OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Ngô Chí Quốc

14/05/2021 1.04 MB 718 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210514/548249352546_20210514_142551.pdf?r=2164
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Ngô Chí Quốc nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi vào lớp 10 để có sự chuẩn bị thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGÔ CHÍ QUỐC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."

(Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu - SGK Ngữ văn 9, tập 1 - NXBGD, 2017)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên (trả lời ngắn từ 5-7 dòng).

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình bạn trong cuộc sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm): Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy liên hệ với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2:

Đối lập với hiện thực khắc nghiệt của những đêm dài lạnh giá nơi “rừng hoang sương muối” là những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Từ “chờ” cũng đã nói rõ cái tư thế, tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững trãi thì cái gian khổ, khốc liệt cua cuộc chiến bị mờ đi. Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lớn lao anh hùng. Sức mạnh của tình đồng chí vì thế mà càng nổi bật

Câu 3:

Bài thơ kết thúc với những hình ảnh thật đẹp, thật có ý nghĩa. Nó là biểu tượng thiêng liêng của tình đồng chí cùng chung chiến hào. Tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng đã mang lại cho người lính nét lãng mạn và cảm hứng thi sĩ trong cái hiện thực khắc nghiệt qua hình ảnh:

"Đầu súng trăng treo"

Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau:

- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh: rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội: đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.

- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

→ Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa đẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.

→ Như vậy tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm sâu sắc chân thành của những con người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng chung.

Câu 4:

Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1:

1) Giải thích ý nghĩa

- Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.

2) Nghị luận

- Biểu hiện: Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm, là người luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

(Trích: Ngữ văn 9, kì II)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm)

Câu 2: Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn văn trên và chỉ ra hàm ý đó? (0,5 điểm)

Câu 3: Câu văn chứa hàm ý đó cho thấy nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên? (1 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên được nhắc đến trong đoạn văn trên. (2 điểm)

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

 (Trích: Ngữ văn 9, kì II)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.

- Tác giả: Nguyễn Thành Long.

Câu 2:

- Câu văn chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! – Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi sắp phải chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3:

“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”

(Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: (1 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?

Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn văn trên.

Phần II: Làm văn (6,0 điểm).

Suy nghĩ của em về tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Câu 1: Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.

Câu 2: Đoạn văn diễn tả tâm trạng hồi hộp, căng thẳng cùng với hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm đầy nguy hiểm.

Câu 3:

- Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn…Nhanh lên một tí! …Một dấu hiệu chẳng lành…Hoặc là mặt trời nung nóng.

- Cách sử dung câu văn ngắn, ngắt nhịp linh hoạt, sử dung nhiều câu đặc biệt giúp tác giả miêu tả trận phá bom ác liệt,, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Ngô Chí Quốc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF