Để giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi chọn HSG sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bài tập tự luận bồi dưỡng HSG về Chuyển Hóa Vật Chất và Năng Lượng Trong Tế Bào môn Sinh Học 10, được biên tập tổng hợp. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO SINH HỌC 10
A. KHÁI QUÁT NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I. KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG
1. Định nghĩa:
Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
3. Phân loại:
Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng…
* Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng phân biệt: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
* Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không, chia thành:
- Thế năng: là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng (nước hay vật nặng ở một độ cao nhất định, năng lượng các liên kết hoá học trong các hợp chất hữu cơ, chênh lệch các điện tích ngược dấu ở hai bên màng…).
- Động năng: Khi gặp các điều kiện nhất định năng lượng tiềm ẩn (thế năng) chuyển sang trại thái động năng có liên quan đến các hình thức chuyển động của vật chất (các ion, phân tử, các vật thể lớn) và tạo ra công tương ứng. Các dạng n.lượng có thể chuyển hoá tương hỗ và cuối cùng thành dạng nhiệt năng.
II. CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
1. VD: Quang hợp: là sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học chứa trong các chất hữu cơ. Hô hấp nội bào: là sự sự chuyển hoá năng lượng hoá học trong các liên kết của các chất hữu cơ đã được tế bào tổng hợp thành năng lượng trong các liên kết cao năng (ATP) dễ sử dụng.
2. Định nghĩa:
Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống.
Trong cơ thể sinh vật có nhiều quá trình đòi hỏi năng lượng thường xuyên như các phản ứng sinh tổng hợp các chất, tái sinh các tổ chức (phân bào, sinh sản), thực hiện công cơ học (chuyển động của chất nguyên sinh, của bào quan) hay công điện học như phát sinh và chuyển các thông tin dưới dạng dòng điện sinh học.
Dòng năng lượng sinh học là dòng năng lượng trong tế bào, dòng năng lượng từ tế bào này sang tế bào khác hoặc từ cơ thể này sang cơ thể khác. Trong các hệ sống năng lượng được dự trữ trong các liên kết hoá học.
III. ATP (Ađênôzin triphotphat) - ĐỒNG TIỀN NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ BÀO
1. Vai trò:
Là tiền tệ năng lượng của mọi tế bào, năng lượng tồn tại tiềm ẩn trong các liên kết hoá học. Nhờ khả năng dễ dàng nhường năng lượng mà ATP trở thành chất hữu cơ cung cấp năng lượng phổ biến trong tế bào → ATP được dùng cho tất cả các quá trình cần năng lượng. 2. Cấu trúc: Gồm: Phân tử đường ribozơ (5C) được dùng làm bộ khung để gắn ađênin và ba nhóm photphat. Chỉ có hai liên kết photphat ngoài cùng là liên kết cao năng, có đặc điểm là mang nhiều năng lượng. 3. Cơ chế truyền năng lượng: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm photphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênozin điphotphat) và gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm photphat để trở thành ATP. - Sự chuyển hoá năng lượng: Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống. VD: Quang năng → hoá năng → cơ năng → nhiệt năng… - Dòng năng lượng trong thế giới sống: Bắt đầu từ ánh sáng mặt trời truyền → cây xanh → qua chuỗi thức ăn đi vào động vật → nhiệt năng phát tán vào môi trường. |
IV. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
1) Khái niệm
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.
- Bản chất: đồng hoá, dị hoá.
2) Đồng hoá và dị hoá
- Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng.
- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng.
So sánh đồng hóa và dị hóa:
Đồng hóa |
Dị hóa |
Xảy ra ở các bào quan thực hiện chức năng tổng hợp vật chất sống như: lục lạp, riboxom, gongi... |
Xảy ra ở các bào quan thực hiện chức năng phân giải các chất như: Ti thể, Lizoxom... |
Tổng hợp các chất |
Phân giải các chất |
Tích lũy năng lượng |
Giải phóng năng lượng |
Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. 2 quá trình này tuy trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại, nếu không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
B. ENZIM
I. ENZIM
1. Khái niệm
Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
2. Đặc tính:
- Hoạt tính mạnh: Ở nhiệt độ cơ thể, trong 1 phút 1 phân tử enzim catalaza có thể phân huỷ được 5 triệu phân tử cơ chất peroxy hydro (H2O2).
- Tính chuyên hoá cao: Ureaza chỉ phân huỷ ure trong nước tiểu, mà không tác dụng lên bất cứ chất nào khác.
- E liên kết với cơ chất mang tính đặc thù - đặc hiệu: Mỗi enzim thường liên kết với 1 hoặc một vài cơ chất nhất định.
II. CẤU TRÚC:
1. Cấu trúc hoá học:(Bản chất hoá học)
Thành phần là protein và protein liên kết với chất khác, một số ít trường hợp có thể là ARN.
2. Cấu trúc không gian: Trung tâm hoạt động có đặc điểm:
- Là chỗ lõm xuống hay 1 khe hở nhỏ trên bề mặt của enzim.
- Là nơi liên kết tạm thời với cơ chất.
- Cấu hình không gian tương ứng với cấu hình cơ chất.
II. PHÂN LOẠI: Có 2 loại :
« Enzim một thành phần: chỉ gồm protein.
« Enzim hai thành phần: Chiếm đa số trong tế bào, gồm: phần protein và phần không phải protein (coenzim)
Enzim tồn tại trong tế bào ở 2 dạng : hòa tan trong tế bào chất hoặc liên kết chặt với bào quan xác định.
III. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
1. Bản chất tác động: Làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian.
2. Sơ đồ: Hệ thống: A + B n C + D có chất xúc tác X tham gia phản ứng thì các phản ứng có thể tiến hành theo các giai đoạn sau: A + B + X → ABX → CDX→C + D + X
3. Nội dung:
- Giai đoạn thứ nhất: enzim kết hợp với cơ chất bằng liên kết yếu tạo thành phức hợp enzim - cơ chất (E -S) không bền, phản ứng này xảy ra rất nhanh và đòi hỏi năng lượng hoạt hóa thấp;
- Giai đoạn thứ hai: Biến đổi cơ chất bằng cách hình thành các liên kết giữa các nhóm hoá học của TTHĐ với các các nhóm hoá học của cơ chất, dẫn tới sự kéo căng và phá vỡ các liên kết hóa trị của cơ chất.
- Giai đoạn thứ ba: Tạo thành sản phẩm, còn enzim được giải phóng ra dưới dạng tự do, nguyên vẹn tiếp tục xúc tác cho các phản ứng khác.
4. Ví dụ:
Saccaraza + Saccarôzơ → Saccaraza - Saccarôzơ → Glucozơ + Fructozơ + Saccaraza
E + S → S - E → P + E
IV. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT:
Điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất: Cơ thể tự điều chỉnh thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các cách:
1. Tăng tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào: Bằng tăng các chất hoạt hoá hoặc tăng [enzim].
2. Giảm tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào: Bằng các chất ức chế:
a. Chất ức chế đặc hiệu: Liên kết với enzim → biến đổi cấu hình E → không liên kết được với S.
b. Chất ức chế là cơ chất: Ức chế ngược
Sản phẩm quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt E xúc tác cho phản ứng đầu con đường chuyển hoá.
Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thanh mà cơ chất của enzim đó sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh như vậy ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.
VD: Bệnh phenyl keto niệu. Do gen đột biến không tạo ra được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hoá axit amin phenylalanin thành tyrosin nên phenyalanin ứ đọng lại trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh → thiểu năng trí tuệ, dẫn đến mất trí.
V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ tối ưu : E hoạt tính tối đa, làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
- Nếu nhiệt độ cao quá: Mất hoạt tính
- Nếu nhiệt độ quá thấp: Giảm hoạt tính, tạm thời ngừng hoạt động.
Ví dụ: Đa số các enzim ở tế bào cơ thể người hoạt động tối ưu ở nhiệt độ 35-40oC, nhưng enzim của vi khuẩn suối nước nóng lại hoạt động tốt nhất ở 70oC hoặc cao hơn.
Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của E. thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể E. bị mất hoàn toàn hoạt tính.
2. Độ pH: Mỗi Enzim có 1 độ pH thích hợp, đa số enzim có pH tối ưu từ 6 đến 8.
Ví dụ: Pepsin (dạ dày) pH = 2 Pespsin (tuyến tuỵ) pH = 8,5
3. Nồng độ enzim và nồng độ S (cơ chất)
+ [enzim]: Với 1 lượng S nhất định [enzim] càng tăng thì hoạt tính của enzim càng tăng.
+ [cơ chất]: Với 1 lượng enzim xác định, nếu [cơ chất] tăng dần trong dung dịch: lúc đầu hoạt tính Enzim tăng, sau đó không tăng vì tất cả các TTHĐ của enzim đã được bão hoà bởi cơ chất.
4. Chất ức chế, hoạt hoá
Hoạt tính E. được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo ra từ 1 lượng cơ chất trên 1 đơn vị thời gian.
Chất hoạt hóa là chất khi liên kết với E. chúng làm tăng hoạt tính của E.
Chất ức chế là chất khi liên kết với E. chúng làm biến đổi cấu hình TTHĐ của E. làm giảm hoạt tính của enzim
Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy. Một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.
C. HÔ HẤP TẾ BÀO
I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa: Là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong mọi tế bào sống, trong đó các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian rồi cuối cùng đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào là ATP.
2. Bản chất: Là một chuỗi các phản ứng oxy hoá khử sinh học (chuỗi phản ứng enzim) phân giải dần dần các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucôzơ) và năng lượng không giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.
3. Phương trình tổng quát phân giải hoàn toàn 1 phân tử Glucozo:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt năng)
II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA HÔ HẤP TẾ BÀO
(XÉT QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI 1 PHÂN TỬ GLUCÔZƠ)
Quá trình hô hấp tế bào được chia làm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
1. Đường phân
- Vị trí: Ở tế bào chất
- Nguyên liệu: 1 glucôzơ.
- Diễn biến:1 phân tử Glucôzơ tạo thành: 2 phân tử axit pyruvic (C3H4O3) + 2 ATP + 2NADH.
Chú ý: Thực tế tạo ra 4 ATP nhưng đã dùng 2 ATP để hoạt hoá phân tử glucôzơ.
2. Chu trình Crep
- Vị trí: Chất nền của ti thể.
- Nguyên liệu: 2 pyruvic
- Diễn biến:
+ Hoạt hoá axit pyruvic thành acetyl-CoA:
2 pyruvic → 2 axetyl-coenzimA (C–C–CoA) + 2CO2 + 2 NADH
+ Chu trình Crep: Axetyl – CoA đi vào chu trình Crep.
Mỗi vòng chu trình Crep, 1 phân tử acetyl–coA sẽ bị oxy hoá hoàn toàn tạo ra 2CO2, 1 ATP, 1 FADH2 + 3NADH.
- Kết quả: 6CO2, 2ATP, 2FADH2, 8NADH
Kết quả hai giai đoạn: Đường phân và chu trình Crep thu được:
- Sản phẩm mang năng lượng: 4ATP, 10NADH, 2FADH2
- Sản phẩm không mang năng lượng: 6CO2.
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận bồi dưỡng HSG về Chuyển Hóa Vật Chất và Năng Lượng Trong Tế Bào môn Sinh Học 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231376 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm