OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 28: Hệ vận động ở người


Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilôgam là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 28: Hệ vận động ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

- Hệ vận động gồm các cơ quan như đầu, cổ, vai, tay, ngực, bụng, hông, chân.

- Khớp kết nối các xương trong cơ thể và hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể.

1.1.1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng

Hình 28.1. Cấu trúc của xương đùi

- Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng, bao gồm thành phần hoá học, hình dạng và đặc điểm cấu trúc.

- Thành phần hoá học của xương gồm nước, chất hữu cơ (protein, lipid, saccharide) và chất vô cơ (muối calcium, muối phosphate).

- Hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm.

- Đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng, ví dụ như tính vững chắc của xương được thể hiện ở đầu xương có mô xương xốp và phần thân xương có mô xương cứng.

1.1.2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng

Hình 28.2. Các loại khớp trong cơ thể người

- Các loại khớp trong cơ thể người. Mỗi loại khớp cho phép các xương hoạt động ở các mức độ khác nhau phù hợp với chức năng

1.1.3. Cấu tạo của cơ vẫn phù hợp với chức năng

Hình 28.3. Cấu tạo của một bắp cơ người

- Trong bắp cơ, các ta cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ. Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kinh của bắp cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

1.2. Sự phối hợp hoạt động của cơ, xương khớp

- Cơ, xương và khớp phối hợp để tạo sự vận động cho cơ thể.

- Trong đó, khớp hình thành điểm tựa và cơ tạo lực kéo để di chuyển xương.

1.3. Bảo vệ hệ vận động

1.3.1. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khoẻ và hệ vận động

Hình 28.4. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động

- Thể dục, thể thao có vai trò quan trọng trong bảo vệ và cải thiện sức khoẻ và hệ vận động.

- Luyện tập cần lưu ý mức độ, thời gian, khởi động kĩ trước khi luyện tập, trang phục phù hợp và bổ sung nước đầy đủ.

1.3.2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh

- Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh:

- Loãng xương, bong gân, trật khớp, gãy xương, viêm cơ, viêm khớp...

- Phòng tránh: duy trì chế độ ăn uống và vận động đúng cách, điều chỉnh cân nặng phù hợp, tranh thói quen không tốt đối với hệ vận động.

1.4. Thực hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương

1.4.1. Cơ sở lí thuyết

Gãy xương gây sưng, đau nhức, khó hoặc không cử động được. Khi xương bị gãy nếu được nắn thăng trục và cố định tốt sẽ tự liền lại được do tế bào tạo xương ở màng xương liên tục sản sinh ra các tế bào xương mới.

1.4.2. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị: nẹp có chiều dài phù hợp (thước, thanh gỗ, thanh tre,...), bông, băng, dây buộc, vài hoặc quần áo sạch.

- Tiến hành:

+ Bước 1: Đặt nẹp cố định xương gãy

+ Bước 2: Cố định xương

- Lưu ý:

+ Cần cho người bị thương bất động theo nguyên tắc: bất động trên một khớp và dưới một khớp của đoạn xương bị gây.

+ Buộc cố định không quá lỏng cũng không quá chặt.

+ Với gãy xương hở cần vô trùng và cầm máu đúng cách trước khi cố định xương.

1.4.3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

- Nêu ý nghĩa mỗi việc làm ở các bước tiến hành khi sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.

- Nhận xét sản phẩm băng bó của em và các bạn.

- Khi bị gãy xương, làm thế nào để thúc đẩy nhanh quá trình liền xương?

- Hệ vận động gồm xương, khớp, cơ vân, gân và dây chằng hoạt động phối hợp với nhau làm cho cơ thể, các cơ quan, bộ phận của cơ thể có thể di chuyển và cử động được.

- Xương, khớp, cơ, gân và dây chằng có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhiệm.

- Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ tạo cấu trúc có dạng đòn bẩy. Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dân, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.

- Tập thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khoẻ của hệ vận động.

- Để phòng các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, cần duy trì chế độ ăn, uống đủ chất và cân đối; vận động đúng cách; đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế; điều chỉnh cân nặng phù hợp;...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Chức năng của cột sống là:

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng

B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động

D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng

 

 

Hướng dẫn giải

Cột sống là một xương dài, cong hình chữ S ở phía sau của cơ thể bao gồm 32-34 đốt sống được nối với nhau bằng các khớp. Chức năng của cột sống là giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực.

Đáp án B

 

Ví dụ 2: Xương dài ra là nhờ:

A. Mô xương xốp

B. Tủy đỏ có trong đầu xương

C. Đĩa sụn tăng trưởng

D. Màng xương

 

Hướng dẫn giải

Xương dài ra nhờ sự phân chia và tăng trưởng của các tế bào ở đĩa sụn tăng trưởng. Đĩa sụn tăng trưởng là một lớp sụn nằm ở đầu của xương. Khi các tế bào ở đĩa sụn tăng trưởng phân chia, chúng sẽ tạo ra các tế bào mới di chuyển đến đầu xương giúp cho xương dài ra.

Đáp án C

ADMICRO

Luyện tập Bài 28 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người; Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động; Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động.

Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.

Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.

Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.

Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.

Thực hành: thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 28 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 28 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 6 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 7 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 28 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF