Giải bài 10 tr 78 sách BT Sinh lớp 12
Bệnh phêninkêto niệu xảy ra do
A. chuỗi α trong phân tử Hb có biến đổi một axit amin.
B. đột biến cấu trúc NST.
C. thiếu tirôzin trong nước tiểu.
D. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 10
- Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh → điên dại, mất trí nhớ.
Vậy đáp án đúng là: D
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là một bệnh di truyền hiếm gặp. Quan sát sơ đồ phả hệ về chứng loạn dưỡng cơ ở một gia đình sau. Hãy cho biết cơ chế di truyền của gen gây bệnh?
bởi Nguyễn Thị An 29/06/2020
A. Gen trội, trên NST thường.
B. Gen lặn, trên NST thường
C. Gen trội, trên NST giới tính X.
D. Gen lặn, trên NST giới tính X.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Cơ chế hình thành thể đột biến NST : XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?
bởi can tu 29/06/2020
A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân.
B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân,
C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân.
D. NST XX không phân li trong nguyên phân.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST 21 có 2 chiếc, NST 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
bởi Minh Thắng 29/06/2020
A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14.
D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì
bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 30/06/2020
A. bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y.
B. bệnh do đột biến gen trội trên NST X.
C. bệnh do đột biến gen lặn trên NST X.
D. bệnh do đột biến gen trội trên NST Y.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
ADMICRO
Một bé trai cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dài và dày, si đần.
bởi My Hien 30/06/2020
Người mẹ đưa con tới bệnh viện nhờ thầy thuốc khám và điều trị. Bác sĩ cho làm tiêu bản NST và thu được kết quả : em bé có 2n = 47, cặp NST số 21 có 3 chiếc.
a) Em bé đã mắc bệnh gì? Phương hướng điều trị như thế nào?
b) Giải thích nguyên nhân gây bệnh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một cô gái 20 tuổi, thân hình lùn, cổ ngắn, chậm phát triển trí tuệ được người nhà đưa tới bệnh viện xin khám và điều trị. Sau khi xem xét, bác sĩ nghĩ rằng cô bị hội chứng Tơcnơ (XO).
bởi A La 30/06/2020
a) Làm thế nào để khẳng định điều tiên đoán trên là đúng?
b) Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở người, bệnh câm điếc do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị câm điếc bẩm sinh.
bởi Spider man 10/06/2020
Bên phía người chồng có em gái bị câm điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị 2 bệnh này. Cặp vợ chồng sinh 1 đứa con, xác suất đứa con này là đứa con trai và không bị cả 2 bệnh là:
A. 5/8
B. 9/32
C. 5/16
D. 5/24
Theo dõi (0) 6 Trả lời