Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST năm 2022-2023 được HOC247 biên soạn chi tiết nhằm phục vụ cho các em học sinh trong quá trình ôn thi môn Khoa học tự nhiên 6 CTST. Nội dung tài liệu gồm tóm tắt các kiến thức trọng tâm và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức đã học sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng và chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái quát khoa học tự nhiên
1.1.1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- Khái niệm khoa học tự nhiên
- Vai trò của khoa học tự nhiên
1.1.2. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
+ Vật lí học
+ Hoá học
+ Sinh học hay sinh vật học
+ Khoa học Trái Đất
+ Thiên văn học
- Vật sống và vật không sống
+ Vật sống có biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
+ Vật không sống là vật không có biểu hiện sống.
1.1.3. Quy định an toàn khi thực hành và một số dụng cụ đo
- Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
- Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
- Giới thiệu một số dụng cụ đo
- Kính lúp và kính hiển vi quang học
1.2. Các phép đo
1.2.1. Đo chiều dài
- Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
+ Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.
+ Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước.
- Thực hành đo chiều dài
Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện 5 bước
1.2.2. Đo khối lượng
- Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
+ Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
+ Để đo khối lượng người ta dùng cân.
- Thực hành đo khối lượng
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện 5 bước
1.2.3. Đo thời gian
- Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
+ Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.
+ Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ.
- Thực hành đo thời gian
Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện 5 bước
1.2.4. Đo nhiệt độ
- Nhiệt độ và nhiệt kế
- Các thang nhiệt độ
- Thực hành đo nhiệt độ
Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện 5 bước
1.3. Các thể của chất
- Sự đa dạng của chất
+ Những gì tồn tại xung quanh chúng ta gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể và mỗi vật thể có thể được tạo nên từ nhiều chất khác nhau.
+ Có các loại vật thể sau: Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh (vật sống), vật vô sinh (vật không sống).
- Các thể cơ bản của chất: Chất tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí (hơi).
- Tính chất của chất
+ Tính chất vật lí
+ Tính chất hóa học
- Sự chuyển thể của chất
+ Trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác như: sự nóng chảy, bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và sự sôi
1.4. Oxygen và không khí
- Oxygen
+ Một số tính chất của oxygen
+ Tầm quan trọng của oxygen
- Không khí và các biện pháp bảo vệ không khí
+ Thành phần không khí
+ Vai trò của không khí trong tự nhiên
+ Ô nhiễm không khí
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
1.5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng
- Một số vật liệu thông dụng
+ Vật liệu: là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
+ Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...
+ Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng.
+ Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
- Nhiên liệu và an ninh năng lượng
+ Một số nhiên liệu thông dụng như: gas, xăng, dầu, ....
+ Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt.
+ Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
+ Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững - an ninh năng lượng
- Một số nguyên liệu
+ Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm.
+ Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn,...
+ Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Một số lương thực - thực phẩm
+ Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (chất đạm), lipit (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, …) và các khoáng chất.
+ Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),...mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
1.6. Chất tinh khiết, hỗn hợp. Phương pháp tách chất
- Chất tinh khiết – hỗn hợp
+ Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất.
+ Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. + Hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất
+ Chất rắn tan và không tan trong nước
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
+ Chất khí tan trong nước
+ Dung dịch – dung môi – chất tan
+ Huyền phù
+ Nhũ tương
+ Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương
- Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
+ Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
+ Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hồn hợp lỏng không đồng nhất
+ Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng
1.7. Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống
- Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.
- Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là:
+ Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
+ Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
+ Nhân tế bào/ vùng nhân: là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.
- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.
1.8. Từ tế bào đến cơ thể
1.8.1. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Cơ thể đơn bào |
Cơ thể đa bào |
Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. |
Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. |
1.8.2. Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
Tế bào --> mô --> cơ quan --> cơ thể
- Từ tế bào đến mô
+ Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.
+ Ví dụ: mô thần kinh, mô giậu,....
- Từ mô đến cơ quan
+ Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
+ Ví dụ: lá, dạ dày,....
- Từ cơ quan đến cơ thể
+ Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. Ví dụ như: hệ chồi, hệ thần kinh,....
+ Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống. Ví dụ như: con chó, con mèo,...
1.9. Đa dạng của thế giới sống
1.9.1. Phân loại thế giới sống
- Các bậc phân loại sinh vật: thứ tự sắp xếp các bậc phân loại từ thấp đến cao
- Các giới sinh vật: sinh vật được chia thành 5 giới là: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
- Khóa lưỡng phân
+Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng
thành hai nhóm.
+Cách xây dựng khóa lưỡng phân: xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.
1.9.2. Virus
- Cách xây dựng khóa lưỡng phân xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.
- Virus có 3 hình dạng chính là:
+Dạng xoắn (virus khảm thuốc lá, virus dại...)
+ Dạng hình khối (virus cúm, virus viêm kết mạc...)
+ Dạng hỗn hợp (phage)
- Virus vừa có lợi vừa có hại
+Có lợi như: sản xuất các chế phẩm sinh học (thuốc kháng sinh, vaccine,...),....
+Có hại như: gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây hại cho con người và các loài sinh vật khác
1.9.3. Vi khuẩn
- Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi.
- Đa số vi khuẩn có hình que, hình cầu, hình xoắn, hình dấu phẩy...
- Vi khuẩn có cấu tạo bởi các thành phần chính là: thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Một số vi khuẩn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển.
- Vi khuẩn vừa có lợi vừa có hại
+ Có lợi như: Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm sạch môi trường,...
+ Có hại như: Vi khuẩn gây bệnh cho con người, động thực vật, ...
2. Bài tập
Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Tìm hiểu về biến chủng covid
B. Sản xuất phân bón hóa học
C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là:
A. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.
B. Giá trị nhỏ nhất trên thước.
C. Giá trị cuối cùng trên thước.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 3: Chất ở thể khí không có tính chất nào sau đây?
A. Không có hình dạng nhất định.
B. Chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó.
C. Chỉ nhìn thấy khi có màu.
D. Có thể nhìn thấy được và có hình dạng nhất định.
Câu 4: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng:
A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 6: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Mía.
B. Lúa mạch.
C. Ngô.
D. Lúa.
Câu 7: Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 8: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. vật liệu.
B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu.
D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 9: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. tính chất của chất.
B. thể của chất.
C mùi vị của chất.
D. số chất tạo nên.
Câu 10: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
A. Lọc.
B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết.
D. Cô cạn.
ĐÁP ÁN
1. B |
2. A |
3. D |
4. C |
5. A |
6. A |
7. C |
8. B |
9. D |
10. A |
11. C |
12. C |
13. B |
14. A |
15. A |
16. B |
17. D |
18. C |
19. D |
20. B |
21. B |
22. A |
23. D |
24. D |
25. C |
26. D |
27. A |
28. D |
29. A |
30.C |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST năm 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 6 CTST năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 CTST năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm