OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người


Tại sao cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường trong cơ thể

1.1.1. Khái niệm môi trường trong cơ thể

Hình 33.1. Môi trường trong cơ thể

- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô và dịch bạch huyết. Nó dao động quanh giá trị cân bằng nhất định về nhiệt độ, huyết áp, pH, thành phần chất tan,... và được gọi là khoảng không chứa chất rắn được gọi là chất lỏng nội sinh.

1.1.2. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể

- Môi trường ổn định giúp các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường

- Mất cân bằng môi trường sẽ gây rối loạn hoạt động tế bào, cơ quan, gây bệnh và tử vong

1.2. Hệ bài tiết

1.2.1.  Chức năng của hệ bài tiết

- Chức năng của hệ bài tiết là lọc và thải các chất dư thừa, chất độc hại.

Bảng. Các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết chủ yếu

1.2.2. Cấu tạo của hệ bài tiết

Hình 33.2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh về hệ bài tiết nước tiểu như virus, vi khuẩn, nấm, uống ít nước, tác dụng phụ của một số loại thuốc, tổn thương thân do một số loại thuốc, chất độc hoặc viêm thận.

- Để phòng bệnh về hệ bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.

1.2.3. Một số thành tựu trong chữa bệnh liên quan đến thận

- Phương pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận được áp dụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

- Chạy thận nhân tạo: Máy bơm rút mẫu tử bệnh nhân, máu qua máy lọc máu loại bỏ chất thải, chất độc rồi đưa trở lại.

- Ghép thận: Phương pháp ghép thêm thận khoẻ mạnh cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, thân của người cho phải phù hợp với người nhận.

Hình 33.3. Bệnh sỏi đường tiết niệu

1.2.4. Một số thành tựu trong chữa bệnh liên quan đến thận

a. Chạy thận nhân tạo

Hình 33.4. Chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy bơm sẽ từ từ rút máu từ bệnh nhân ra ngoài, máu chảy qua máy lọc máu. Tại máy lọc máu, máu được loại bỏ chất thải, chất độc rồi được đưa trở lại cơ thể.

b. Ghép thận

Hình 33.5. Ghép thận

Ghép thận là phương pháp ghép thêm một quả thận khoẻ mạnh cho người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối (hình 33.5), thận của người cho phải phù hợp với người nhận.

- Máu, dịch mô, dịch bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể.

- Tính chất lí, hoá của môi trường trong được duy trì ổn định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất cặn bã sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Thận gồm phần vỏ, phần tuỷ và bể thận. Đơn vị chức năng của thận là nephron. Một nephron gồm cầu thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp.

- Để phòng bệnh về hệ bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

- Khi cả hai thận không đáp ứng được chức năng lọc máu thì cần biện pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là gì?

A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.

B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định

C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại

D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

 

Hướng dẫn giải

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và các dịch nội bào. Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?

A. Dịch mô

B. Máu

C. Dịch bạch huyết

D. Dịch nhân

 

Hướng dẫn giải

Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong dịch mô. Dịch mô là một chất lỏng trong suốt có màu vàng nhạt được tạo thành từ nước, các protein, các chất điện giải và các chất khác. DỊch mô cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào, đồng thời giúp tế bào loại bỏ các chất thải.

Đáp án A

ADMICRO

Luyện tập Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.

Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.

Nêu được chức năng của hệ bài tiết. Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.

Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó. Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ.

Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc tại địa phương.

Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

3.1. Trắc nghiệm Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 3 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 6 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 4 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 1 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 2 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 3 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF