49 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương: Động vật và đời sống con người Sinh học 7 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn tài liệu bao gồm 49 câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức chương động vật và đời sống con người trong chương trình Sinh học 7 sẽ giúp các em ôn tập tốt nhất để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
CHƯƠNG: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI SINH HỌC 7
Câu 1. Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã.
C. Số lượng loài. D. Số lượng cá thể trong một loài.
Câu 2. Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?
A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể. B. Dự trữ năng lượng chống rét.
C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lanh?
A. Thường hoạt động vào ban đêm. B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.
C. Móng rộng, đệm thịt dày. D. Chân cao, dài.
Câu 4. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân.
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
C. Có khả năng di chuyển rất xa.
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.
Câu 6. Sự đa dạng loài được thể hiện ở
A. Số lượng loài
B. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài
C. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài
D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 7. Số loài động vật trên Trái Đất là
A. 1 triệu loài B. 1,5 triệu loài C. 2 triệu loài D. 2,5 triệu loài
Câu 8. Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất
A. Đới lạnh B. Hoang mạc đới nóng
C. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm D. Cả a và b đúng
Câu 9. Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng
A. Chuột nhảy B. Gấu trắng C. Cú tuyết D. Cáo Bắc cực
Câu 10. Chim cánh cụt có lớp mỡ dưới da rất dày để làm gì?
A. Dự trữ năng lượng
B. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể, chống rét
C. Giúp chim nổi khi bơi
D. Cả a và b đúng
Câu 11. Đặc điểm nào thường gặp ở động vật đới lạnh
A. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày B. Lông màu trắng vào mùa đông
C. Hoạt động vào ban đêm D. Di chuyển bằng cách quăng thân
Câu 12. Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là
A. Bướu mỡ B. Có màu lông giống màu cát
C. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày D. Tất cả các đặc điểm trên đúng
Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG có ở các động vật đới nóng
A. Có khả năng di chuyển xa B. Di chuyển bằng cách quăng thân
C. Hoạt động vào ban ngày D. Có khả năng nhịn khát
Câu 14. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩa gì
A. Để lẩn tránh kẻ thù B. Tránh mất nước cho cơ thể
C. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng D. Tránh nóng ban ngày
Câu 15. Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?
A. Màu lông nhạt, giống màu cát B. Chui rúc vào sâu trong cát
C. Di chuyển bằng cách quăng thân D. Tất cả đặc điểm trên đều đúng
Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?
A. Thường săn mồi vào ban đêm. B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá.
C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn. D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm.
Câu 17. Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?
A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau.
B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau.
C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?
A. Do các hoạt động của con người. B. Do các loại thiên tai xảy ra.
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. Do các loại dịch bệnh bất thường.
Câu 19. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.
B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.
C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.
D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.
Câu 20. Số loài động vật ở … cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất.
A. Môi trường đới lạnh B. Môi trường hoang mạc đới nóng
C. Môi trường nhiệt đới gió mùa D. Môi trường ôn đới
Câu 21. Tại sao trên đồng ruộng đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể bắt gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau?
A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện sống nhất định khác nhau
B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau
C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau
D. Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 22: Thức ăn của rắn giun là
A. Giun đất B. Giun đũa C. Sâu bọ D. Chuột
Câu 23. Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là
A. Da động vật B. Lông động vật
C. Sáp ong, cánh kiến D. Tất cả các tài nguyên động vật trên
Câu 24. Đặc điểm nào KHÔNG phải là lợi ích của nguồn tài nguyên động vật?
A. Gây ô nhiễm môi trường B. Cung cấp thực phẩm, dược liệu
C. Tiêu diệt các loài sinh vật có hại D. Làm giống vật nuôi
Câu 25. Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn hổ mang?
A. Hoạt động vào ban ngày B. Sống chui luồn trong đất
C. Vừa sống ở nước vừa ở cạn D. Thức ăn chủ yếu là chuột
Câu 26. Loài rắn nào là loài có ích cho con người
A. Rắn nước B. Rắn săn chuột C. Rắn cạp nong D. Rắn ráo
Câu 27. Rắn ráo sống trong môi trường nào?
A. Trên cạn B. Trên cây
C. Chui luồn trong đất D. Trên cạn và trên cây
Câu 28. Đâu là nguyên nhân chính gây nên sự diệt vong của các loài động thực vật?
A. Do các loài thiên tai xảy ra
B. Do các loại dịch bệnh bất thường
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật kém đi
D. Do các hoạt động của con người
Câu 29. Các hoạt động của con người làm giảm sút độ đa dạng sinh học là
A. Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật
B. Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy gây ô nhiễm môi trường
C. Sự săn bắn động vật hoang dã
D. Tất cả các hoạt động trên
Câu 30. Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học?
A. Sử dụng thiên địch B. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hai
C. Gây vô sinh ở động vật gây hại D. Tất cả những biện pháp trên đúng
Đáp án từ câu 1-30 trắc nghiệm ôn tập chương Động vật và đời sống con người Sinh học 7
1C, 2D, 3B, 4A, 5B, 6D, 7B, 8C, 9A, 10D
11B, 12D, 13C, 14C, 15D, 16B, 17D, 18A, 19C, 20C
21D, 22C, 23D, 24A, 25D, 26B, 27D, 28D, 29D, 30D
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-49 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương: Động vật và đời sống con người Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231334 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023930 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023315 - Xem thêm