Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo Chuyên đề 20 bài tập nâng cao về Chuyển động cơ học bồi dưỡng Học sinh giỏi Vật lý 8 dưới đây. Tài liệu tóm tắt các kiến thức quan trọng, cùng với các bài tập nâng cao đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học, qua đó giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.
20 BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC BỒI DƯỠNG HSG VẬT LÝ 8
Bài 1: Hai ôtô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm cách nhau 150km. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì chúng gặp nhau biết rằng vận tốc xe thứ nhất là 60km/h và xe thứ 2 là 40km/h.
Hướng dẫn giải:
Giả sử sau thời gian t(h) thì hai xe gặp nhau
Quãng đường xe 1đi được là :
\({S_1} = {v_1}.t = 60.t\)
Quãng đường xe 2 đi được là :
\({S_2} = {v_2}.t = 60.t\)
Vì 2 xe chuyển động ngược chiều nhau từ 2 vị trí cách nhau 150km
nên ta có: 60.t + 40.t = 150 => t = 1,5h
Vậy thời gian để 2 xe gặp nhau là 1h30’
Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xe 2 khởi hành thì:
a. Hai xe gặp nhau
b. Hai xe cách nhau 13,5km.
Hướng dẫn giải:
a. Giải sử sau t (h) kể từ lúc xe 2 khởi hành thì 2 xe gặp nhau:
Khi đó ta có quãng đường xe 1 đi đợc là:
S1 = v1(0,5 + t) = 36(0,5 +t)
Quãng đường xe 2 đi đợc là:
S2 = v2.t = 18.t
Vì quãng đường AB dài 72 km nên ta có:
36.(0,5 + t) + 18.t = 72 => t = 1(h)
Vậy sau 1h kể từ khi xe hai khởi hành thì 2 xe gặp nhau
a. Trường hợp 1: Hai xe chưa gặp nhau và cách nhau 13,5 km
Gọi thời gian kể từ khi xe 2 khởi hành đến khi hai xe cách nhau 13,5 km là t2
Quãng đường xe 1 đi được là: S1’ = v1(0,5 + t2) = 36.(0,5 + t2)
Quãng đường xe đi được là: S2’ = v2t2 = 18.t2
Theo bài ra ta có: 36.(0,5 + t2) + 18.t +13,5 = 72 => t2 = 0,75(h)
Vậy sau 45’ kể từ khi xe 2 khởi hành thì hai xe cách nhau 13,5 km
Trường hợp 2: Hai xe gặp nhau sau đó cách nhau 13,5km
Vì sau 1h thì 2 xe gặp nhau nên thời gian để 2 xe cách nhau 13,5km kể từ lúc gặp nhau là t3. Khi đó ta có:
18.t3 + 36.t3 = 13,5 => t3 = 0,25 h
Vậy sau 1h15’ thì 2 xe cách nhau 13,5km sau khi đã gặp nhau.
Bài 3: Một người đi xe đạp với vận tốc v1 = 8km/h và 1 người đi bộ với vận tốc v2 = 4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều nhau. Sau khi đi được 30’, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30’ rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?
Hướng dẫn giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi trong thời gian t1 = 30’ là:
s1 = v1.t1 = 4 km
Quãng đường người đi bộ đi trong 1h (do người đi xe đạp có nghỉ 30’)
s2 = v2.t2 = 4 km
Khoảng cách hai người sau khi khởi hành 1h là:
S = S1 + S2 = 8 km
Kể từ lúc này xem như hai chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
Thời gian kể từ lúc quay lại cho đến khi gặp nhau là:
\(t = \frac{S}{{{v_1} - {v_2}}} = 2h\)
Vậy sau 3h kể từ lúc khởi hành, người đi xe đạp kịp người đi bộ.
Bài 4: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v1 = 12km/h nếu người đó tăng vận tốc lên 3km/h thì đến sớm hơn 1h.
a. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B.
b. Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12km/h được quãng đường s1 thì xe bị hỏng phải sửa chữa mất 15 phút. Do đó trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v2 = 15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30’. Tìm quãng đường s1.
Hướng dẫn giải:
a. Giả sử quãng đường AB là s thì thời gian dự định đi hết quãng đường AB là
\(\frac{s}{{\mathop v\nolimits_1 }} = \frac{s}{{12}}(h)\)
Vì người đó tăng vận tốc lên 3km/h và đến sớm hơn 1h nên.
\(\begin{array}{l} \frac{S}{{\mathop v\nolimits_1 }} - \frac{S}{{\mathop v\nolimits_1 + 3}} = 1\\ \Leftrightarrow \frac{S}{{12}} - \frac{S}{{15}} = 1\\ \Rightarrow S = 60km \end{array}\)
Thời gian dự định đi từ A đến B là:
\(t = \frac{S}{{12}} = \frac{{60}}{{12}} = 5h\)
b. Gọi t1’ là thời gian đi quãng đường s1: \(t{'_1} = \frac{{{S_1}}}{{{v_1}}}\)
Thời gian sửa xe:
\(\Delta t = 15' = \frac{1}{4}h\)
Thời gian đi quãng đường còn lại: \(t{'_2} = \frac{{S - {S_1}}}{{{v_2}}}\)
Theo bài ra ta có:
\(\begin{array}{l} {t_1} - (t{'_1} + \frac{1}{4} + t{'_2}) = \frac{1}{2}\\ \Rightarrow {t_1} - \frac{{{S_1}}}{{{v_1}}} - \frac{1}{4} - \frac{{S - {S_1}}}{{{v_2}}} = \frac{1}{2}(1)\\ \Rightarrow \frac{S}{{\mathop v\nolimits_1 }} - \frac{S}{{\mathop v\nolimits_2 }} - \mathop s\nolimits_1 \left( {\frac{1}{{\mathop v\nolimits_1 }} - \frac{1}{{\mathop v\nolimits_2 }}} \right) = \frac{1}{2} + \frac{1}{4} = \frac{3}{4}(2)\\ (1) + (2) \to {s_1}\left( {\frac{1}{{\mathop v\nolimits_1 }} - \frac{1}{{\mathop v\nolimits_2 }}} \right) = 1 - \frac{3}{4} = \frac{1}{4}\\ \mathop {Hay\,\,\,\,\,s}\nolimits_1 = \frac{1}{4}\frac{{\mathop v\nolimits_1 .\mathop v\nolimits_2 }}{{\mathop v\nolimits_2 - \mathop v\nolimits_1 }} = \frac{1}{4}.\frac{{12.15}}{{15 - 12}} = 15km \end{array}\)
Bài 5: Một viên bi được thả lăn từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Bi đi xuống nhanh dần và quãng đường mà bi đi được trong giây thứ i là (m) với i = 1; 2; ....;n
a. Tính quãng đường mà bi đi đợc trong giây thứ 2; sau 2 giây.
b. Chứng minh rằng quãng đường tổng cộng mà bi đi được sau n giây (i và n là các số tự nhiên) là L(n) = 2 n2(m).
Hướng dẫn giải:
a. Quãng đường mà bi đi được trong giây thứ nhất là:
S1 = 4-2 = 2 m.
Quãng đường mà bi đi được trong giây thứ hai là:
S2 = 8-2 = 6 m.
Quãng đường mà bi đi được sau hai giây là:
S2’ = S1 + S2 = 6 + 2 = 8 m.
b. Vì quãng đờng đi được trong giây thứ i là S(i) = 4i – 2 nên ta có:
S(i) = 2
S(2) = 6 = 2 + 4
S(3) = 10 = 2 + 8 = 2 + 4.2
S(4) = 14 = 2 +12 = 2 + 4.3
..............
S(n) = 4n – 2 = 2 + 4(n-1)
Quãng đường tổng cộng bi đi được sau n giây là:
L(n) = S(1) +S(2) +.....+ S(n) = 2[n+2[1+2+3+.......+(n-1)]]
Mà 1+2+3+.....+(n-1) = \(\frac{{(n - 1)n}}{2}\) nên L(n) = 2n2 (m)
Bài 6: Người thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 8km/h. Cùng lúc đó người thứ 2 và thứ 3 cùng khởi hành từ B về A với vận tốc lần lượt là 4km/h và 15km/h khi người thứ 3 gặp người thứ nhất thì lập tức quay lại chuyển động về phía người thứ 2. Khi gặp người thứ 2 cũng lập tức quay lại chuyển động về phía người thứ nhất và quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến lúc ba người ở cùng 1 nơi. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho đến khi 3 người ở cùng 1 nơi thì người thứ ba đã đi được quãng đường bằng bao nhiêu? Biết chiều dài quãng đường AB là 48km.
Hướng dẫn giải:
Vì thời gian người thứ 3 đi cũng bằng thời gian ngời thứ nhất và người thứ 2 đi là t và ta có:
8t + 4t = 48
\(\Rightarrow t = \frac{{48}}{{12}} = 4h\)
Vì người thứ 3 đi liên tục không nghỉ nên tổng quãng đường người thứ 3 đi là S3 = v3 .t = 15.4 = 60km.
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập nâng cao về Chuyển động cơ học bồi dưỡng HSG Vật lý 8, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 20 bài tập nâng cao về Chuyển động cơ học bồi dưỡng Học sinh giỏi Vật lý 8. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn giải 1 số dạng toán về Chuyển động cơ học Vật lý 8
-
91 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Lực đẩy Ác-si-mét có đáp án môn Vật lý 8
-
Lý thuyết và phương pháp giải bài tập chủ đề Tốc độ môn Vật lý 8
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231367 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023954 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm