OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phú Mỹ có đáp án

17/03/2021 1.38 MB 1105 lượt xem 13 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210317/673133288754_20210317_160221.pdf?r=971
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phú Mỹ có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập môn Vật Lý 7 góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 7

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác

A. Có khả năng đẩy

B. Có khả năng hút

C. Vừa đẩy vừa hút

D. Không đẩy và không hút

Câu 2: Chọn câu sai

A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác

C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác

D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau

Câu 3: Chọn câu sai

Vật bị nhiễm điện:

A. Có khả năng đẩy các vật khác

B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện

C. Còn được gọi là vật mang điện tích

D. Không có khả năng đẩy các vật khác

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng

Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:

A. Mà không cần cọ xát

B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa

C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô

D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng

Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:

A. Hút được mảnh vải khô

B. Hút được mảnh nilông

C. Hút được mảnh len

D. Hút được thanh thước nhựa

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng

Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:

A. Thanh sắt   

B. Thanh thép

C. Thanh nhựa   

D. Thanh gỗ

Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

A. Làm đứt   

B. Làm sáng

C. Làm tắt   

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng

Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:

A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao

B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí

C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện

D. Cả ba câu trên dều sai

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng

Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc

A. Cây thước hút sợi tóc

B. Cây thước đẩy sợi tóc

C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc

D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng

Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:

A. Lược nhựa bị nhiễm điện

B. Tóc bị nhiễm điện

C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện

D. Không câu nào đúng

...

( Nội dung tiếp theo của đề thi số 1, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hãy viết đầy đủ câu kết luận dưới đây.

Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị ……………

A. Đốt nóng và phát sáng       

B. Mềm ra và cong đi

C. Nóng lên       

D. Đổi màu

Câu 2. Nam châm điện có thể hút:

A. Các vụn giấy      

B. Các vụn sắt

C. Các vụn nhôm       

D. Các vụn nhựa xốp

Câu 3. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Những điều nào sau đây là nguyên nhân?

A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng

B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt

C. Chưa đóng công tắc của mạch

D. Bất kì điều nào ở A, B, C

Câu 4. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh

B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin

C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua

D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là sai?

Vật cách điện là vật

A. Không có khả năng nhiễm điện

B. Không cho dòng điện chạy qua

C. Không cho điện tích chạy qua

D. Không cho electron chạy qua

Câu 6. Chiều dòng điện được quy ước:

A. Cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương

B. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm

C. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt electron

D. A, B, C đều đúng

Câu 7. Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa

A. Cả 5 chất đều cách điện

B. Cả 5 chất đều dẫn điện

C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện

D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện

Câu 8. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường

A. Công tắc      

B. Đèn báo của tivi

C. Máy bơm nước chạy điện      

D. Dây dẫn điện ở gia đình

Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai?

Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể:

A. Làm các cơ co giật

B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt

C. Làm tim ngừng đập

D. Không có tác dụng gì

Câu 10. Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:

Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là hai …………

A. Cực dương và âm

B. Cực bắc và nam

C. Cực từ, quy ước gọi là cực bắc từ và cực nam từ

D. Đầu nam châm

...

( Nội dung tiếp theo của đề thi số 2, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh các electron mang điện tích âm

B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện

C. Trong kim loại không có êlectron tự do

D. Trong kim loại có êlectron tự do

Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?

A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm

B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau

C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau

D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau

Câu 4. Chọn câu đúng:

A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau

B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau

C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau

D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau

Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?

A. Một ống bằng nhôm      B. Một ống bằng gỗ

C. Một ống bằng giấy      D. Một ống bằng nhựa

Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy      B. Acquy

C. Bếp lửa      D. Đèn pin

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng

Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

A. Đồng, nhôm, sắt

B. Chì, vônfram, kẽm

C. Thiếc, vàng, nhôm

D. Đồng, vônfram, thép

Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?

A. Nhiễm điện tích (+)

B. Nhiễm điện tích (-)

C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)

D. Không nhiễm điện

Câu 9:Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra

B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra

C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra

D. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên khó hút và kéo làm cho sợ tóc thẳng ra

Câu 10. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng

B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí

C. Gió mạnh

D. Không mưa, không nắng

...

( Nội dung tiếp theo của đề thi số 3, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A. Tạo thành dòng điện

B. Phát sáng

C. Trở thành vật liệu dẫn điện

D. Nóng lên

Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiếm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:

A. Chúng hút lẫn nhau

B. Electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc

C. Một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa electron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương

D. Lược nhựa thiếu electron, còn tóc thừa electron

Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

A. ống nhôm treo bằng sợi chỉ

B. ống giấy treo bằng sợi chỉ

C. vật nhiễm điện trái dấu với nó

D. vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:

A. Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động

B. Tivi, radio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước

C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin

D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio

Câu 5. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao?

A. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương

B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương

C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm

D. Hút nhau vì chúng tích điện trái dấu

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao?

Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?

Câu 3. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là gì?

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?

Câu 5. Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?

Câu 6. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Khi chuyển động thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, lúc này sờ vào thành xe ta thấy như bị diện giật

Câu 2. Khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

Câu 3. Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng bị hút hay lóe sáng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi

Câu 5. Một vật mang điện tích âm nếu thừa electron, mang điện tích dương nếu thiếu electron

Câu 6. Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sất với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.

-(Hết đề thi số 4)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ

Câu 2. Dòng điện là gì? Trong kim loại bản chất dòng điện là gì? Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?

Câu 3. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phạn cách điện trên dụng cụ đó

Câu 4. Điền vào chỗ trống:

Chiều của dòng điện là chiều ………. qua dây dẫn và các thiết bị điện tới ……….của nguồn điện

Câu 5. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đầu bên kia của bút, vì sao?

Câu 6. Tính chất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện đi qua là có lợi hay có hại? Em hãy nêu các thí dụ để chứng minh lập luận của em

Câu 7. Các electron đi qua một dây dẫn dài 12cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của electron ra mm/s

Câu 8. Hãy viế đầy dủ cho câu nhận xét dưới đây:

Hoạt động của đền điốt dựa vào tác dụng………. của dòng điện

Câu 9. Ở các máy chiếu (projector) thường phải gắn thêm quạt, vì sao?

Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu hì thường được mắc ở đâu? Trên các thiết bị, làm thế nào nhận ra vị trí của cầu chì?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…

Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…

Câu 2. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Trong kim loại bản chất dòng điện là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện

Câu 3. + Dụng cụ dùng điện: Bóng đèn điện

+ Bộ phận dẫn điện: dây tóc, đui đèn

+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh

Câu 4. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện

Câu 5. Vì cơ thể người là vật liệu dẫn điện

Câu 6.

+ có lợi nếu biết cách sử dụng làm bếp điện, bàn ủi, máy sấy tóc…

+ có hại nếu ta không kiểm soát được: nhiệt tỏa trên dây dẫn, trong động cơ điện, bóng đèn…

Câu 7. v = 120/600 = 0,2 mm/s

Câu 8. Hoạt động của đèn điốt dựa vào ác dụng phát sáng của dòng điện

Câu 9. Khi đèn chiếu hoạt động vừa phát sáng, vừa tỏa nhiệt nên cần phải có quạt để làm máy mát

Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị cầu chì (máy biến thế, TV…) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy

-(Hết đề thi số 5)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phú Mỹ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF