OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc


Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về vai trò của việc chọn lọc trong chọn giống và những phương pháp nào đã được con người sử dụng để đáp ứng được nhu cầu trong đời sống sản xuất. Các em sẽ so sánh được ưu và nhược điểm của từng phương pháp chọn lọc.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chọn lọc giống

1.1.1. Khái niệm

  • Chọn lọc giống là quá trình chọn lọc do con người tiến hành trên cây trồng, vật nuôi gồm hai mặt song song, vừa tích luỹ những biến dị có lợi - vừa đào thải những biến dị không có lợi cho con người, tạo giống cây trồng, vật nuôi.

1.1.2. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống

  • Chọn được những giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt.
  • Đáp ứng nhu cầu của con người.
  • Tạo giống mới để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của con người.
  • Phục hồi giống cũ đã có biểu hiện thoái hóa.

1.2. Các phương pháp chọn lọc

1.2.1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt

  • Chọn lọc hàng loạt là chọn lọc dựa trên kiểu hình, chọn ra những cá thể có kiểu hình tốt, phù hợp với mục tiêu chọn lọc để dùng làm giống.
  • Phương pháp chọn lọc hàng loạt có 2 hình thức: Chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc hàng loạt nhiều lần.

Phương pháp chọn lọc hàng loạt

Sơ đồ phương pháp chọn lọc hàng loạt

  • Hai hình thức này giống nhau về cách tiến hành nhưng khác nhau ở năm bắt đầu chọn lọc.
  • Phương pháp này không chỉ áp dụng ở cây trồng mà còn ở vật nuôi.
  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít tốn kém và có thể áp dụng trên phạm vi rộng.
  • Nhược điểm: Không kiểm tra được kiểu gen nên không củng cố được biến dị tốt, dễ dẫn tới thoái hóa sau một thời gian chọn lọc.

1.2.2. Chọn lọc cá thể

  • Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, từ đó nhân lên một cách riêng lẻ theo từng dòng.

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể 1 lần

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể 1 lần

  • Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng có 2 hình thức chọn lọc: chọn lọc cá thể một lần và chọn lọc cá thể nhiều lần.

Phương pháp chọn lọc cá thể nhiều lần

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể nhiều lần

  • Ưu điểm: Kiểm tra được kiểu gen, tích luỹ và củng cố các biến dị tốt nên có hiệu quả cao.
  • Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, công sức, khó thực hiện, khó áp dụng rộng rãi.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể?

Hướng dẫn giải

  Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể
Ưu điểm
  • Dễ làm, nhanh có kết quả, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.
  • Kiểm tra đầy đủ tính di truyền của từng cá thể, kết hợp kiểm tra kiểu hình, kiểu gen; tích luỹ và củng cố các biến dị tốt nên có hiệu quả cao.
  •  Có kết quả với cả những tính trạng có hệ số di truyền thấp.
Nhược điểm
  • Không xác định được tính biến dị của từng cá thể, không kiểm tra kiểu gen nên không củng cố và tích luỹ được biến dị tốt.
  • Chỉ có kết quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao.
  • Phức tạp, thời gian dài, tốn kém, khó thực hiện.
Ý nghĩa
  • Duy trì chất lượng và năng suất của giống khi đưa vào sản xuất đại trà.
  • Phục tráng những giống đã khu vực hoá.
  • Tạo giống mới từ vật liệu khởi đầu.
  • Tạo giống từ giống hỗn tạp là nguyên liệu cho phương pháp chọn lọc hàng loạt hoặc sản xuất đại trà.
ADMICRO

3. Luyện tập Bài 36 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được như thế nào là chọn lọc giống và vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
  • Phân tích và so sánh được ưu, nhược điểm của từng phương pháp chọn lọc. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng
    • B. Tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt
    • C. Phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo ra giống mới hoặc cải tạo giống cũ
    • D. Loại bỏ các giống đã cũ và bị thoái hóa
    • A. Ứng dụng có hiệu quả trên tất cả các đối tượng vật nuôi, cây trồng
    • B. Nhanh tạo ra kết quả và kết quả luôn ổn định
    • C. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi
    • D. Chỉ áp dụng một lần trên mọi đối tượng sinh vật

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 107 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 107 SGK Sinh học 9

Bài tập 25 trang 67 SBT Sinh học 9

Bài tập 26 trang 67 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 36 Chương 6 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 9 HỌC247

NONE
OFF