Bài tập 24 trang 29 SGK Hình học 12 NC
Khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, M là trung điểm của cạnh SC. Mặt phẳng (P) đi qua AM, song song với BD chia khối chóp thành hai phần. Tính tỉ số thể tích cùa hai phần đó.
Hướng dẫn giải chi tiết
Gọi O là tâm hình bình hành ABCD. Gọi G là giao điểm của SO và AM thì G là trọng tâm của tam giác SAC nên \(\frac{{SG}}{{SO}} = \frac{2}{3}\)
Mặt phẳng (P) song song với BD nên (P) cắt mp (SBD) theo giao tuyến B′D′ đi qua G và B′D′ / /BD, trong đó B′, D′ lần lượt trên SB và SD.
B′D′ // BD nên \(\frac{{SB'}}{{SB}} = \frac{{SD'}}{{SD}} = \frac{{SG}}{{SO}} = \frac{2}{3}\)
Mặt phẳng (P) chia khối chóp S.ABCD thành hai phần: Khối chóp S.AB′MD′ và khối đa diện ABCDB′MD′.
\(\begin{array}{l}
\frac{{{V_{S.AB'D'}}}}{{{V_{S.ABD}}}} = \frac{{SA}}{{SA}}.\frac{{SB'}}{{SB}}.\frac{{SD'}}{{SD}} = \frac{2}{3}.\frac{2}{3} = \frac{4}{9}\\
\Rightarrow \frac{{{V_{S.AB'D'}}}}{{{V_{S.ABCD}}}} = \frac{2}{9}
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
\frac{{{V_{S.MB'D'}}}}{{{V_{S.CBD}}}} = \frac{{SM}}{{SC}}.\frac{{SB'}}{{SB}}.\frac{{SD'}}{{SD}}\\
= \frac{1}{2}.\frac{2}{3}.\frac{2}{3} = \frac{2}{9}\\
\Rightarrow \frac{{{V_{S.MB'D'}}}}{{{V_{S.ABCD}}}} = \frac{1}{9}
\end{array}\)
Từ đó suy ra:
\(\frac{{{V_{S.AB'MD'}}}}{{{V_{S.ABCD}}}} = \frac{{{V_{S.AB'D'}} + {V_{S.MB'D'}}}}{{{V_{S.ABCD}}}} = \frac{2}{9} + \frac{1}{9} = \frac{1}{3}\)
Vậy \(\frac{{{V_{S.AB\prime MD\prime }}}}{{{V_{ABCDB\prime MD'}}}} = \frac{1}{2}\)
-- Mod Toán 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C', đều có cạnh bằng a, AA' = a và đỉnh cách đều A, B, C
bởi Hy Vũ 06/02/2017
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C', đều có cạnh bằng a, AA' = a và đỉnh cách đều A, B, C. Gọi lần lượt là trung điểm của cạnh BC và A'B. Tính theo a thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C' và khoảng cách từ C đến mặt phẳng (AMN).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), SA = 8a, tam giác ABC đều cạnh bằng 4a
bởi thanh duy 08/02/2017
Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), SA = 8a, tam giác ABC đều cạnh bằng 4a; M, N lần lượt là trung điểm của cạnh SB và BC. Tính theo a thể tích hình chóp S.ABC và khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (AMN).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, AA’ = 2a và góc giữa đường thẳng AA’ và mặt phẳng (ABC) là 600 . Tính thể tích khối tứ diện ACA’B’.
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), SA = AB = a, AD = 3a
bởi hoàng duy 07/02/2017
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), SA = AB = a, AD = 3a. Gọi M là trung điểm của BC. Tính thể tích khối chóp S.ABMD và cosin góc tạo bởi hai mặt phẳng (ABCD) và (SDM).
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
ADMICRO
Tính thể tích khối chóp S.ABC và tính khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng (SAB) theo a.
bởi Anh Trần 08/02/2017
Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông tại A, AB=AC=a, I là trung điểm của SC, hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm H của BC, mặt phẳng (SAB) tạo với đáy 1 góc bằng 60. Tính thể tích khối chóp S.ABC và tính khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng (SAB) theo a.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a, AD = 2a, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy
bởi Bo Bo 08/02/2017
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a, AD = 2a, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và cạnh bên SC tạo với mặt đáy một góc 600 . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh bên SA và SB. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ S đến mặt phẳng (DMN).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng
bởi Đào Lê Hương Quỳnh 08/02/2017
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB, BC. Tính thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách từ C đến mặt phẳng (SMN).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a, SB = 2a, SA = SC
bởi thanh hằng 08/02/2017
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a, SB = 2a, SA = SC. Cạnh bên SB tạo với đáy một góc \(30^{\circ}\). Tính thể tích khối chóp và góc giữa hai đường thẳng SA, BC.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông tại, AB=AC=a, I là trung điểm của SC
bởi Nguyễn Thị Lưu 06/02/2017
Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông tại, AB=AC=a, I là trung điểm của SC, hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm H của BC, mặt phẳng (SAB) tạo với đáy 1 góc bằng 600. Tính thể tích khối chóp S.ABC và tính khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng (SAB) theo a .
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Hình chiếu vuông góc của S xuống mặt phẳng (ABCD) trùng với trung điểm H của đoạn AI
bởi Sam sung 08/02/2017
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm I, AB = a, BC = \(a\sqrt{3}\) , tam giác SAC vuông tại S. Hình chiếu vuông góc của S xuống mặt phẳng (ABCD) trùng với trung điểm H của đoạn AI. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ điểm H đến mặt phẳng (SAB).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có hình chóp A'.ABD là hình chóp đều, AB= a, AA' = \(a \sqrt{3}\). Tính thể tích hình hộp và tính góc hợp bởi hai mặt phẳng (A'B'C'D') và (A'BD).
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại A , BC = 2a, AB = a và mặt bên BB'C'C là hình vuông
bởi Hong Van 08/02/2017
Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại A , BC = 2a, AB = a và mặt bên BB'C'C là hình vuông. Tính theo a thể tích của khối lăng trụ và khoảng cách giữa hai đường thẳng AA'BC'.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hình chóp SABC có SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA= \(a\sqrt{3}\)
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 08/02/2017
Cho hình chóp SABC có SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA= \(a\sqrt{3}\), tam giác ABC vuông tại B, AB = \(a\sqrt{3}\), AC = 2a. Tính theo a thể tích hình chóp SABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính theo a thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C\) và khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A'B\) và \(CC'\)
bởi sap sua 08/02/2017
Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh a. Điểm \(A'\) cách đều ba điểm A, B, C. Góc giữa \(AA'\) và mặt phẳng (ABC) là \(60^{\circ}\). Tính theo a thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C\) và khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A'B\) và \(CC'\).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B; AB = BC = a; AD = 2a; SA \(\perp\) (ABCD)
bởi Nguyễn Trọng Nhân 06/02/2017
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B; AB = BC = a; AD = 2a; SA \(\perp\) (ABCD). Góc giữa mặt phẳng (SCD) và mặt phẳng (ABCD) bằng 450. Gọi M là trung điểm AD. Tính theo a thể tích khối chóp S.MCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SM và BD.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp A.BCD có hình chiếu vuông góc của A xuống mặt phẳng (BCD) trùng với trung điểm H của đoạn BC
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 07/02/2017
Cho hình chóp A.BCD có hình chiếu vuông góc của A xuống mặt phẳng (BCD) trùng với trung điểm H của đoạn BC. Tam giác BCD vuông tại D và có BC = 2a, BD = a. Góc giữa hai mặt phẳng (ACD) và (BCD) là 600 . Tính thể tích của tứ diện ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và AC.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, cạnh bằng a. Góc DAB = \(120^{\circ}\). Hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) cùng vuông góc với đáy. Góc giữa (SBD) và mặt đáy bằng \(60^{\circ}\). Tính thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ A đến (SBC).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hình lăng trụ đứng ABCD A’B’C’D’ có đáy hình thoi cạnh a, \(\widehat{BAD}=60^0\) và AC' = 2a
bởi Ngoc Nga 07/02/2017
Cho hình lăng trụ đứng ABCD A’B’C’D’ có đáy hình thoi cạnh a, \(\widehat{BAD}=60^0\) và AC' = 2a. Gọi O là giao điểm của AC và BD, E là giao điểm cả A’C và OC’. Tính thể tích khối lăng trụ ABCD A’B’C’D’ và khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (EBD).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), góc giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 60
bởi Hoai Hoai 07/02/2017
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, \(\widehat{ABC}=60^0\). Cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), góc giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 600, gọi M là trung điểm của SB. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và SD.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Hình chiếu vuông góc của C’ lên mặt phẳng (ABC) là điểm D thuộc cạnh BC sao cho DB = 2DC
bởi Đặng Ngọc Trâm 07/02/2017
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có các đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của C’ lên mặt phẳng (ABC) là điểm D thuộc cạnh BC sao cho DB = 2DC. Góc giữa đường thẳng AC’ và mặt phẳng (ABC) bằng \(45^{\circ}\). Tính theo a khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABC), (A’B’C’) và cosin góc giữa hai đường thẳng AD, CC’.
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Tính theo a thể tích khối chóp S ABCD . và khoảng cách từ M đến mặt phẳng (SBC)
bởi Bin Nguyễn 07/02/2017
Cho hình chóp S ABCD. có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SADlà tam giác vuông tại S, hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABCD) là điểm H thuộc cạnh AD sao cho HA = 3HD, AD = 4a. Gọi M là trung điểm của cạnh AB, \(SA=2\sqrt{3}a\) , đường thẳng SC tạo với đáy một góc 30. Tính theo a thể tích khối chóp S ABCD . và khoảng cách từ M đến mặt phẳng (SBC).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên tạo với đáy một góc bằng \(30^{\circ}\)
bởi Lê Gia Bảo 06/02/2017
Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên tạo với đáy một góc bằng \(30^{\circ}\). Gọi M là trung điểm của BC và I là trung điểm của AM. Biết rằng hình chiếu của điểm I lên mặt đáy A'B'C' là trọng tâm G của \(\Delta A'B'C'\). Tính thể tích khối chóp A.A'B'C' và khoảng cách từ C đến mặt phẳng (ABB'A').
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SCI)
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 08/02/2017
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại C, BC = 2a. Tam giác SAB vuông cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy, mặt bên (SAC) hợp với mặt đáy một góc 600. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SCI), biết rằng I là trung điểm của cạnh AB.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biêt bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật ABCD bằng \(\small \frac{a\sqrt{3}}{3}\)và góc \(\small \widehat{ACB}=30^0\)
bởi Lê Minh Bảo Bảo 07/02/2017
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, tâm O. Cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và \(\small SA=a\sqrt{3}\) . Biêt bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật ABCD bằng \(\small \frac{a\sqrt{3}}{3}\)và góc \(\small \widehat{ACB}=30^0\). Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng AC; SB.
Theo dõi (0) 4 Trả lời