Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 rèn luyện và ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Đoàn Thị Điểm bao gồm các câu hỏi ôn tập và đáp án hướng dẫn chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt được kết quả học tập tốt!
1. ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Ngưỡng âm thanh làm đau tai là:
A. 120dB
B. 130dB
C. 70dB
D. 60dB
Câu 2: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
A. Li, Si, Ne
B. Mg, P, Ar
C. K, Fe, Ag
D. B, Al, In
Câu 3: Một xe máy chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Thời gian để xe máy đi từ Hà Nội tới Sơn Tây? Biết khoảng cách từ Hà Nội tới Sơn Tây là 45km.
A. 90 phút
B. 45 phút
C. 54 phút
D. 0,45 giờ
Câu 4: Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
A. Màng loa trong điện thoại.
B. Bạn Hà.
C. Màn hình của điện thoại.
D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.
Câu 5: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?
A. Khuếch tán
B. Thẩm thấu
C. Bán thấm
D. Đối lưu
II. Tự luận
Câu 1 Trình bày những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp.
Câu 2
a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28.
Câu 3
a) Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.
b) Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu?
---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm
1. B |
2. B |
3. C |
4. A |
5. A |
6. C |
7. D |
8. D |
9. A |
10. D |
11. B |
12. A |
13. A |
14. C |
15. A |
16. D |
Câu 1
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
Bên ngoài:
- Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
- Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
Bên trong:
- Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên của lá.
- Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ (con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp) và mạch rây (con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá).
Câu 2
a) Oxygen có hóa trị II.
Gọi công thức tổng quát của hợp chất là: SxOy (x, y là số dương)
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
x . IV = y . II
=> x/y = 2/4 = ½
=> Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si (IV) và O là: SiO2.
b) Công thức tính % nguyên tố trong hợp chất:
\(\% A = \frac{{KLNT(A).x}}{{KLPT(A.x + B.y)}}.100\% \)
=> % khối lượng Si trong hợp chất SiO2 là: %Si = 46,67%.
=> % khối lượng O trong hợp chất SiO2 là: %O = 53,33%
2. ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nguyên tố hóa học nào sau đây không thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?
A. Magnesium
B. Calcium
C. Caesium
D. Beryllium
Câu 2: Nguyên tố có kí hiệu hóa học K là:
A. Sodium
B. Copper
C. Potassium
D. Lithium
Câu 3: Trong quá trình quang hợp, sự chuyển hóa năng lượng được diễn ra:
A. thế năng => động năng.
B. quang năng => hóa năng
C. quang năng => động năng.
D. thế năng => hóa năng.
Câu 4: Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là:
A. Phản xạ.
B. Phản xạ gương.
C. Phản xạ ánh sáng.
D. Phản xạ khuếch tán.
Câu 5: Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là:
A. 44 amu
B. 28 amu
C. 40 amu
D. 20 amu
II. Tự luận
Câu 1: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố chlorine?
b) Nguyên tố chlorine ngày nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Câu 2 Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.
Câu 3 Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6. Hãy cho biết:
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?
b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong một phân tử glucose bằng bao nhiêu?
c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?
---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
1. C |
2. C |
3. B |
4. D |
5. A |
6. D |
7. B |
8. D |
9. B |
10. A |
11. D |
12. C |
13. D |
14. C |
15. C |
16. C |
Câu 1
a) Ô nguyên tử chlorine cho biết các thông tin:
+ Số hiệu nguyên tử: 17
+ Kí hiệu hóa học: Cl
+ Tên nguyên tố: Chlorine
+ Khối lượng nguyên tử: 35,5
b) Phân tích: 17 = 2 + 8 + 7
=> Nguyên tố chlorine nằm ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2
3. ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen
B. Helium
C. Nitrogen
D. Sodium
Câu 2: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố K trong phân bón KNO3 là:
A. 38,6%
B. 47,5%
C. 13,9%
D. 27,8%
Câu 3: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?
A. 70,5 km/h.
B. 72,3 km/h.
C. 74,5 km/h.
D. 75,6 km/h.
Câu 4: Hàm lượng khi carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là:
A. 0,01%
B. 0,03%
C. 0,008%
D. 0,008 – 0,01%
Câu 5: Hóa trị của aluminium tron hợp chất Al2O3 là
A. I
B. II
C. III
D. IV
II. Tự luận
Câu 1: Phân tử calcium carbonate có cấu tạo từ các nguyên tố calcium, carbon và oxygen. Biết khối lượng phân tử calcium carbonate là 100 amu, nguyên tố calcium và carbon lần lượt chiếm 40% và 12% khối lượng phân tử. Hãy xác định công thức hóa học của calcium carbonate.
Câu 2:
a) Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?
b) Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào?
Câu 3:
a) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật
b) Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?
---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm
1. B |
2. A |
3. D |
4. B |
5. C |
6. C |
7. A |
8. B |
9. D |
10. A |
11. C |
12. D |
13. B |
14. A |
15. C |
16. C |
Câu 1:
Ta có:
%O = 100% - %Ca - %C = 100% - 40% - 12% = 48%.
Đặt công thức hóa học của hợp chất của dạng: CaxCyOz.
\(\begin{array}{l} \% Ca = \frac{{40.x}}{{100}}.100\% = 40\% = > x = 1\\ \% C = \frac{{12.y}}{{100}}.100\% = 12\% = > y = 1\\ \% O = \frac{{16.z}}{{100}}.100\% = 48\% = > z = 3 \end{array}\)
Vậy công thức hóa học của calcium carbonate là CaCO3.
Câu 2:
a) Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:
\(t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{14,25 + 14,15 + 14,35}}{3} = 14,25(s)\)
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là: v = s/t = 100/14,25 ≈ 7,02 (m/s)
b) Theo đề bài ta có: i + i ' = 900
Mà i = i ' nên 2i = 900 ⇒ i = 900 / 2 = 450
4. ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine
B. Oxygen
C. Helium
D. Iodine
Câu 2: Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Câu 3: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Hydrogen.
B. Oxygen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
Câu 4: Loài thực vật nào sau đây được xếp vào nhóm cây ưa bóng?
A. Cây lá lốt
B. Cây phi lao
C. Cây xương rồng
D. Cây phượng.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
II. Tự luận
Câu 1: Hợp chất X có công thức FexOy, trong đó O chiếm 30% theo khối lượng. Biết khối lượng phân tử X là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất X.
Câu 2: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Câu 3:
a) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường?
b) Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm
1. D |
2. A |
3. D |
4. A |
5. D |
6. C |
7. B |
8. B |
9. C |
10. B |
11. B |
12. D |
13. B |
14. B |
15. D |
16. C |
Câu 1
%Fe = 100% - %O = 100% - 30% = 70%.
Đặt công thức hóa học của X là FexOy.
Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử X là: 112 (amu)
Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử X là: 160 – 112 = 48 (amu)
56 × x = 112 (amu) => x = 2.
16 × y = 48 (amu) => y = 3.
Vậy công thức hóa học của X là: Fe2O3.
Câu 2: Khí khổng là cơ quan trao đổi khí ở thực vật. Khí khổng thường tập trung ở mặt dưới của lá. Khí khổng thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.
Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng và thành trong dày. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước.
5. ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?
A. O, S, Se
B. N, O, F
C. Na, Mg, K
D. Ne, Na, Mg
Câu 2: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị:
A. 15o
B. 30o
C. 45o
D. 60o
Câu 3: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình
A. phân giải.
B. tổng hợp.
C. đào thải.
D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 4: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn song ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
B. Do không khí bên trên bề mặt nước không dao động.
C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Câu 5: Nhà Quang cách nhà Nam 210m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là:
A. 4,8 km/h
B. 1,19 m/s
C. 4,8 m/phút
D. 1,4 m/s
II. Tự luận
Câu 1: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao.
Câu 2: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới đây.
a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC, CD.
b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất?
---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm
1. A |
2. B |
3. A |
4. D |
5. D |
6. C |
7. D |
8. C |
9. B |
10. A |
11. A |
12. C |
13. C |
14. D |
15. A |
16. B |
Câu 1: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình vì: Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ. Mà quá trình hô hấp tế bào là quá trình giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt năng. Chính nhiệt năng được thải ra trong quá trình hô hấp tế bào của hạt đang nảy mầm là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trong bình.
Câu 2:
Tốc tốc độ của vật trên đoạn OA
\({v_A} = \frac{{1,5}}{{10}} = 0,15km/ph\)
Tốc tốc độ của vật trên đoạn AB
vB = 0
Tốc tốc độ của vật trên đoạn BC
\({v_C} = \frac{{4 - 1,5}}{{10}} = 0,25km/ph\)
Tốc tốc độ của vật trên đoạn CD
vD = 0
b) Ta thấy vC > vA > vB = vD
Vậy giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2022-2023
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Lê Hồng Phong
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm