OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 Trường THCS Khai Trí

20/03/2021 98.78 KB 587 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210320/64703673295_20210320_163101.pdf?r=1530
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 Trường THCS Khai Trí đã được Hoc247 biên soạn dưới đây. Tài liệu giới thiệu đến các em các dạng đề thi giữa học kì 2 môn GDCD khác nhau. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. 

 

 
 

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN GDCD LỚP 7 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS KHAI TRÍ

1. Đề số 1

I. Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: (1 điểm)

Trong các hành vi sau đây, hành vi nào bảo vệ quyền trẻ em?

a) Cung phụng cho con thật nhiều tiền để không thua kém bạn bè.

b) Người lớn có quyền buộc trẻ em phải làm bất cứ việc gì mà mình yêu cầu.

c) Cha mẹ có quyền cho hoặc không cho con của mình đi học.

d) Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

Câu 2: (1 điểm)

Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

a) Nhã nhạc cung đình Huế.                     b) Thánh địa Mỹ Sơn.

c) Cao nguyên đá Đồng văn.                    d) Cố đô Huế.

Câu 3: (1 điểm)

UBND xã (phường, thị trấn) do:

a) Nhân dân trực tiếp bầu ra.                      b) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

c) Chính phủ bầu ra.                                     d) Quốc hội bầu ra.

II. Phần tự luận:

Câu 4. (3 điểm )

Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Cho biết một số các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? ( nêu 4 biện pháp)

Câu 5. (3 điểm )

Trình bày bản chất của Nhà nước ta? Để chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước em cần phải làm gì? ( lấy 4 việc làm cụ thể)

Câu 6. (2 điểm )

Cho tình huống sau:

 “Páo bị ốm, bố mẹ Páo không cho Páo đi bệnh viện mà mời thầy mo đến chữa bệnh  bằng bùa phép. Nhưng đã bốn hôm rồi mà bệnh của Páo không thuyên giảm và lại có phần nặng thêm ”

a. Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn Páo không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Páo em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

Trả lời

d

a

b

 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Phần II: Tự luận:

Câu 4: (3 điểm)

* Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên:

 - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

 - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho cuộc sống con người  Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

*  Một số  biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên.

( Học sinh nêu được 4 biện pháp, có thể diễn đạt đúng như đáp án hoặc ý tương tự). Ví dụ:

 - Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.

 - Hạn chế dùng chất khó phân hủy ( nilon, nhựa), thu gom tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.  

 - Tiết kiệm điện, nước sạch.

 - Không đốt rừng làm nương rẫy. 

Câu 5: (3 điểm)

* Bản chất của Nhà nước ta:

 - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

* Để chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước cần phải:

 (Học sinh nêu được 4 việc làm, có thể diễn đạt đúng như đáp án hoặc ý tương tự). Ví dụ:

 - Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 

 - Bảo vệ môi trường.                           

 - Bảo vệ di sản văn hóa.                     

 - Tu dưỡng dạo đức tốt.        

Câu 6: (2 điểm)

 (HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần phải nêu được các ý cơ bản sau đây) :

a. Em không đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn Páo.                           

 -Vì : Bố mẹ bạn Páo mê tín dị đoan tin vào việc chữa bệnh bằng bùa phép của thầy mo mà không đưa Páo đi bệnh viện. Việc làm như vậy gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình về sức khỏe, thời gian, tài sản và đặc biệt là sức khỏe của Páo, nếu không được đưa tới bệnh viện để khám chữa bệnh, bệnh nặng kéo dài có thể dẫn tới tử vong.              

b. Nếu là bạn của Páo em sẽ:

+ Báo ngay cho bố mẹ, công an viên của bản, trưởng bản hoặc những người xung quanh  biết về hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.

+ Cùng với mọi người đến giảng giải cho bố mẹ bạn biết: Không nên mê tín dị đoan, khi có bệnh thì chúng ta phải đến bệnh viện khám không có bùa phép gì chữa được bệnh cả, và khuyên bố mẹ Páo đưa Páo đi bệnh viện để khám chữa bệnh kịp thời.                         

2. Đề số 2

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Trẻ em được hưởng những quyền nào sau đây? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Quyền được chăm sóc.
B. Quyền được giáo dục.
C. Quyền được bảo vệ.
D. Cả 3 quyền trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên;
B. Đi xem bói.
C. Đi lễ chùa.
D. Đi lễ nhà thờ.
Câu 3 (0,5 điểm). Danh lam thắng cảnh nào ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Động Phong Nha (Quảng Bình). .
B. Biển Lăng Cô (Thừa Thiên Huế).
C. Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
D. Mũi Né (Bình Thuận).
Câu 4 (0,5 điểm). Di sản nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Bến nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh).
B. Địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị).
C. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).
D. Hang Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 5 (1 điểm). Hãy nối một ô ở cột A với một ô ở cột B sao cho đúng:

A

B

1. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

a. Di sản văn hoá phi vật thể.
 

2. Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. 

b. Di tích lịch sử - văn hoá.
 

3. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ băng trí nhớ, chữ viết, được lưư truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,...

c. Danh lam thắng cảnh.

4. Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vàn hoá, khoa học.

d. Di sản văn hoá vật thể.
 

II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Việc làm nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em? Vì sao?
A. Đưa trẻ em đi tiêm phòng dịch.
B. Không cho con gái đến trường học.
C. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
D. Không cho trẻ em uống rượu, hút thuốc.
Câu 2 (2 điểm). Em hãy kể hai yếu tố của môi trường tự nhiên và hai yếu tố của tài nguyên thiên nhiên? Nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 3 (3 điểm). Cho tình huống sau:
Đi tham quan viện bảo tàng lịch sử, tại đây trưng bày các hiện vật quí hiếm. Khi xem các hiện vật cổ, một số bạn cười đùa, chế nhạo và tự ý cầm hiện vật lên xem.
A. Theo em, hành vi của các bạn đó có đúng không ? Vì sao?
B. Nếu chứng kiến hành vi đó thì em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Chọn câu D
Câu 2 (0,5 điểm): Chọn câu B
Câu 3 (0,5 điểm): Chọn câu A
Câu 4 (0,5 điểm): Chọn câu C
Câu 5 (1 điểm). Nối một ô ở cột A với một ô ở cột B sao cho đúng: (một kết nối đúng được 0,25 điểm)
1 - e; 2 - c; 3 - a; 4 - b.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Có hai yêu cầu:
* Lựa chọn phương án B. (0,5 điểm)
* Giải thích: Vì không cho con gái đến trường học là hành vi phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình, vi phạm về quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật. Việc không cho con gái đến trường học là việc làm vi phạm pháp luật. (1,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm). Có ba yêu cầu:
* Học sinh kể hai trong số các yếu tố của môi trường tự nhiên: rừng cây, đồi, núi, sông, hồ... (0,5 điểm)
* Học sinh kể hai trong số các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên: rừng cây, các động thực vật quý hiếm, nguồn nước, các mỏ khoáng sản... (0,5 điểm)
* Nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường. (1 điểm)
Câu 3 (3 điểm). Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Hành vi của các bạn đó là không đúng. (0,25 điểm)
- Vì các hiện vật cổ là di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của tổ tiên để lại, cười đùa, chế nhạo là tỏ thái độ vô ơn bất kính đối với tổ tiên; Tự ý cầm hiện vật lên xem là thái độ vi phạm quy định của viện bảo tàng có thể làm hư hại đến hiện vật. Mọi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. (1,25 điểm)
b. Nếu chứng kiến hành vi đó em sẽ:
- Nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn thực hiện nội qui của bảo tàng, không cười đùa ầm ĩ, không sờ tay vào hiện vật. (0,5 điểm)
- Vận động các bạn cùng khuyên giải những người vi phạm. (0,5 điểm)
- Báo với cán bộ của viện bảo tàng hoặc các thầy cô giáo, các hướng dẫn viên du lịch để can thiệp, xử lí những hành vi sai phạm đó. (0,5 điểm)

3. Đề số 3

I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Hành vi nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường (khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất mà em lựa chọn):
A. Đổ rác đúng nơi quy định.
B. Đổ rác sang lớp khác.
C. Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
D. Đổ rác xuống sông, hồ.
Câu 2 (0,5 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây, trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội (khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất).
A. Báo với các chú công an địa phương.
B. Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ.
C. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ.
D. Câu A, C đúng. 
Câu 3 (0,5 điểm). Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Trống đồng Đông Sơn.
B. Vịnh Hạ Long
C. Ca trù.
D. Cố đô Huế.
Câu 4 (0,5 điểm). Hành vi nào sau đây là góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Buôn bán cổ vật trái phép.
B. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
C. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu.
D. Phát hiện cổ vật không đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm.
Câu 5 (1 điểm). Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có (1) ……… đối với (2) …………, tạo nên (3) …….. để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người (4) …….., phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
II. Tự luận
Câu 1 (3 điểm). Em hãy nêu các quyền cụ thể của quyền được chăm sóc? Kể hai việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
Câu 2 (2 điểm). Theo em, vì sao Nhà nước ta nghiêm cấm việc săn bắt các động vật quý hiếm?
Câu 3 (2 điểm). Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh?
ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Chọn câu A
Câu 2 (0,5 điểm): Chọn câu D
Câu 3 (0,5 điểm): Chọn câu C
Câu 4 (0,5 điểm); Chọn câu B
Câu 5 (1 điểm). Yêu cầu học sinh điền theo thứ tự sau: (một cụm từ điền đúng được 0,25 điểm)
(1): tầm quan trọng đặc biệt
(2): đời sống con người
(3): cơ sở vật chất
(4): phương tiện sinh sống
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Có hai yêu cầu:
* Học sinh nêu được các quyền cụ thể của quyền được chăm sóc (2 điểm):
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng.
- Trẻ không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
* Học sinh kể được hai trong số các việc làm sau đây của nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em: (1 điểm - một việc làm đúng được 0,5 điểm)
- Có chính sách động viên, khuyến khích trẻ em vùng sâu, vùng xa đến trường.
- Mở các lớp học tình thương dành cho những em có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức nhiều khu vui chơi, giải trí cho các em.
- Tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ em...
Câu 2 (2 điểm). Học sinh có thể trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được:
- Nhà nước ta nghiêm cấm việc săn bắt các động vật quý hiếm vì: Săn bắt các động vật quý hiếm sẽ làm mất đi các loài động vật đã có trong tự nhiên, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, gây mất cân bằng sinh thái.
Câu 3 (2 điểm). Học sinh nêu được bốn trong số các việc làm sau đây:
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Không vứt rác bừa bãi ở các khu di tích.
- Tố giác kẻ gian ăn cắp cổ vật, đi vật.
- Tham gia các lễ hội truyền thống.
- Tôn trọng học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của dân tộc mình...

4. Đề số 4

Câu 1 (2 điểm). Em hãy kể hai việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em và hai việc làm vi phạm quyền trẻ em. Hãy nêu tác dụng (hoặc tác hại) của những việc làm đó.
Câu 2 (2 điểm). Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Hãy nêu ích lợi của sống và làm việc có kế hoạch.
Câu 3 (2 điểm). Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau:
Khi biết bạn em bị bọn xấu dụ dỗ, ép buộc ăn cắp tiền của bố mẹ để theo chúng ăn chơi, cờ bạc.
Câu 4 (2 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá.
Câu 5 (2 điểm). Giải pháp nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường? Vì sao?
A. Đốt rác thải để tiết kiệm thời gian.
B. Phân loại rác tại nhà.
C. Đổ rác sang nhà hàng xóm.
D. Đổ rác xuống sông, hồ.

ĐÁP ÁN

Câu 1 (2 điểm). Có hai yêu cầu:
* Nêu được hai trong số những việc làm sau đây thực hiện tốt quyền trẻ em: (0,5 điểm - một việc làm đúng được 0,25 điểm)
- Cho trẻ đến trường đúng độ tuổi.
- Làm giấy khai sinh cho trẻ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sinh.
- Đưa trẻ em mồ côi không nơi nương tựa vào các nhà tình thương, các làng SOS.
- Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
- Tổ chức nhiều khu vui chơi, giải trí cho trẻ em...
* Có thể trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được tác dụng (1 điểm): những việc làm này thể hiện sự quan tâm của gia đình, nhà nước và nhân dân đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, hài hoà về nhân cách, tránh những nguy cơ xấu đe doạ đến trẻ em.
* Nêu được hai trong số những việc làm sau đây vi phạm quyền trẻ em: (0,5 điểm - một việc làm đúng được 0,25 điểm)
- Ngược đãi, đánh đập trẻ em.
- Bóc lột sức lao động trẻ em.
- Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống.
- Dụ dỗ, lôi kéo trẻ đánh bạc, hút thuốc...
* Học sinh có thể trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được tác hại: (1 điểm) những việc làm này dẫn đến hậu quả gây tổn thương cho trẻ, có thể làm cho trẻ mất niềm tin, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tâm hồn của trẻ em.
Câu 2 (2 điểm). Có 2 yêu cầu:
* Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. (1 điểm)
* Sống và làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc; Rèn luyện ý chí, nghị lực, tính kỉ luật, kiên trì. (1 điểm)
Câu 3 (2 điểm). Học sinh trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được:
Em cần phải:
- Báo cho người có trách nhiệm biết để xử lí hành vi phạm pháp của bọn xấu.
- Cùng với gia đình, thầy cô, các bạn khuyên, ngăn để bạn đó tránh xa bọn xấu.
- Giúp đỡ bạn nếu bạn có khó khăn trong cuộc sống hoặc trong học tập.
- Cùng bạn tham gia những hoạt động tập thể, những hoạt động lành mạnh, có ích để bạn không mắc phải, tránh xa những việc làm xấu.
Câu 4 (2 điểm). Học sinh nêu được ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá:
Di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. (1 điểm)
Những di sản, di tích và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. (1 điểm)
Câu 5 (2 điểm). Có 2 yêu cầu:
* Lựa chọn phương án B. (0,5 điểm)
* Giải thích lí do lựa chọn, học sinh trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được: Phân loại rác tại nhà, rác hữu cơ (củ, rau, hoa quả, thức ăn thừa...), rác có thể tái chế thành nguyên liệu (vỏ hộp nhựa, kim loại... Thay vì chôn lấp hoặc đốt, rác sẽ được tận dụng trong một số hoạt động có lợi ích kinh tế lớn như chăn nuôi lợn, sản xuất phân bón... Đây là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

5. Đề số 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?

A. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.

B. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.

C. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.

D. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.

Câu 2: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

B. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.

C. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.

D. Không cho con gái đến trường học.

Câu 3: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?

A. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.    

B. Xả rác thải xung quanh lớp học.          

C. Khai thác nước ngầm bừa bãi.

D. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.                                                

Câu 4: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?

A. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình. 

B. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.

C. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.

D. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.         

Câu 5: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?

A. 6 cấp.                    B. 3 cấp.                       C. 5 cấp .                 D. 4 cấp.                              

Câu 6: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

A. do cán bộ các thôn bầu ra.                                           B. do UBND xã bầu ra.                                  

C. do nhân dân trong xã bầu ra.                                       D. do HDND huyện bầu ra.                              

Câu 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?

A.  của tất cả mọi người.                 B. của chính phủ.     

C. của nông dân.      D. của cán bộ kiểm lâm.       

Câu 8:  Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm về vi phạm gì?

A. Phá hoại môi trường.                             B. Gây ô nhiễm môi trường.                                   

C. Gây mất đoàn kết.                                  D. Xây dựng trái phép.                                              

Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.                                        

B. Đền Hùng.                                                 

C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.                    

D. Thánh địa Mỹ Sơn.                                   

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Hội chọi trâu Đồ Sơn.                                B. Áo lụa Hà Đông.                                              

C. Tranh dân gian làng Hồ.                            D. Trống đồng Đông Sơn.                                    

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm)

* Câu 11: ( 2đ ) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

* Câu 12: ( 0,5đ ) Em sẽ làm gì khi bạn bè rủ em ra quán hút thuốc lá và uống rượu?

* Câu 13: ( 1 đ )  Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt mà em biết?

* Câu 14: ( 1,5 đ )  Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình, nhà trường? Vì sao phải thực hiện tốt bổn phận đó?

ĐÁP ÁN

ĐÁP ÁN  TNKQ (5 điểm).

Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.

Câu

ĐA

Câu

ĐA

1

D

6

C

2

D

7

A

3

A

8

B

4

B

9

C

5

D

10

D

TỰ LUẬN:

*Câu 11: ( 2đ ) HS nêu được:

a/ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. ( 1 đ ).

b/ HS nêu được những việc bản thân làm được như sau: ( nêu được 4 ý mỗi ý 0.25đ )

- Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở.

- Trồng và chăm sóc cây xanh.

- Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức.

* Câu 12: ( 0,5đ ) HS nêu được cách ứng xử.

- Kiên quyết từ chối không hút thuốc lá hoặc không uống rượu.( 0.25đ )

- Khuyên can bạn không hút thuốc lá, không uống rượu và giải thích để bạn hiểu những việc làm đó là vi phạm bổn phận của trẻ em và có hại cho sức khỏe. ( 0.25đ )

* Câu 13: ( 1 đ )  Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt:

- Tài nguyên Rừng. Nước....

* Câu 14: ( 1,5đ ) HS nêu được 2 ý sau:

a/ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường: ( 1 đ )

- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.

- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè.

b/ Giải thích được vì sao cần phải thực hiện tốt bổn phận đó là vì: ( 0,5đ )

- Thực hiện tốt các bổn phận sẽ được rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 Trường THCS Khai Trí. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF