dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ của thanh nam

Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ  9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO - ĐỀ 02

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Nam châm điện không được sử dụng trong thiết bị nào dưới đây?

A. Loa điện                 B. Rơ le điện từ          C. Chuông báo động               D. Rơ le nhiệt

Câu 2: Công thức nào sau đây không  áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

A. I = I1+ I2

B. R = R1+ R2

C. \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

D. U= U1=U2.

Câu 3: Có 3 điện trở R1 = 3Ω, R2=R3=6Ω  mắc như sau: R1 nối tiếp(R2 ¤ ¤ R3). Điện trở tương đương  của ba điện trở này là:

A.1,5 Ω

B.3,6 Ω

C.6 Ω

D.15 Ω

Câu 4: Cho một đường sức từ có chiều như hình vẽ và một nam châm thử đặt ngay tại một điểm trên đường sức từ. Hình vẽ nào dưới đây là đúng:

II.  Phần tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần bài tập tự luận các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

B

C

A

II. Phần tự luận:

Câu 5:

a.

- Nội dung: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

- Hệ thức: Q = I2.R.t

- Giải thích:

+ Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị là Jun (J);

+ I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là ampe (A); 

+ R là điện trở của dây dẫn, đơn vị Ôm (Ω);

+ t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là giây (s).

b.

R = R1 + R2 = \(\frac{U}{I}\) = 40

R = \(\frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\) = \(\frac{U}{{I'}}\) =7,5

Giải hệ pt theo R1; R2  ta được:  R1 = 30 ; R2 = 10

                                         Hoặc  R1 = 10 ; R2 = 30

Câu 6:

a.

- Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như bàn là, bếp điện thì điện năng làm cho các thiết bị này nóng lên. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng

- Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như động cơ điện, quạt điện, thì điện năng làm cho các thiết bị này hoạt động. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hóa thành cơ năng.

b. Vì la bàn là kim nam châm, nếu vỏ của la bàn làm bằng sắt thì kim la bàn sẽ tương tác với vỏ và hướng chỉ của nó không còn chính xác nữa.

Câu 7:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

\(R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{40.60}}{{100}} = 24\Omega \)

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính là

\({I_1} = \frac{U}{{{R_1}}} = \frac{{36}}{{40}} = 0,9(A)\)

\({I_2} = \frac{U}{{{R_2}}} = \frac{{36}}{{60}} = 0,6(A)\)

I = I1 + I2 = 0,9 + 0,6 = 1.5 (A)        

c. Công thức tiêu thụ của toàn mạch

P = U.I = 36.1,5 = 54 (w)                                                 

d.  Điện trở bóng đèn là:

\({R_d} = \frac{{U_{dm}^2}}{P} = \frac{{{{12}^2}}}{{24}} = 6\Omega \)      

Điện trở tương đương toàn mạch là:

R’ = R + Rđ = 24 + 6 = 30Ω

Cường độ dòng điện qua tòan mạch lúc này là:

\(I' = \frac{U}{{R'}} = \frac{{36}}{{30}} = 1,2(A)\)

Vì đoạn mạch mắc nối tiếp nên Iđ = I’ = 1,2A                      

Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:                                

Uđ = Iđ. Rđ = 1,2 . 6 = 7,2 (V)            

Uđ  < Uđm => đèn sáng yếu

Câu 8:

a.

- Nội dung : Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho 4 ngốn tay theo hướng chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

- Qui tắc này dùng để xác định một trong hai yếu tố (khi biết  yếu tố còn lại):

+ Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây;

+ Chiều dòng điện chạy qua các vòng dây

b.

(1): Chiều lực điện từ đi từ phải sang trái      

(2): Chiều dòng điện đi từ sau ra trước trang giấy

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ  9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO - ĐỀ 03

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp là:

A. \(\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

B. \(\frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

C. \(\frac{{{R_1} + {R_2}}}{{{R_1}.{R_2}}}\)

D. R1 + R2

Câu 2. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế

B. Dùng vôn kế

C. Dùng áp kế

D. Dùng kim nam châm có trục quay

Câu 3. Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất là ρ thì có điện trở R tính bằng công thức:

A. \(R = \rho .\frac{l}{s}\)

B. \(R = \rho .\frac{s}{l}\)

C. \(R = \rho .l.s\)

D. \(R = s.\frac{l}{\rho }\)

Câu 4. Khi quạt điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành :

A. Cơ năng

B. Động năng     

C. Quang năng

D. Cơ năng và nhiệt năng

Câu 5. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của công suất điện?

A. J

B. kW.h

C. W.s

D. W

Câu 6. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 15 và R2= 10  mắc song song, điện trở tương đương của đoạn mạch là:

A. R = 6

B. R = 25

C.R = 8

D. R =  10  

Câu 7. Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:

A. Cùng cực thì đẩy nhau

B. Đẩy nhau hoặc hút nhau      

C. Khác cực thì đẩy nhau

D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 8. Trong quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra 900, chỉ chiều của ?

A. Lực điện từ

B. Đường sức từ                 

C. Dòng điện

D. Của nam châm

Câu 9. Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm

B. Xung quanh dòng điện

C. Xung quanh điện tích đứng yên

D. Xung quanh Trái Đất

Câu 10. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn

B. lực từ

C. lực điện

D. lực điện từ

Câu 11. Rơle điện từ có tác dụng gì?

A. Tự động đóng ngắt mạch điện.

B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.

C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện.

D. Đóng mạch điện cho nam châm điện.

Câu 12. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.        

C. Công suất điện mà gia đình sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.

PHẦN II. TỰ LUẬN

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần bài tập tự luận các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN

PHN I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

D

A

D

D

A

B

A

C

B

B

B

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 13.

a, phát biểu đúng quy tắc

b, Đầu B là cực bắc

   Đầu A là cực Nam

c, Chiều dòng điện đi từ B sang A

Câu 14.

a, Nhiệt lượng tỏa ra trong 1s:

Q1= I2Rt = 2,52.80.1 = 500 (J)                              

b, Vì hiệu suất của bếp là 80% nên nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi chất lỏng trong 20 phút là:

\(\begin{array}{l}
H = \frac{{{Q_2}}}{Q} = 80\% \\
 \Rightarrow {Q_2} = Q.80\%  = 500.1200.\frac{{80}}{{100}} = 480\,000(J)
\end{array}\)

c, Theo phần b ta có:

Q2= m.c.(t20 - t10) = 1,5.c.(100 - 20) = 480000(J)

- Nhiệt dung riêng của chất lỏng là:

\(c = \frac{{{Q_2}}}{{m.(t_2^0 - t_1^0)}} = \frac{{480000}}{{1,5.(105 - 25)}} = 4000(J/kg.K)\)

Câu 15.

- Hình 1: Lực từ hướng xuống

- Hình 2 : Lực từ hướng từ phỉ sang trái

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ  9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO - ĐỀ 04

I/ TRẮC NGHIỆM  KHÁCH QUAN:

Câu 1. Khi đặt một một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào d­ưới đây biểu thị định luật Ôm

A. \(I = \frac{U}{R}\)

B. \(R = \frac{U}{I}\)

D. \(I = \frac{R}{U}\)

C. \(U = \frac{I}{R}\)

Câu 2. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở :

A. Ôm ( W)

B. Oát (W)

C. Ampe (A)

D. Vôn (V)

Câu 3. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:

 A. Vật liệu làm dây dẫn.

B. Chiều dài của dây dẫn.

C. Tiết diện của dây dẫn.

D. Khối lượng của dây dẫn.

Câu 4. Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P . Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây

A. \(A = \frac{{Pt}}{R}\)

B. A = RIt 

C. \(A = \frac{{{P^2}}}{R}\)

D.  A = UIt

Câu 5. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu đây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp hai lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có có điện trở lớn gấp mấy lần so với dây thứ hai:

A. 8 lần.

B. 10 lần.

C. 4 lần.

D. 16 lần.

Câu 6. Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220V – 100W, trên bóng đèn Đ2 có ghi 220V – 25W . Khi đèn sáng bình thường điện trở tương đương  R1 và R2 của dây tóc các bóng đèn này có mối quan hệ nào dưới đây:

A.R1 = 4R2

B. 4R1 = R2

C. R1 = 16R2

D. 16R1 = R2

Câu 7. Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu ? 

A.18 A

B. 3 A

C. 2 A

D. 0,5 A

Câu 8. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ thay đổi như thế nào?

A.Giảm  đi 2 lần.

B.Giảm  đi 4 lần.

C.Giảm  đi 8 lần.

D.Giảm  đi 16 lần.

II/ TỰ LUẬN:

Câu 9: Phát biểu nội dung định luật Jun-Len xơ. Viết hệ thức của định luật và nêu rõ ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.

Câu 10:

Cho hai bóng đèn loại 24V – 0,8A và 24V – 1,2A

a) Số liệu trên cho biết điều gì?

b) Mắc nối tiếp hai bóng đèn nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 24V. Vẽ sơ đồ mạch điện và tính cường độ dòng điện chạy qua hai đèn. Nêu nhận xét về độ sáng của mỗi đèn. Để chúng sáng bình thường thì phải mắc chúng như thế nào và sử dụng hiệu điện thế là bao nhiêu?

c) Tính điện năng tiêu thụ và tiền điện phải trả của hai bóng đèn trong thời gian một tháng (30 ngày). Biết hai bóng dùng 3h trong ngày và giá điên là 700đồng / 1kwh.

ĐÁP ÁN

I/ TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

D

D

C

B

D

C

II. TỰ LUẬN:

---(Còn tiếp)--- 

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ  9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO - ĐỀ 05

A. TRẮC NGHIỆM:

Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài:

Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:

A. Có khi tăng, có khi giảm khi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn tăng.

B. Giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng.

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

D. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

Câu 2. Đơn vị đo điện trở là:

A. Ôm (Ω).                  B. Oát (W).                 C. Ampe (A).              D. Vôn (V).

Câu 3. Công thức nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa công và công suất:

A. P = A.t.                  B. A = P .t.                  C. P = A + t.               D. t = P.A.

Câu 4. Một nam châm điện gồm:

A. Cuộn dây không có lõi.

B. Cuộn dây có lõi là một thanh thép.

C. Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.

D. Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm.

Câu 5. Vật nào dưới đây sẽ trở thành nam châm vĩnh cửu khi được đặt trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua ?

A. Thanh nhôm.

B. Thanh đồng.

C. Thanh sắt non.

D. Thanh thép.

Câu 6. Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu ?

A. Rơle điện từ.

B. Loa điện.

C. La bàn.

D. Loa điện và La bàn.

B. TỰ LUẬN:

Câu 7. Người ta mắc nối tiếp hai điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω vào hai điểm AB có hiệu điện thế UAB=4,8V. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua 2 điện trở ?

Câu 8. Một cuộn dây điện trở có trị số là 10Ω được cuốn bằng dây Nikêlin có tiết diện là 0,1mm2 và có điện trở suất là 0,4.10 - 6Ωm. Tính chiều dài của dây Nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này ?

Câu 9. Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu điện trở 20Ω trong thời gian 2 phút. Tính nhiệt lượng toả ra trên điện trở đó ?

Câu 10. Quan sát vỏ của một biến trở thấy có ghi 47Ω - 0,5A.

a, Con số 47Ω - 0,5A cho biết điều gì?

b, Dùng biến trở này làm điện trở thì có thể đặt vào hai đầu biến trở hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

A

B

C

D

A

PHẦN B: TỰ LUẬN

---(Còn tiếp)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Hưng Đạo. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF