Giải bài 4 tr 111 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Ở người, tính trạng tóc quăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ, lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên.
a) Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường sinh ra một con trai tóc quăn, mù màu đỏ, lục. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ.
b) Với hai gen quy định hai tính trạng trên, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau trong quần thể người?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Câu a: Xác định kiểu gen của bố mẹ
* Về bệnh mù màu: Con bị mù màu có kiểu gen XmY. Bố bình thường nên con trai nhận Xm từ mẹ, từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ bình thường là: XMXm (mẹ) và XMY (bố)
* Về dạng tóc: Bố mẹ và con trai tóc quăn (trội) nên kiểu gen của bố mẹ bình thường là: AA x AA; AA x Aa; Aa x Aa
* Kết hợp cả 2 tính trạng thì kiểu gen của bố mẹ có thể là:
- AAXMXm x AAXMY
- AAXMXm x AaXMY
- AaXMXm x AAXMY
- AaXMXm x AaXMY
Câu b: Số lượng kiểu gen tối đa có thể có tỏng quần thể là:
* Tính trạng tóc: AA, Aa, aa (3 kiểu)
* Tính trạng mù màu: XMXm, XMXM, XmXm, XMY, XmY (5 kiểu)
* Về cả hai tính trạng: 3 x 5 = 15 kiểu gen
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 91 SGK Sinh học 12
Bài tập 4 trang 91 SGK Sinh học 12
Bài tập 5 trang 111 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 111 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 115 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 115 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 118 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 118 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 73 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 75 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 76 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 76 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 76 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 76 SBT Sinh học 12
Bài tập 6 trang 78 SBT Sinh học 12
Bài tập 7 trang 78 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 78 SBT Sinh học 12
Bài tập 10 trang 78 SBT Sinh học 12
Bài tập 12 trang 79 SBT Sinh học 12
Bài tập 13 trang 79 SBT Sinh học 12
Bài tập 16 trang 80 SBT Sinh học 12
-
Nói về ung thư, phát biểu nào chưa chính xác?
bởi Lê Tường Vy 20/06/2021
A. Ung thư là do sự thay đổi chức năng của gen liên quan đến chu kì tế bào hoặc gen ức chế khối u.
B. Ung thư không phải là bệnh di truyền.
C. Tế bào càng nhân đôi nhiều tích lũy càng nhiều đột biến.
D. Người già có nguy cơ ung thư cao hơn người trẻ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
1. Bệnh hồng cầu hình thành do đột biến gen làm cho chuỗi b-hêmôglôbin mất axit amin ở vị trí số 6 trong chuỗi pôlipeptit.
2. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính.
3. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
4. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21.
5. Bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
a. 1
b. 4
c. 2
d. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở người, alen a gây bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều bình thường sinh một đứa con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó đông. Nhận xét nào sau đây đúng?
bởi Bảo Hân 18/06/2021
A. Kiểu gen của \(\left( P \right):{{X}^{A}}{{X}^{a}}\text{ x }{{X}^{A}}Y\); cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
B. Kiểu gen của \(\left( P \right):{{X}^{A}}{{X}^{a}}\text{ x }{{X}^{A}}Y\); cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II, bố giảm phân bình thường.
C. Kiểu gen của \(\left( P \right):{{X}^{A}}{{X}^{a}}\text{ x }{{X}^{a}}Y\); cặp NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân I, mẹ giảm phân bình thường.
D. Kiểu gen của \(\left( P \right):{{X}^{A}}{{X}^{a}}\text{ x }{{X}^{a}}Y\); cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21.
b. Ba nhiễm sắc thể thứ 21.
c. Ba nhiễm sắc thể thứ 15.
d. Ba nhiễm sắc thể thứ 19.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng mới cưới dự định sinh con đi tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình.
bởi Thùy Nguyễn 14/06/2021
Biết rằng, người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên có 3 đứa con cùng giới liên tục trong 3 lần sinh và đều không mắc bệnh?
a. 17,55%.
b. 12,01%.
c. 18,57%.
d. 20,59%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, em hãy cho biết hội chứng nào dưới đây không cùng nhóm với những hội chứng còn lại?
bởi Nguyễn Trà Long 12/06/2021
a. hội chứng claiphentơ
b. hội chứng tơcnơ
c. Hồng cầu hình lưỡi liềm
d. hội chứng Đao
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn khẳng định không đúng khi một phân tử ADN mạch kép nhân đôi liên tiếp một số lần tạo thành 62 mạch pôlinuclêôtit mới
bởi Nguyen Phuc 12/06/2021
a. Tất cả các phân tử ADN tạo ra đều có chứa nguyên liệu mới từ môi trường nội bào.
b. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
c. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
d. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
Theo dõi (0) 1 Trả lời