OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Sương Nguyệt Anh

11/03/2023 359.45 KB 242 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230311/677842572718_20230311_233009.pdf?r=7172
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Sương Nguyệt Anh. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập Ngữ văn 9 và ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THCS SƯƠNG NGUYỆT ANH

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (3đ)

Câu 1. Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” trong câu thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mà người cha nói với con trong bài thơ “Nói với con” là:

A. Dễ thương, giàu tình cảm

B. Hồn nhiên, mạnh mẽ

C. Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

D. Bản lĩnh, bền bỉ

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là:

A. So sánh và nhân hóa

B. Ẩn dụ và nhân hóa

C. Hoán dụ và so sánh

D. Hoán dụ và ẩn dụ

Câu 3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là gì?

A. Cuộc sống đầy đủ của đứa con

B. Cuộc sống lam lũ nhưng thanh bình ở làng quê

C. Tấm lòng của người mẹ và ý nghĩa của những lời hát ru

D. Tình cảm và phẩm chất cao quý của người mẹ

Câu 4. Hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ Sang thu có ý nghĩa biểu tượng nào?

A. Hình ảnh hàng cây già đi theo năm tháng

B. Hàng cây qua bao mùa thay lá

C. Con người từng trải đã đi qua nhiều giông bão của cuộc đời nay trở nên vững chãi, chín chắn.

D. Hàng cây thẳng đứng

---(Để xem tiếp câu hỏi của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (4đ)

“Ta làm con chim hót”

a. Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo.

b. Nêu cảm nhận của em về ước nguyện sống cao đẹp của tác giả trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Trong bài thơ Nói với con, người cha nhắc nhở người con về những đức tính cao đẹp nào của “người đồng mình”. Nêu cảm nhận của em về 4 câu cuối bài thơ: (6đ)

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a. Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

b. Nêu cảm nhận của em về ước nguyện sống cao đẹp của tác giả trong đoạn thơ trên.

HS nêu được các ý cơ bản sau:

- 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc.

- Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” nghệ thuật lặp “Ta làm” thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi

- Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng.

Câu 2.

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

+ Dễ thương, giàu tình cảm.

+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.

+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.

+ Bản lĩnh, bền bỉ

---(Để xem tiếp đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (4đ)

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào?

b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ nào?

c. Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2. Chứng minh rằng: “Sang thu thể hiện cảm xúc tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu”. (6đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ mùa xuân nho nhỏ.

c. Cảm nhận về đoạn thơ trên

- Tình cảm của tác giả khi đứng giữa lăng Bác mà nghĩ đến cảnh ngày mai phải xa lìa mà bịn rịn, trào dâng niềm xúc động khôn nguôi “thương trào nước mắt”.

- Lời nói tha thiết, chân thành, nỗi đau thương không nói thành lời.

- Ước nguyện thành kính, tự nguyện của tác giả qua điệp từ “muốn làm”. Tác giả mong muốn hóa thân thành những vật xung quanh để quây quần bên Người, giữ cho Người giấc ngủ yên bình giữa dòng đời biến động: “con chim”, “đóa hoa” , “cây tre”. Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài là phẩm chất bao đời của con dân nước Việt.

- Lời thơ mang cảm xúc chân thành, ước muốn giản dị.

Câu 2.

Chứng minh rằng: “Sang thu thể hiện cảm xúc tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu”

- Khổ thơ 1; 2: Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu

+ Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước.

+ Hương ổi phả vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ..là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!

+ Phả: động từ diễn tả sự chủ động tác động của mùa thu vào cảnh vật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Câu 2. Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. (6đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

HS viết được một đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ trên, về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

- Đoạn thơ là sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng, ca ngợi tình mẹ, lòng mẹ thương con.

- Hình ảnh người mẹ được hình tượng hóa trong hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao để nói lên sự gắn bó máu thịt, sự quan tâm dìu dắt suốt đời của mẹ dành cho con cái, dù cho ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, âm hưởng lời ru ngọt ngào, triết lí sâu xa.

Câu 2.

Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

- Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (4đ) Suy nghĩ của em về hành động và cử chỉ của nhân vật Nhĩ ở đoạn kết truyện trong đoạn trích Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Câu 2. (6đ) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

- Vẻ mặt, hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện có vẻ rất khác thường: “Anh cố thu nhặt chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài nào đó”.

→ Hành động nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

→ Thức tỉnh mọi người vượt qua những thứ “chùng chình” “vòng vèo” của cuộc đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn gần gũi và bền vững.

Câu 2.

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.

- Là nhân vật chính của truyện, một nữ thanh niên xung phong đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.

- Hoàn cảnh, công việc của Phương Định:

+ Là cô thanh niên xung phong sống trên cao điểm giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù.

+ Công việc của tổ trinh sát mặt đường là: “Đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.

→ công việc nguy hiểm nhưng càng ngời sáng sự dũng cảm của cô.

- Tính cách: trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên đầy trẻ thơ

+ Là cô gái Hà Nội vào chiến trường. Dù trong khói lửa chiến tranh vẫn luôn đầy ắp những kỉ niệm về Hà Nội và gia đình.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Sương Nguyệt Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF