OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cần làm gì để phát triển khoa học - kĩ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm với khoa học - kĩ thuật thế giới

Cần làm gì để phát triển khoa học - kĩ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm với khoa học - kĩ thuật thế giới ? 

  bởi Trương Thế Sơn 02/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

  • https://vnexpress.net/y-kien/can-phat-trien-nen-khoa-hoc-nhu-the-nao-cho-phu-hop-2142539.html

      bởi Ngố ngây Ngô 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • sự pt này phụ thuộc vào thế hệ trẻ và ý thức tìm tòi sáng tạo của mỗi người dân (Dân giàu nước mạnh) 

      bởi Your Name 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thực tế hiện nay, khoa học đang chiếm một phần vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đất nước. Nó hiển hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, chính trị... Một quốc gia có một nền khoa học lạc hậu là một quốc gia lạc hậu, đi sau trong công cuộc phát triển chung của thế giới.

    Sự khác biệt chung giữa một quốc gia phát triển và một quốc gia lạc hậu là: quốc gia phát triển bao giờ cũng gắn với một hệ thống khoa học vô cùng hiện đại, đa dạng và hiệu quả. Bên cạnh đó, các quốc gia đi sau thường lạc hậu hơn, thường phải áp dụng hay sử dụng lại các thành quả cũ ( một thế hệ khoa học thứ hai, nó đơn giản không phải là thế hệ khoa học thứ nhất - hiện đại hơn, tiên tiến hơn và hiệu suất cao hơn), do đó năng suất lao động cũng thấp hơn tương đối.

    Do đó, vì sao chúng ta lại không chủ động trong phát triển khoa học và kỹ thuật. Một nền khoa học mang phong cách Việt, nội địa nhưng không vì thế mà bỏ qua sự phát triển khoa học trên thế giới. Chúng ta khám phá, phát minh và sáng tạo nhưng đồng thời chúng ta cũng đối chiếu, so sánh với sự phát triển khoa học tương ứng trên thế giới hiện thời. Ứng dụng nó vào sự phát triển của Việt Nam, đồng hóa nó cho phù hợp với phong cách Việt.

    Một nhà nước hiện đại là một nhà nước biết quý trọng sự phát triển của khoa học. Khi mà mọi yếu tố khác không đổi thì chỉ có nhờ sự tiến bộ của khoa học mà đất nước chúng ta mới có thể trở mình phát triển thêm một bước nữa.

    Nhưng thực tế, khoa học kỹ thuật cũng chỉ là một nguyên tố thúc đấy toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, nhà nước còn phải xem xét đến các yếu tố khác như phát triển con người. Đây được biết như là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển chung của một đất nước. Ví dụ, Nhật Bản, một quốc gia có nguồn tài nguyên khan hiếm nhưng tại sao vẫn là một đất nước phát triển có vị trí cao trên thế giới? Bởi họ biết cách đầu tư, đầu tư đúng cách đúng vị trí, họ đầu tư vào con người....

    Phát triển kinh tế đối ngoại hay đơn giản chỉ là phát triển các nguồn lực vốn có của quốc gia thêm một tầm cao mới... Như vậy nó là một nguyên tố để thúc đẩy bánh đà đi nhanh hơn. Ý tôi muốn nói đến một bánh đà của sự phát triển. Thử tưởng tượng, trước mắt bạn là một chiếc bánh đà khổng lồ, nặng hàng trăm tấn, có thể lúc đầu bạn sẽ không thể di chuyển nổi nó, nhưng với sự nỗ lực của bạn nó sẽ bắt đầu di chuyển một vòng, hai vòng rồi 10 vòng, 100 vòng....

    Đến một thời điểm nào đó nó sẽ tự quay với vận tốc lên đến hàng nghìn vòng. Và nhiệm vụ của bạn là gia tốc thêm cho nó bằng một cú hích. Vâng, tôi muốn nói đến cú hích của công nghệ, nó làm cho bánh đà nhanh thêm chứ không phải là yếu tố làm cho bánh đà dịch chuyển.

    Tương tự như vậy, đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển một cách mạnh mẽ, đang vươn mình trỗi dậy để hào vào công cuộc phát triển chung của toàn nền kinh tế hiện đại thì chắc chắn sẽ phải phát triển một nền khoa học bền vững và hiện đại. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta cần phát triển một nền khoa học như thế nào cho phù hợp.

    Câu hỏi không phải là: "Chúng ta cần phát triển khoa học chừng bao nhiêu cho đủ?" mà câu hỏi ở đầy là: "Chúng ta cần phát triển khoa học từ đâu, ở đâu, chú trọng vào đâu cho đúng?"

    Mỗi quốc gia như một doanh nghiệp. Họ nên có một thương hiệu riêng cho mình, như Phillip Kotler từng nói: "Việt Nam nên có thương hiệu cho riêng mình trên thế giới (ông ví dụ như sản phẩm là nước mắm Việt Nam). Giống như Mỹ họ tập trung vào phát triển các dòng máy tính hiện đại, nói đến Mỹ là nói đến một thương hiệu máy tính hiện đại, họ tập trung khoa học và công nghệ chủ yếu cho phát triển vấn đề này bởi vì họ có lợi thế tương đối về nó.

    Hay như Nhật Bản, quốc gia đứng thứ hai về kinh tế thế giới, họ cũng có một nền khoa học hiện đại, tiên tiến thuộc vào hàng bậc nhất trên thế giới, các sản phẩm điện tử của họ hình hành và ưa chuộng trên thế giới chỉ bởi vì họ là quốc gia đi đầu trên thế giới về phát triển công nghệ cho các dòng sản phẩm tiêu dùng. Hay như Thái Lan, họ lại không phát triển khoa học cho sản xuất hay các sản phẩm tiêu dùng mà họ phát triển vào phát triển du lịch. Họ mang khoa học vào ngành này bởi họ biết nó sẽ đưa đất nước của họ đi lên.

    Việt Nam hiện nay chẳng khác gì một người đang đi trong sương mù, dò dẫm trong màn sương dày đặc để tìm ra một lối đi chính xác cho bản thân, và khi tìm ra lối đi của mình, chắc chắn chúng ta sẽ bắt đầu đi nhanh hơn và rồi họ bắt đầu chạy trên con đường phát triển.

    Vấn đề ở đây là, con đường mà chúng ta lựa chọn là con đường gì, nó như thế nào, nó có lợi thế (lợi thế tương đối và tuyệt đối) như thế nào so với các quốc gia khác trên thế giới. Khi đã tìm ra con đường đúng đắn cho mình thì lúc đó khoa học và kỹ thuật như là bàn đạp đưa bước tiến phát triển nhanh hơn. Đó không phải là sự phát triển khoa học dàn trải mà là một nền khoa học, kỹ thuật tập trung cao độ vào một lĩnh vực, một ngành chính, đem lại cho Việt Nam sức mạnh mà các quốc gia khác khó đạt được.

    Câu nói cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến ở đây chính là một điểm quan trọng trong phát triển kinh tế là: "Nếu bạn không phải là số 1 hay số 2 thì bạn không là gì cả, khi đó cách tốt nhất bạn nên làm là rút lui".

    Nếu bài viết này được độc giả ủng hộ, tôi sẽ viết tiếp bài "Sự phát triển khoa học bền vững và trường tồn". Cám ơn mọi người đã lắng nghe.

      bởi Gia Phuc 07/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thực tế hiện nay, khoa học đang chiếm một phần vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đất nước. Nó hiển hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, chính trị... Một quốc gia có một nền khoa học lạc hậu là một quốc gia lạc hậu, đi sau trong công cuộc phát triển chung của thế giới.

    Sự khác biệt chung giữa một quốc gia phát triển và một quốc gia lạc hậu là: quốc gia phát triển bao giờ cũng gắn với một hệ thống khoa học vô cùng hiện đại, đa dạng và hiệu quả. Bên cạnh đó, các quốc gia đi sau thường lạc hậu hơn, thường phải áp dụng hay sử dụng lại các thành quả cũ ( một thế hệ khoa học thứ hai, nó đơn giản không phải là thế hệ khoa học thứ nhất - hiện đại hơn, tiên tiến hơn và hiệu suất cao hơn), do đó năng suất lao động cũng thấp hơn tương đối.

    Do đó, vì sao chúng ta lại không chủ động trong phát triển khoa học và kỹ thuật. Một nền khoa học mang phong cách Việt, nội địa nhưng không vì thế mà bỏ qua sự phát triển khoa học trên thế giới. Chúng ta khám phá, phát minh và sáng tạo nhưng đồng thời chúng ta cũng đối chiếu, so sánh với sự phát triển khoa học tương ứng trên thế giới hiện thời. Ứng dụng nó vào sự phát triển của Việt Nam, đồng hóa nó cho phù hợp với phong cách Việt.

    Một nhà nước hiện đại là một nhà nước biết quý trọng sự phát triển của khoa học. Khi mà mọi yếu tố khác không đổi thì chỉ có nhờ sự tiến bộ của khoa học mà đất nước chúng ta mới có thể trở mình phát triển thêm một bước nữa.

    Nhưng thực tế, khoa học kỹ thuật cũng chỉ là một nguyên tố thúc đấy toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, nhà nước còn phải xem xét đến các yếu tố khác như phát triển con người. Đây được biết như là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển chung của một đất nước. Ví dụ, Nhật Bản, một quốc gia có nguồn tài nguyên khan hiếm nhưng tại sao vẫn là một đất nước phát triển có vị trí cao trên thế giới? Bởi họ biết cách đầu tư, đầu tư đúng cách đúng vị trí, họ đầu tư vào con người....

    Phát triển kinh tế đối ngoại hay đơn giản chỉ là phát triển các nguồn lực vốn có của quốc gia thêm một tầm cao mới... Như vậy nó là một nguyên tố để thúc đẩy bánh đà đi nhanh hơn. Ý tôi muốn nói đến một bánh đà của sự phát triển. Thử tưởng tượng, trước mắt bạn là một chiếc bánh đà khổng lồ, nặng hàng trăm tấn, có thể lúc đầu bạn sẽ không thể di chuyển nổi nó, nhưng với sự nỗ lực của bạn nó sẽ bắt đầu di chuyển một vòng, hai vòng rồi 10 vòng, 100 vòng....

    Đến một thời điểm nào đó nó sẽ tự quay với vận tốc lên đến hàng nghìn vòng. Và nhiệm vụ của bạn là gia tốc thêm cho nó bằng một cú hích. Vâng, tôi muốn nói đến cú hích của công nghệ, nó làm cho bánh đà nhanh thêm chứ không phải là yếu tố làm cho bánh đà dịch chuyển.

    Tương tự như vậy, đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển một cách mạnh mẽ, đang vươn mình trỗi dậy để hào vào công cuộc phát triển chung của toàn nền kinh tế hiện đại thì chắc chắn sẽ phải phát triển một nền khoa học bền vững và hiện đại. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta cần phát triển một nền khoa học như thế nào cho phù hợp.

    Câu hỏi không phải là: "Chúng ta cần phát triển khoa học chừng bao nhiêu cho đủ?" mà câu hỏi ở đầy là: "Chúng ta cần phát triển khoa học từ đâu, ở đâu, chú trọng vào đâu cho đúng?"

    Mỗi quốc gia như một doanh nghiệp. Họ nên có một thương hiệu riêng cho mình, như Phillip Kotler từng nói: "Việt Nam nên có thương hiệu cho riêng mình trên thế giới (ông ví dụ như sản phẩm là nước mắm Việt Nam). Giống như Mỹ họ tập trung vào phát triển các dòng máy tính hiện đại, nói đến Mỹ là nói đến một thương hiệu máy tính hiện đại, họ tập trung khoa học và công nghệ chủ yếu cho phát triển vấn đề này bởi vì họ có lợi thế tương đối về nó.

    Hay như Nhật Bản, quốc gia đứng thứ hai về kinh tế thế giới, họ cũng có một nền khoa học hiện đại, tiên tiến thuộc vào hàng bậc nhất trên thế giới, các sản phẩm điện tử của họ hình hành và ưa chuộng trên thế giới chỉ bởi vì họ là quốc gia đi đầu trên thế giới về phát triển công nghệ cho các dòng sản phẩm tiêu dùng. Hay như Thái Lan, họ lại không phát triển khoa học cho sản xuất hay các sản phẩm tiêu dùng mà họ phát triển vào phát triển du lịch. Họ mang khoa học vào ngành này bởi họ biết nó sẽ đưa đất nước của họ đi lên.

    Việt Nam hiện nay chẳng khác gì một người đang đi trong sương mù, dò dẫm trong màn sương dày đặc để tìm ra một lối đi chính xác cho bản thân, và khi tìm ra lối đi của mình, chắc chắn chúng ta sẽ bắt đầu đi nhanh hơn và rồi họ bắt đầu chạy trên con đường phát triển.

    Vấn đề ở đây là, con đường mà chúng ta lựa chọn là con đường gì, nó như thế nào, nó có lợi thế (lợi thế tương đối và tuyệt đối) như thế nào so với các quốc gia khác trên thế giới. Khi đã tìm ra con đường đúng đắn cho mình thì lúc đó khoa học và kỹ thuật như là bàn đạp đưa bước tiến phát triển nhanh hơn. Đó không phải là sự phát triển khoa học dàn trải mà là một nền khoa học, kỹ thuật tập trung cao độ vào một lĩnh vực, một ngành chính, đem lại cho Việt Nam sức mạnh mà các quốc gia khác khó đạt được.

    Câu nói cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến ở đây chính là một điểm quan trọng trong phát triển kinh tế là: "Nếu bạn không phải là số 1 hay số 2 thì bạn không là gì cả, khi đó cách tốt nhất bạn nên làm là rút lui".

    Nếu bài viết này được độc giả ủng hộ, tôi sẽ viết tiếp bài "Sự phát triển khoa học bền vững và trường tồn". Cám ơn mọi người đã lắng nghe.

      bởi Nguyễn Đức Thuận 03/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF