Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hệ thần kinh
1.1.1. Cấu tạo và chức năng
Hình 34.1. Cấu trúc hệ thần kinh người
- Gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
- Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và thích nghi với môi trường.
- Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người: giúp chúng ta di chuyển, cảm nhận, suy nghĩ, học tập và phản ứng với môi trường.
1.1.2. Một số bệnh về hệ thần kinh
- Một số bệnh về hệ thần kinh bao gồm tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Parkinson, Alzheimer.
- Để phòng bệnh về hệ thần kinh, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao, đảm bảo giấc ngủ, kiểm tra sức khỏe và tham gia hoạt động xã hội.
1.1.3. Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
- Chất gây nghiện: Chất gây nghiện là những chất khi hấp thụ vào cơ thể có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể, tạo ra sự phụ thuộc hoặc cảm giác thèm.
- Một số sản phẩm chứa chất gây nghiện phổ biến: thuốc lá, rượu hòa, ma tuý đá, cần sa, thuốc lắc, cocain, heroin.
- Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh làm thay đổi ý thức, hành vi, suy giảm trí nhớ, gây rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, huỷ hoại tế bào thần kinh.
1.2. Cơ quan cảm giác
Cơ quan cảm giác giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường, bao gồm cơ quan thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác.
1.2.1. Cơ quan thị giác
Hình 34.2. Cấu tạo cơ quan thị giác (a), cấu tạo cầu mắt (b)
- Cơ quan thị giác: Ánh sáng đi qua giác mạc, đồng tử, thuỷ tinh thể và hội tụ ở võng mạc, tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng. Xung thần kinh từ tế bào thụ cam ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên não bộ phân tích hình ảnh và màu sắc.
- Vùng mục: Có điểm vàng và điểm mù. Khi ảnh hội tụ ở điểm vàng, ta nhận biết được hình ảnh của vật. Khi ảnh hội tụ ở điểm mù, ta không nhận biết được hình ảnh của vật.
1.2.2. Cơ quan thính giác
- Cấu tạo, chức năng: Tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ. Tai gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm phát ra từ nguồn âm thanh qua các ống tai và bán động lên tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm âm thanh theo dây thần kinh thính giác lên trung khu thính giác ở não bộ.
- Một số bệnh về tai: Viêm tai ngoài, viêm quả đạo giữa, tổn thương ở tai trong. Để phòng bệnh về tai, cần vệ sinh lại đúng cách, tránh dùng các vật nhọn, sắc dễ ngoáy tai hoặc lấy xảy tai. Hạn chế tiếng ồn và không nghe âm thanh có cường độ quá mức.
- Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Hệ thần kinh gồm hai phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. - Để phòng bệnh về hệ thần kinh, cần có chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích. - Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, huỷ hoại các tế bào thần kinh. - Cơ quan cảm giác giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường. Cơ quan thị giác giúp cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật; cơ quan thính giác giúp cảm nhận âm thanh. - Để phòng bệnh, tật về mắt, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng; thời gian ngủ phù hợp; tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng; tránh sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài; vệ sinh mắt đúng cách. - Để phòng bệnh, tật về tai, cần thực hiện vệ sinh tai đúng cách, tránh viêm họng và nhiễm khuẩn, tránh nghe âm thanh có cường độ cao. |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Hệ thần kinh gồm
A. Não bộ, dây thần kinh và tủy sống.
B. Não bộ, dây thần kinh và các cơ.
C. Tủy sống, dây thần kinh và tim mạch.
D.Tủy sống, dây thần kinh và hệ cơ xương.
Hướng dẫn giải
Hệ thần kinh là một hệ thống cơ quan phức tạp bao gồm não bộ, dây thần kinh và tủy sống. Hệ thần kinh là hệ thống quan trọng giúp cơ thể duy trì sự sống, hoạt động bình thường và thích nghi với môi trường.
Đáp án A
Ví dụ 2: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?
A. Thùy chẩm
B. Vỏ não
C. Dây thần kinh hướng tâm
D. Dây thần kinh số 12
Hướng dẫn giải
Bộ phận kích thích trung ương nằm ở vỏ não. Đây là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin từ các giác quan và là nơi điều khiển các hoạt động của cơ thể.
Đáp án B
Luyện tập Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên).
- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.
- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
- Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác.
- Kể được tên các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt.
- Kể được tên các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
- Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.
- Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống các bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
3.1. Trắc nghiệm Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 1 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 3 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 1 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành 1 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 4 trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 5 trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 6 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 7 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Hỏi đáp Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!