OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần


Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.Các em sẽ biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng thoái hoá

1.1.1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn

  • Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn là hiện tượng các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
    • Ví dụ: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, không ngọt.

Thoái hóa do tự thụ phấn qua các thế hệ

Thoái hóa do tự thụ phấn qua các thế hệ

1.1.2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật

  • Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.
  • Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

Thoái hóa do giao phối gần

Thoái hóa do giao phối gần

1.2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá

Tự thụ phấn ở thực vật hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại cho cơ thể biểu hiện.

1.3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống

Trong công tác giống cây trồng vật nuôi, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 34 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.

  • Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật
    • B. Do lai khác thứ
    • C. Do tự thụ phấn bắt buộc
    • D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
    • A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
    • B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
    • C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau
    • D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ chúng

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 101 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 101 SGK Sinh học 9

Bài tập 1 trang 61 SBT Sinh học 9

Bài tập 16 trang 65 SBT Sinh học 9

Bài tập 2 trang 61 SBT Sinh học 9

Bài tập 1 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 2 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 3 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 4 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 5 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 15 trang 65 SBT Sinh học 9

Bài tập 17 trang 65 SBT Sinh học 9

Bài tập 18 trang 66 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 34 Chương 6 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 9 HỌC247

NONE
OFF