OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều để thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người trong tình huống khẩn cấp và thực hiện đo huyết áp. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sơ cứu cầm máu

1.1.1. Cơ sở lí thuyết

Mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau: 

- Ở động mạch, máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể thành tia máu.

- Ở tĩnh mạch, máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch.

- Ở mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm.

Vì vậy, tuỷ dạng chảy máu mà có cách xử lí khác nhau.

1.1.2. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị: bông, gạc, băng cuộn, băng thun (hoặc dây garo), băng dán y tế, kéo, cồn sát trùng (hoặc nước muối sinh lí) 

- Tiến hành:

+ Bước 1: Phân loại dạng chảy máu là do tổn thương động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.

+ Bước 2: Thực hiện các bước sơ cứu để cầm máu với từng loại tổn thương như sau:

• Sơ cứu chảy máu mao mạch và tĩnh mạch.

• Sơ cứu chảy máu động mạch: tuỳ từng vị trí động mạch mà có biện pháp sơ cứu phù hợp. 

Hình 31.1. Sơ cứu cầm máu (a) và cách garo bằng dây vải (b)

1.1.3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

- Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm.

Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch.

Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương?

1.2. Cấp cứu người bị đột quỵ

1.2.1. Cơ sở lí thuyết

- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị giản đoạn hoặc giảm đáng kể. Vì thế, lúc này cần hạn chế tối đa sự vận động của bệnh nhân.

1.2.2. Các bước tiến hành

- Thực hiện xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ theo các bước lần lượt như sau:

+ Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115).

Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức (hình 31.2). Tư thể hồi sức đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp vì giúp lưỡi không bị tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.

Hình 31.2. Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức

Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên cáng cứu thương (hình 31.3) để đi cấp cứu. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.

Hình 31.3. Các vị trí nâng người bệnh để đặt lên cáng cứu thương

1.2.3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành cấp cứu người bị đột quỵ.

Trình bày cách nhận biết, xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ.

- Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức.

- Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động.

1.3. Đo huyết áp

1.3.1. Cơ sở lí thuyết

- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.

- Để có kết quả giá trị huyết áp chính xác, người được đo phải ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.

- Việc đo huyết áp thường xuyên giúp kiểm tra, theo dõi sức khoẻ, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp, đồng thời hạn chế những tai biến do cao huyết áp gây ra.

1.3.2. Các bước tiến hành

Hình 31.4. Đo huyết áp

- Chuẩn bị: máy đo huyết áp điện từ cảnh tay.

Tiến hành:

+ Bước 1: Người được do ngồi ở tư thể thoải mái, để tay lên bản, quân túi khi vừa đủ chặt quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay, cách nếp gấp khuỷu tay từ 1-2 cm, cố định lại

Bước 2: Ấn nút khởi động đo, máy sẽ tự bơm khí, xả khí và cho kết quả cuối cùng

Bước 3: Khi quá trình do hoàn thành, dọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy bao gồm trị số huyết áp tối đa, trị số huyết áp tối thiểu và nhịp tim (hình 31.4).

1.3.3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

- Giá trị huyết áp của em là bao nhiêu?

Vì sao người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên?

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Nêu các bước tiến hành cấp cứu người bị đột quỵ?

 

Hướng dẫn giải

Các bước tiến hành cấp cứu người bị đột quỵ:

+ Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115).

+ Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức. Tư thể hồi sức đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp vì giúp lưỡi không bị tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.

+ Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên cáng cứu thương (hình 31.3) để đi cấp cứu. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.

 

Ví dụ 2: Nêu các bước tiến hành đo huyết áp?

 

Hướng dẫn giải

+ Bước 1: Người được do ngồi ở tư thể thoải mái, để tay lên bản, quân túi khi vừa đủ chặt quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay, cách nếp gấp khuỷu tay từ 1-2 cm, cố định lại

+ Bước 2: Ấn nút khởi động đo, máy sẽ tự bơm khí, xả khí và cho kết quả cuối cùng

+ Bước 3: Khi quá trình do hoàn thành, dọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy bao gồm trị số huyết áp tối đa, trị số huyết áp tối thiểu và nhịp tim.

ADMICRO

Luyện tập Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến, đột quỵ.

- Thực hiện được các bước đo huyết áp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 6 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF