OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hòa Chung

21/05/2021 1.18 MB 528 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210521/830635279512_20210521_112329.pdf?r=2675
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hòa Chung có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THCS HÒA CHUNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.0 điểm)

“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)

1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm).

2. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm).

3. Thông hiểu

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. (0,5 điểm).

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời”

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 60 có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác”

Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học

Cách giải:

- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm…

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.

3.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

“…tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thật ra chỉ là giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la” có nghĩa là: tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, vô hạn “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2.0 điểm)  

a. Nhận biết

Đọc đọan thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD)

- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

- Đoạn thơ là lời dặn của ai với ại? Dặn về điều gì?

b. Nhận biết

Thực hiện các yêu cầu bên dưới

- Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và, cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

- Trong hai từ xuân của các phần trích dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dung theo nghĩa chuyển?

Ngày xuân(1)  con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Ngày xuân(2) em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩa của em về sự cần thiết phải có tính tự lập với giới trẻ trong học tập và cuộc sống

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong phần trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Từ đó bày tỏ suy nghĩ về lẽ sống đẹp mà nhân vật gợi ra cho bản than em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài học

Cách giải:

- Tác phẩm: Nói với con

- Tác giả: Y Phương

- Lời người cha nói với con

- Nội dung:

+ “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.

+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

b.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Cách giải:

- Thành phần biệt lập: Và cũng là đứa con duy nhất của anh (Thành phần phụ chú).

- Nghĩa gốc, nghĩa chuyển:

+ Xuân(1): nghĩa gốc.

+ Xuân (2): Nghĩa chuyển.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng viết đoạn và nghị luận một vấn đề xã hội để tạo một đoạn văn hoàn chỉnh. Bài viết phải đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

c) Triển khai vấn đề thành các luận cứ phù hợp; các luận cứ được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Có thể trình bày theo định hướng sau:

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề: Tính tự lập

Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.

=> Tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.

* Phân tích vấn đề

- Biểu hiện của tính tự lập: Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…

---(Để xem tiếp câu 2 và câu 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 1. NXB GDVN)

Câu 1: Nhận biết

Xác định thể thơ của đoạn trích trên

Câu 2: Thông hiểu

Qua đoạn trích, em thấy cuộc sống người đồng mình hiện lên như thế nào?

Câu 3: Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Câu 4: Thông hiểu

Suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của người đồng mình được thể hiện qua đoạn trích trên. Trình bày trong một đoạn văn khoảng 6 câu

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu thương.

Câu 2 (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu với người cha trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Thể thơ: Tự do

2.

 Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Cuộc sống người đồng mình hiện lên:

+ Lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

+ Cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, nhưng họ dũng cảm đối mặt.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: sống như sông như suối

+ Ẩn dụ: lên thác xuống ghềnh

- Tác dụng:

+ Cho thấy cuộc sống cực nhọc, vất vả của người đồng mình.

+ Nhấn mạnh lối sống tự nhiên, phóng khoáng, đầy nghị lực và ý chí, mạnh mẽ của “người đồng mình”.

+ Bộc lộ niềm tự hào về “người đồng mình”.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Vẻ đẹp tâm hồn của người đồng mình:

+ Bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường, dám đương đầu với gian lao, vất vả.

+ Làm nên những giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương, làm nên phong tục và bản sắc riêng của cộng đồng.

+ Biết yêu thương, trân trọng quê hương.

+ Lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I (6 điểm)

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

1. Nhận biết

Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ đó.

2. Thông hiểu

Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

3. Nhận biết

Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

4. Vận dụng cao

 Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới dây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chú (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú)

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”

(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Phần II (4,0 điểm)

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

“Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Nhận biết

Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

2. Nhận biết

Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc”  và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”?

3. Vận dụng cao

Em hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1.

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là Huy Cận.

- Bài thơ được sáng tác năm 1958.

2.

Phương pháp: căn cứ bài Trường tự vựng

Cách giải:

- Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ là: gió, trăng, mây, biển.

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ có tác dụng:

+ Khắc họa hình ảnh con thuyền:

  • Khắc họa hình ảnh đoàn thuyền ra khơi tìm luồng cá với một tư thế mới, đẹp một cách hùng tráng và thơ mộng.
  • Tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc lớn lao khi  được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hòa Chung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF