OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Long Hòa

15/03/2021 1.13 MB 914 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210315/748110427825_20210315_104916.pdf?r=4266
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi tuyển vào lớp 10 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 trường THCS Long Hòa dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LONG HÒA

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (4 điểm)

Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1: Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)

Câu 2: Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)

Câu 3: Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)

Phần II (6 điểm)

Cho đoạn trích:

Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. (1 điểm)

Câu 2: Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? (1 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I (6.0 điểm)

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng”

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

 (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

 “Phan nói:

Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

- Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I (6.0 điểm)

Câu 1:

Tác giả: Huy Cận . Năm sáng tác: 1958.

Câu 2:

- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: gió, trăng, mây, biển.

- Tác dụng của phép nói quá và những hình ảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ:

+ Nhấn mạnh tầm vóc và vị thế lớn lao, tâm hồn lãng mạn, sự hòa hợp với thiên nhiên…

+ Thể hiện tình cảm của tác giả với người lao động, với thiên nhiên và cuộc sống mới.

Câu 3:

- Ghi chính xác câu thơ trong bài thơ “Răm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

(Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền)

---(Để xem đầy đủ đáp án của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I (7,0 điểm)

Câu 1:

HS nêu đúng:

- Thể thơ năm chữ.

- Hai tác phẩm viết theo thể 5 chữ: “Ánh trăng” và “Mùa xuân nho nhỏ”.

Câu 2:

- Giác quan:

+ Khứu giác: hương ổi.

+ Xúc giác: gió se

+ Thị giác: sương chùng chình.

- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3:

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:

- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …

- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4 điểm)

Nhà báo Phạm Lữ Ân có lần nêu câu hỏi: Bản thân bạn không đủ để làm cho bạn tự tin sao?

Và đây là một phần câu trả lời của ông:

Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra (…) mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.

Câu 2: (6 điểm)

Thơ là hùng biện du dương.

(Voitaired, theo Những bậc thầy văn chương thế giới - Tư tưởng và quan niệm, NXB Văn học, 1995)

Hãy phân tích để thấy được tính chất hùng biện và tính chất du dương trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4 điểm)

1. Giải thích:

- Câu chuyện được gợi nhắc là câu chuyện của nhà báo Phạm Lữ Ân về lòng tự tin và khẳng định chúng ta cần tự tin về giá trị của bản thân. Lòng tự tin bắt nguồn từ giá trị của bản thân chúng ta, từ sự biết mình: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

- Giá trị bản thân: những khả năng, năng lực riêng của bản thân, không ai có thể thay thế được.

- Ý kiến khẳng định mỗi người chúng ta sinh ra đều có những giá trị riêng, khả năng riêng.

“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời

Mỗi số phận chưa một phần lịch sử

Mỗi số phận riêng dù rất nhỏ

Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu”.

- Từ đó phải thấy rằng việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống là điều vô cùng ý nghĩa, có tầm quan trọng quyết định đến thành bại của cuộc đời một con người.

2. Bình luận – chứng minh:

a. Vì sao phải xác định được giá trị của bản thân:

- Trong hành trình cuộc đời dài rộng, luôn có rất nhiều ước mơ ta muốn chinh phục, nhiều khát vọng ta muốn đạt tới, phải xác định được khả năng của bản thân mới mong đạt được những điều đó.

- Xác định giá trị bản thân mình ta mới thấy cuộc đời mình có ý nghĩa mà không phải sống tạm bợ, sống nhờ.

- Xác định giá trị bản thân để tự tin làm những việc mình yêu thích, để thêm yêu đời.

- Biết bản thân có giá trị tức là ta không từ bỏ dễ dàng, không cho phép người khác chà đạp lên mình một cách vô cớ.

- Biết mình là ai chính là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa thần tiên.

b. Biểu hiện

- Trước tiên, chúng ta phải hiểu: Mỗi chúng ta là một giá trị sẵn, mỗi người đều có trong mình những năng lực nhất định cho nên “Không thể đánh giá con cá bằng khả năng leo cây”.

- Làm thế nào để phát hiện ra những giá trị của bản thân: Không ngại khó, ngại khổ, không ngại dấn thân vào những con đường mới và không gục ngã khi thất bại.

- Xác định được giá trị bản thân thì phải nỗ lực hành động, thể hiện những khả năng đó để năng khiếu của mình có cơ hội phát triển.

- Đạt được những thành quả thì phải biết trân trọng, nâng niu và tiếp tục phát huy tài năng đó.

3. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Không tự tin thái quá vào giá trị bản thân mình mà không để ý đến những người xung quanh…

- Xã hội có những người tự ti, không xác định được bản thân mình là một giá trị có sẵn nên để cuộc đời trôi qua hoang phí.

- Có những người biết người khác có năng lực lại cố tình vùi dập khả năng của họ.

- Em xác định giá trị bản thân mình là gì và em làm gì để phát huy những giá trị riêng đó của em.

Câu 2: (6 điểm)

1. Giải thích:

- Thơ: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. (Từ điển thuật ngữ văn học).

- Hùng biện: diễn thuyết trước công chúng một cách trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục.

- Du dương: tính nhạc, có vần, có nhịp → nghệ thuật của thơ.

---(Đáp án chi tiết của câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (4.0 điểm)

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể” còn Nelson Mandela lại khẳng định: “Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc”

Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

Câu 2: (6 điểm)

Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”

(Theo giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư Phạm, 2016)

Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (4.0 điểm)

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

* Nêu vấn đề.

* Giải thích vấn đề:

- Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể.

+ “Ước muốn”: thứ quá cao xa, không thực hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.

+ “Điều ta có thể” là sống theo những cái ta làm được, có thể tìm kiếm hạnh phúc từ những cái mình đang có, hoặc sẽ có trong tầm tay.

→ Cả câu nói khuyên con người ta cần phải sống hiện thực, tìm kiếm hạnh phúc và thành công từ những thứ nằm trong khả năng của mình, không nên viển vông, hão huyền.

- Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc.

+ “Người chiến thắng”: người gặt hái được những thành tựu nhất định.

+ “Ước mơ”: điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai.

+ “Không bao giờ bỏ cuộc”: luôn luôn giữ vững niềm tin, hành động cho dù mình có từng vấp ngã.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Long Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF