OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

110 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VI Sinh học 7 có đáp án

24/08/2019 851.96 KB 1724 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190824/83788151394_20190824_090609.pdf?r=6536
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

110 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VI Sinh học 7 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi ôn tập kiến thức có liên quan đến động vật có xương sống thuộc chương trình Sinh học 7 nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

 

 
 

110 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG VI SINH HỌC 7 

Câu1: Mắt cá không có mí, màng mắt tiếp xúc với nước có tác dụng:

            a. Giúp màng mắt không bị khô.                 c. Dễ tìm mồi.

            b. Dễ phát hiện kẻ thù.                                d. Giảm sức cản của nước.

Câu 2: Da cá có nhiều tuyến tiết chất nhày có tác dụng:

            a. Bảo vệ da khỏi khô.                      c.Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

            b. Giảm sức cản của nước.              d. Giúp cá hô hấp.

Câu 3: Vảy cá xếp lợp mái ngói có tác dụng:

            a. Giảm sức cản của nước.              c. Để thân cử động dễ dàng theo chiều ngang.

            b. Giữ ấm cơ thể cá.                          d. Giảm sự ma sát giữa da cá và môi trường.

Câu 4: Vây lưng và vây hậu môn của cá có tác dụng:

            a. Giúp cá di chuyển về phía trước.       

            b. Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.

            c. Làm tăng diện tích dọc thân cá đảm bảo thế cân bằng cho cá.

            d. Giúp cá rẽ phải hoặc rẽ trái.

Câu 5: Làm nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá khi bơi đứng 1 chỗ, hướng lên hoặc xuống, rẽ trái, rẽ phải, dừng lại, bơi lùi là chức năng của:

a. Vây ngực và vây bụng.                           c. Vây ngực và vây đuôi.

             b. Vây bụng và vây đuôi.                             d. Vây đuôi và vây hậu môn.

Câu 6: Cá chép hô hấp bằng:

            a. Da.                                                              c. Da và phổi.

            b. Phổi.                                                            d. Mang.

Câu 7: Số lượng tấm mang của cá chép:

            a. 4 tấm mang.                                               c. 4 đôi tấm mang nằm ở mỗi bên đầu.

            b. 4 đôi tấm mang.                                        d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 8: Chức năng lọc từ máu các chất không cần thiết thải ra ngoài ở cá chép là:

            a. Gan.                                                            c. Ruột.

            b. Thận.                                                          d. Tĩnh mạch.

Câu 9: Não bộ của cá chép được bảo vệ trong:

            a. Hộp sọ.                                                       c. Xương đầu.

            b. Cột sống.                                                   d. Xương nắp mang.

Câu 10: Cơ quan xúc giác của cá là:

            a. Mắt.                                                            c. Râu.

            b. Hốc mũi.                                                    d. Tai.

         Câu 11: Tim của cá được chia thành:

            a. 1 ngăn.                                                                   c. 3 ngăn.

            b. 2 ngăn.                                                                   d. 4 ngăn.

Câu 12: Hệ mạch ở cá gồm:

            a. Động mạch.                                                           c. Mao mạch.

            b. Tĩnh mạch                                                              d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 13: Các bộ phận hệ thần kinh của cá chép gồm:

            a. Não và các dây thần kinh.                                  c. Não và tuỷ sống.

            b. Tuỷ sống và các dây thần kinh.                         d. Não, tuỷ sống và các dây thần kinh.

Câu 14: Đảm nhận chức năng điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp của cá khi bơi là:

            a. Não trước.                                                              c. Não trung gian.

            b. Não giữa.                                                               d. Tiểu não.

Câu 15: Cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước, các vật cản để tránh là nhờ:

            a. Cơ quan thị giác.                                                  c. Cơ quan xúc giác.

            b. Cơ quan thính giác.                                              d. Cơ quan đường bên.

Câu 16: Bộ xương cá sụn được cấu tạo bằng:

            a. Sụn.                                                                       c. Xương.

            b. Gân.                                                                       d. Gân và sụn

Câu 17: Môi trường sống của cá xương:

            a. Nước ngọt.                                                             c. Nước lợ và nước mặn.

            b. Nước lợ và nước ngọt.                                          d. Nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

Câu 18: Loài cá nào thích nghi với đời sống tầng mặt nước:

            a. Cá chép.                                                                 c. Cá trích, cá nhám.

            b. Cá chép, cá trích.                                                 d. Cá nhám, cá đuối.

Câu 19: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống tầng nước giữa và tầng nước đáy:

a. Thân nhỏ, ngắn, vây hông và vây ngực tiêu biến, khúc đuôi khoẻ, bơi nhanh.

b. Thân nhỏ, vây ngực và vây hông phát triển, khúc đuôi khoẻ, bơi nhanh.

c. Thân nhỏ, ngắn, vây ngực và vây bụng  phát triển, khúc đuôi yếu, bơi chậm.

d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 20: Ý nghĩa của cá đối với đời sống con người:

a. Cung cấp thực phẩm giàu đạm, vitamin.

b. Da dùng để đóng giày, làm cặp. Xưong và bã mắm làm phân bón và thức ăn cho gia súc.

c. Làm thuốc trị bệnh còi xương, khô mắt, sưng khớp...

d. Cả a, b, c đều đúng.

 Câu 21: Mắt ếch có mí, có thể khép mở được để:

a. Tăng khả năng quan sát xung quanh.

b. Tăng khả năng quan sát và giữ cho mắt khỏi khô.

c. Bảo vệ mắt, tránh ánh sáng gắt và giữ cho mắt khỏi khô.

d. Ngăn cho nước không vào mắt khi bơi.

Câu 22: Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

a. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành khối thuôn nhọn về trước.

b. Da có chất nhày, chi sau có màng bơi.

c. Mắt, mũi ở vị trí cao nhất trên đầu.                  

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 23: Những đặc điểm ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

a. Chi phát triển, gồm nhiều đoạn khớp với nhau linh hoạt.

b. Mắt có mí, tai có màng nhĩ.             

c. Có phổi, mũi thông với khoang miệng.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 24: Ếch sinh sản theo lối:

            a. Thụ tinh ngoài.                                         c. Thụ tinh ngoài kết hợp thụ tinh trong.

            b. Thụ tinh trong.                                          d. Không thụ tinh.

Câu 25: Vào mùa đông ếch ẩn mình trong hang hốc ẩm. Hiện tượng đó gọi là:

            a. Sinh sản.                                                                            c. Trú đông.

b. Sinh trưởng.                                                                      d. ẩn núp.

Câu 26: Bộ xương ếch có vai trò:

            a. Tạo khoang bảo vệ não, tuỷ sống, nội quan.                c. Tạo khung nâng đỡ cơ thể.

            b. Nơi bám của các cơ giúp ếch di chuyển.                      d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 27: Hệ cơ của ếch phát triển nhất là ở:

            a. Cơ đầu.                                                                               c. Cơ đùi và cơ bắp.

            b. Cơ đùi.                                                                               d. Cơ bắp và cơ đầu.

Câu 28: Cơ quan hô hấp của ếch là:

            a. Mang.                                                                                 c. Phổi.

            b. Da.                                                                                      d. Da và phổi.

Câu 29: ếch thực hiện hô hấp nhờ cử động của:

            a. Phổi nâng lên.                                                                    c. Sự nâng, hạ của thềm miệng.

.           b. Sự nâng, hạ của lồng ngực.                                               d. Phổi xẹp xuống.

Câu 30: Máu đi nuôi cơ thể của ếch là:

            a. Máu đỏ tươi.                                                                      c. Máu pha.

            b. Máu đỏ thẫm.                                                                    d. Máu pha và máu đỏ thẫm

{-- Từ câu 31 - 50 và đáp án của Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VI Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 51: Đặc điểm cấu tạo da của chim bồ câu:

               a. Da khô, phủ lông vũ.                             c. Da ẩm, có tuyến nhày.

               b. Da khô, có vảy sừng.                            d. Da khô, phủ lông mao.

Câu 52: Lông vũ của chim được chia làm 2 loại:

               a. Lông đuôi và lông cánh.                       c. Lông phủ và lông tơ.

               b. Lông ống và lông tơ.                             d. Lông mịn và lông xốp

Câu 53: Lông ống của chim bồ câu có cấu tạo:

a. Gồm 1 ống lông dính các sợi  lông mảnh.

b. Gồm 1 ống lông ở giữa, 2 bên có các sợi lông móc vào nhau làm thành phiến mỏng.

c. Gồm các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp.

d. Cả a, b, c đều sai

Câu 54: Đặc điểm cấu tạo chi sau của chim bồ câu là:

         a. Bàn chân có 5 ngón, có màng dính giữa các ngón.

         b. Bàn chân có 4 ngón, có màng dính giữa các ngón.

         c. Bàn chân có 5 ngón: 3 ngón trước, 2 ngón sau.

         d. Bàn chân dài có 4 ngón: 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt

Câu 55: Kiểu bay của chim bồ câu:

              a. Bay vỗ cánh.                                                 c. Bay thấp.

              b.   Bay lượn.                                                     d. Bay cao.

Câu 56: Bộ xương chim bồ câu thích nghi với sự bay:

              a. Nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc.             

              b. Hai chi trước biến đổi thành cánh.   

              c. Xương mỏ ác phát triển là chỗ bám  cho cơ ngực.

             d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 57: Cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:

            a. Khí quản và 9 túi khí.                   

            b. Khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi và hệ thống ống khí, 9 túi khí

            c. Khí quản, 2 phế quản, 9 túi khí.

            d. 2 lá phổi và hệ thống ống khí..

Câu 58: Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng :

a. Chứa thức ăn                                             c.  Tiết ra dịch vị .

              b. Tiết chất nhờn                                           d.  Làm mềm thức ăn.

Câu 59: Tim của chim bồ câu được phân thành:

a. 4 ngăn.                                                               c. 3 ngăn.

b. 2 ngăn.                                                               d. 1 ngăn

Câu 60: Máu đi nuôi cơ thể ở chim là:

           a. Máu đỏ tươi.                                                            c. Máu pha.

           b.Máu đỏ thẫm.                                                            d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 61: Tuyến tiêu hoá của chim bồ câu gồm:

           a. Tuyến nước bọt, tuyến vị                     

           b.Tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến ruột, mật.   

           c. Tuyến vị, tuyến tụy, tuyến ruột, mật.     

           d. Tuyến vị, gan, tuyến tụy.

Câu 62: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì:

          a. Sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ                 

          b. Nhiệt độ cơ thể cao, ổn định.                   

          c. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

          d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 63: Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi cứng, có hiện tượng ấp trứng, nuôi con, chăm sóc và bảo vệ con non là đặc điểm của:

          a. Cá.                                                                        c. Thằn lằn bóng.

          b. ếch nhái                                                               d. Chim bồ câu

Câu 64: Bộ não chim bồ câu phát triển hơn hẳn não bò sát:

a. 2 bán cầu đại não lớn.                                                  c. Thuỳ khứu giác kém phát triển

b. Tiểu não lớn có nhiều nếp nhăn ngang.                        d. Cả a, b đều đúng.

Câu 65: Hệ sinh dục của chim bồ câu mái chỉ có:

            a. 1 buồng trứng trái phát triển.                              c. 2 buồng trứng phát triển.

            b. 1 buồng trứng phải phát triển.                             d. Cả a, b, c đều sai

Câu 66: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:

            a. Chim bơi.                                                               c. Chim bay.

            b. Chim chạy.                                                            d. Chim sống dưới nước

Câu 67: Lớp chim được phân thành các nhóm:

            a. Chim ở cạn, chim trên không .                           c. Chim chạy, chim bay, chim bơi.

            b. Chim chạy, chim bay.                                         d. Chim bơi và chim ở cạn.

Câu 68: Đặc điểm chân của bộ gà:

            a. Chân to, khoẻ, có vuốt cong sắc.                                  

            b. Chân to, khoẻ, chỉ có 2 ngón hoặc 3 ngón.     

            c. Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa.

            d. Chân ngắn có màng bơi..

Câu 69: Đặc điểm của bộ chim Ưng:

a. Mỏ khoẻ, quặp, sắc, nhọn.                                  c. Chân to khoẻ, có vuốt cong sắc.

b. Cánh dài, khoẻ.                                                    d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 70: Vai trò của lớp chim trong tự nhiên là:

            a. Cung cấp thực phẩm.               

            b. Làm cảnh                      

            c. Làm đồ trang trí..                                                                                     

            d. Giúp thụ phấn cho cây, phát tán quả và hạt .

Câu 71:  Chim bồ câu có tập tính:

            a. Sống thành đôi.                                         c. Sống thành nhóm nhỏ.

            b. Sống đơn độc.                                           d. Sống thành đàn.

Câu 72: Tập tính sinh sản của chim:

           a. ấp trứng, chăm sóc trứng và nuôi con.                         c. Thụ tinh trong

           b. Trứng có vỏ đá vôi, nhiều noãn hoàng.                        d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 73: Tập tính ghép đôi trong mùa sinh sản của chim mang ý nghĩa sinh học cao góp phần quyết định việc:                       

            a. Làm tổ, đẻ trứng.                              c. Ấp trứng nuôi con.

           b. Giữ gìn và phát triển nòi giống.         d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 74: Tập tính của chim bao gồm:

                         a. Những hoạt động tha rác, kiếm mồi, di trú.                             c.Những phản xạ bẩm sinh

            b. Những phản xạ có điều kiện do chim tiếp thu.                        d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 75: Chim thích nghi tốt với điều kiện sống nhờ có:

            a. Hệ cơ và bộ xương phát triển.                   c. Hệ thần kinh và giác quan phát triển.

            b. Hệ hô hấp, tuần hoàn hoàn chỉnh.            d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 76: Thỏ là động  vật có xương sống thuộc lớp:

            a. Lưỡng cư.                                                      c. Chim.

            b. Bò sát.                                                           d. Thú.

Câu 77: Trong tự nhiên thỏ có tập tính kiếm ăn vào lúc:

            a. Buổi sáng.                                                     c. Buổi sáng và buổi trưa.

            b. Buổi trưa.                                                      d. Buổi chiều và ban đêm.

Câu 78: Vai trò của bộ lông thỏ:

            a. Bảo vệ cơ thể.                                             c. Tạo hình dáng đẹp cho Thỏ.

b. Giúp Thỏ chống lạnh.                                d. Cả a, b đều đúng

Câu 79: Vành tai thỏ lớn, dài, cử động được mọi chiều có chức năng:

a. Chống trả kẻ thù.                               

b. Tham gia bắt mồi.

c. Định hướng âm thanh vào tai giúp Thỏ nghe rõ, chính xác.

d. Định hướng cơ thể khi chạy.

Câu 80: Thức ăn của thỏ:

              a. Thực vật.                                                        c. Cá

 b. Thịt.                                                                d. Động vật

{-- Từ câu 81 - 110 và đáp án của Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VI Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VI Sinh học 7 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:​

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF