OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 32: Hệ hô hấp ở người


Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100 m? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 32: Hệ hô hấp ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều để giải thích về hiện tượng đó. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

Hình 32.1. Các cơ quan của hệ hô hấp và chức năng

- Hấp thụ oxi và thải đi CO2.

- Tham gia vào quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

- Hệ hô hấp gồm các cơ quan: mũi, họng, thanh quản, phế quản, phổi. Mỗi cơ quan có chức năng giúp cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả.

- Khi hít vào, không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan như mũi, họng, thanh quản, phế quản, phổi. Khi thở ra, khí sẽ di chuyển ngược lại. Chân không và áp suất âm cũng đóng vai trò giúp phổi không bị xẹp.

Hình 32.2. Cấu tạo phổi, phế nang và sự trao đổi khi giữa phê nang với mao mạch

1.2. Bảo vệ hệ hô hấp

- Một số bệnh về hô hấp thường gặp: viêm đường hô hấp, viêm phổi, hen suyễn, cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng.

- Các biện pháp phòng bệnh hô hấp cần được thực hiện.

- Ô nhiễm không khí gây tổn thương hệ hô hấp và suy giảm chức năng phổi.

- Cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ và xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp để bảo vệ hệ hô hấp.

- Khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe và cần có chính sách phù hợp để kiểm soát sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

Hình 32.3. Một số biện pháp phòng bệnh về hô hấp

1.3. Thực hành hô hấp nhân tạo

1.3.1. Cơ sở lí thuyết

Hô hấp nhân tạo được sử dụng để cấp cứu người bị đuối nước, ngạt (bị vùi lấp, ngạt khí độc), điện giật,... dẫn đến ngừng thở, ngừng tim. Hô hấp nhân tạo giúp lưu thông không khí và lưu thông máu.

1.3.2. Các bước tiến hành

Trước tiên, cần loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp, gọi ngay cấp cứu (số máy 115) và tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân càng nhanh càng tốt theo các bước sau:

- Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng, lau đờm rãi, lấy hết dị vật trong mũi, miệng, nới rộng quần áo.

- Bước 2: Tiến hành ép tim và thổi ngạt trong 2 phút theo chu ki 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần liên tiếp. Các thao tác cần liên tục, dứt khoát, nhịp nhàng.

- Bước 3: Đánh giá xem nạn nhân có thở lại được không bằng cách quan sát màu sắc môi, kiểm tra mạch tại cổ,... trong thời gian không quá 10 giây. Nếu chưa thấy dấu hiệu thở lại, tiếp tục thực hiện bước 2. Nếu nạn nhân có thể thở được, đặt nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

1.3.3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

- Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành hô hấp nhân tạo.

Tại sao cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước)?

Tại sao vị trí đặt tay khi ép tim là 1/2 phía dưới của xương ức?

Tại sao khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân?

- Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

- Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí.

- Virus, vi khuẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá có thể gây ra một số bệnh về phổi và đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi, cúm, viêm đường hô hấp cấp, hen suyễn, ung thư phổi,....

- Giảm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh hô hấp truyền nhiễm, tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ gìn môi trường sống trong lành, chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp phòng các bệnh về phổi và đường hô hấp.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Những biện pháp phòng bệnh về hô hấp là

A. Giữ vệ sinh cá nhân

B. Ăn uống đủ chất

C. Tiêm vaccine

D. Tất cả các đáp án trên

 

Hướng dẫn giải

Những biện pháp phòng bệnh về hô hấp là giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất và tiêm vaccine.

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Vai trò của sự thông khí ở phổi.

A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

B. Tạo đường cho không khí đi vào.

C. Tạo đường cho không khí đi ra

D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.

 

Hướng dẫn giải

Vai trò của sự thông khí ở phổi là giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Khi hít vào không khí giàu oxy từ môi trường bên ngoài đi vào phổi và không khí giàu carbon dioxide từ phổi đi ra môi trường bên ngoài. Quá trình thông khí ở phổi diễn ra liên tục giúp cho cơ thể luôn được cung cấp đủ oxy để hoạt động.

Đáp án A

ADMICRO

Luyện tập Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được chức năng của hệ hô hấp. Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp.

- Nêu được một số bệnh về hô hấp và cách phòng chống, từ đó vận dụng trong bảo vệ bản thân và gia đình. Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.

- Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá. Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá.

- Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh.

- Thực hành: Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.

 

3.1. Trắc nghiệm Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 1 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 2 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Tìm hiểu thêm trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành 1 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành 2 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành 3 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 3 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 4 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF