OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Nguyễn Đức Thuận's Profile

Nguyễn Đức  Thuận

Nguyễn Đức Thuận

11/08/2009

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 315
Điểm 1549
Kết bạn

Bạn bè (1)

Hoạt động gần đây (323)

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Câu 1 và câu 2 Cách đây 5 năm

    câu 1 d

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Hướng nào giúp cây con nhận được đủ ánh sáng nhất ? Cách đây 5 năm

     bắc-nam

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Câu 25, 26, 27 Cách đây 5 năm

    a

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Thuyết minh về Cao Bá Quát Cách đây 5 năm

    tài giỏi có khí  chí 

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Nêu giá trị nội dung của bài Vịnh khoa thi Hương Cách đây 5 năm

    I. Tiểu dẫn

    -       Đề tài: khoa cử.

    -       Nội dung:

    -       Thái độ mỉa mai châm biếm, phẩn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến ở buổi đầu và tâm sự của nhà thơ.

    -       Hoàn cảnh sáng tác: SGK

    II. Đọc - hiểu văn bản

    1. Nội dung

    a. Bốn câu đầu: Sự xáo trộn của trường thi

    Thông báo về sự thay đổi trong tổ chức thi cử

    -       Bề ngoài thì bình thường: Một kì thi theo đúng thời gian thông lệ: Ba năm một lần.

    -       Thực chất không bình thường: Trường Nam thi lẫn trường Hà. Người tổ chức không phải là triều đình mà là “nhà nước”.

    => Cách thức tổ chức bất thường.

    -       Cách dùng từ: Lẫn -> Mỉa mai, khẳng định một sự thay đổi trong chế độ thực dân cũ, dự báo một sự ô hợp, nhốn nháo trong việc thi cử.

    => Thực dân Pháp đã lập ra một chế độ thi cử khác.

    b. Bốn câu tiếp: cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp

    -       Lôi thôi, vai đeo lọ: Hình ảnh có tính khôi hài, luộm thuộm, bệ rạc.

    => Nghệ thuật đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử thì nhếch nhác lôi thôi- vừa gây ấn tượng về hình thức vừa gây ấn tượng khái quát hình ảnh thi cử của các sĩ tử khoa thi Đinh Dậu.

    -       Hình ảnh quan trường : ra oai, nạt nộ, nhưng giả dối.

    => Nghệ thuật đảo: ậm ẹo quan trường - Cảnh quan trường nhốn nháo, thiếu vẻ trang nghiêm, một kì thi không nghiêm túc, không hiệu quả.

    -       Hình ảnh: Cờ rợp trời - Tổ chức linh đình.

    -       Hình ảnh quan sứ và mụ đầm: Phô trương, hình thức, không đúng lễ nghi của một kì thi.

    => Tất cả báo hiệu một sự sa sút về chất lượng thi cử - bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

    -       Hình ảnh: Lọng >< váy; trời >< đất; quan sứ >< mụ đầm: Đả kích, hạ nhục bọn quan lại, bọn thực dân Pháp.

    c. Hai câu cuối: thức tỉnh các kẻ sĩ và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh nước mất:

    -       Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các kẻ sĩ và cũng là câu hỏi với chính mình về thân phận kẻ sĩ thời mất nước.

    -       Bộc lộ tâm trạng nhà thơ: Buồn chán trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà

    => Lòng yêu nước thầm kí, sâu sắc của Tế Xương.

    2. Nghệ thuật

    -       Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, đảo trật tự cú pháp.

    -       Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm

    III. Tổng kết

    Bài thơ cho người đọc thấy được thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Nêu sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ Cách đây 5 năm

    Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Ðức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng - Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tược Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê -  chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.

    Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu giải nguyên (1820 - 1847) làm quan dưới triều Nguyễn. Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sứ quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Ðường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An.

    Năm 1840 giữ chức Tả Ðô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được hai tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Ðức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu.[2]

    Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thưtổng đốc[1]; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

    Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Trong sách Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Truyện các quan có nhận xét về ông:

    Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

     
    Hoạt động quai đê lấn biển vẫn tiếp diễn ở Kim Sơn

    Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

    Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc (theo SGK lịch sử 11 nâng cao 1998).

    Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

    Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay)[1] vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.

    Thơ ca[sửa | sửa mã nguồn]

    Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.

    Thế thái nhân tình gớm chết thay
    Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

    Hoặc:

    Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
    Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

    . Hoặc:

    Ra trường danh lợi vinh liền nhục
    Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

    Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

    Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào
    Đã sa xuống thấp lại lên cao.

    Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. (ông vì không dược triều đình nhà nguyễn trọng dụng cái tài của mình đặc biệt là ở thời vua Tự Đức nên ông chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dùng)

    Trời đất cho ta một cái tài
    Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.

    Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng . Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:

    Năm mươi năm trước, anh hai ba
    (Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)

    Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":

    Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
    Nhớ mi nên phải bước chân đi
    Không đi mi nói: răng không đến?
    Đến thì mi nói: đến làm chi

    Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
    Giữa trời vách đá cheo leo
    Ai mà chịu rét thì trèo với thông

    Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.

    Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. Bạch vân gia huấn

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Nêu mối quan hệ giữ thương và ghét trong bài Lẽ ghét thương Cách đây 5 năm

    . Tóm tắt nội dung bài

    1.1. Nội dung

    • Tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả
    • Đặc trưng cơ bản bút pháp trữ tình

    1.2. Nghệ thuật

    • Lời thơ mộc mạc, không cầu kì, trau chuốt: sa hầm, sẩy hang, lẩm than muôn phần, lằng nhằng rối dân…  
    • Phép đối:
      • Đối trong câu: nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
      • Đối cả đoạn thơ: 10 câu lẽ ghét, 14 câu lẽ thương
      • Điêp từ thương: 12 lần
    • Bút pháp trữ tình: mang tính triết lý đạo đức dạt dào cảm xúc.

    2. Soạn bài Lẽ ghét thương chương trình chuẩn

    2.1. Soạn bài tóm tắt

    Câu 1: Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm những đặc điểm chung của các đời nhà vua ông Quán ghét và giữa những người mà ông Quán thương. Từ đó, hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.

    • Những đời nhà vua mà ông Quán ghét: đời Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, thúc quý.
    • Điểm chung của các triều đại này: chính sự suy tàn, vua chúa ăn chơi, ham mê tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân.
    • Những người mà ông Quán thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, Thầy Liêm, Lạc (Trình Hạo, Trình Di.
    • Điểm chung của những người này: họ là những bậc hiền nhân, nhân cách và tài năng ngời sáng, có đức, có chí giúp đân, giúp đời nhưng đều không đạt được sở nguyện.
    • Cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: xuất phát từ lòng yêu thương, từ quyền lợi của nhân dân.

    Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó.

    • Cách dùng phép đối và điệp từ ghét, thương (lặp lại 12 lần) được sử khá thành công, giúp làm nổi bật và rõ ràng giữa hai tình cảm trong tâm hồn tác giả.
    • Giá trị nghệ thuật: Cho thấy sự rạch ròi trong tư tưởng ghét và thương của tác giả. Đồng thời, việc lặp lại này cũng có tác dụng làm thăng cường độ của cảm xúc: thương – ghét.

    Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì hcuwng hay ghét cũng là hay thương.

    • Yêu và ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau, vì Nguyễn Đình Chiểu xót thương cảnh nhân dân cơ cực, lầm than, thương những người có tài có đức nhưng không thể thực hiện được giấc mộng giúp đời, giúp dân  mà ghét cay ghét đắng bọn vua quan chỉ biết lo ăn chơi, trác tán.

    2.2. Soạn bài chi tiết 

    Câu 1: Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm những đặc điểm chung của các đời nhà vua ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu

    • Các đời nhà vua ông Quán ghét:
      • Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ. Vua Kiệt (cuối đời Hạ), Trụ (cuối đời Thương) cho đào ao rượu, núi thịt, đào hầm để bày trò dâm loạn.
      • Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối. U, Lệ vương đa đoan (cuối thời Tây Chu) đã sai đốt lửa hiệu trên núi Li Sơn để quân chư hầu tưởng Kinh Đo có biến cùng kéo đến ứng cứu, cốt để người đẹp Bao Tự bật cười, cho người xé lụa cả ngày để Bao Tự nghe.
      • Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên. Năm vua chư hầu thời Xuân Thu tranh giành ngôi bá chủ gây nên cảnh binh lửa loạn lạc khiến dân lành khốn đốn.

    ⇒ Điểm chung của các triều đại: Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân, làm dân khổ.

    • Những con người mà ông Quán thương:
      • Khổng Tử: lận đận việc truyền đạo Nho.
      • Nhan Tử: hiếu học, đức độ nhưng chết sớm dở dang.
      • Gia Cát Lượng: có tài mưu lược lớn mà chí nguyện không thành, đến lúc mất đất nước vẫn bị chia ba.
      • Đổng Trọng Thư: có tài đức hơn người mà không được trọng dụng.
      • Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cáo thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết
      • Hàn Dũ: có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua đừng quá mê tín đạo Phật mà bị đi đày…
      • Thầy Liêm, Lạc (Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo): làm quan nhưng không được tin dùng đành lui về dạy học.

    ⇒ Điểm chung: Họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.

    • Nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: Lẽ ghét thương đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân

    Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó.

    • Nhận xét: Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương. Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương). Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả.
    • Giá tri nghệ thuật: Cho thấy trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

    Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

    Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

    Trên đây, Học 247 vừa hướng dẫn các em soạn bài Lẽ ghét thương theo bộ 3 câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGk. Và để ôn tập, củng cố kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lẽ ghét thương.

    3. Soạn bài Lẽ ghét thương chương trình nâng cao

    Câu 1: Câu nói của nhân vật ông Quán “Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương” cho thấy giữa ghét và thương có mối quan hệ như thế nào?

    • Câu nói của ông Quán cho thấy giữa thương và ghét tưởng chừng đối lập mà lại có mối quan hệ thống nhất, khăng khít với nhau, vì bởi thương dân cơ cực lầm than, các bậc hiền tài không được trọng dụng mà ghét bọn vua chúa ăn chơi, sa đọa, làm khổ nhân dân.

    Câu 2: Lời ông Quán nói về kinh sử cho thấy ông ghét loại người nào, vì lí do gì? Qua đó, có thể hiện thực chất tư tưởng của ông Quán là gì?

    • Lời ông Quán nói về kinh sử cho thấy ông ghét những đời vua đời Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, thúc quý. Vì các triều đại này chính sự suy tàn, vua chúa ăn chơi, ham mê tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân.
    • Qua đó ta thấy được thực chất tư tưởng của ông Quán là vì thương nhân dân cơ cực mà ghét những kẻ đã gây nên đau thương cho cho họ.

    Câu 3: Ông Quán thương những ai, những người ấy có đặc điểm chung nào? Điều đó cho thấy ông quan tâm đến những lớp người nào trong xã hội?

    • Ông Quán thương Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, Thầy Liêm, Lạc (Trình Hạo, Trình Di). Họ là những bậc hiền nhân, nhân cách và tài năng ngời sáng, có đức, có chí giúp đân, giúp đời nhưng đều không đạt được sở nguyện.
    • Điều này cho thấy ông quan tâm đến những tầng lớp trí thức, bậc hiền nhân trong xã hội.

    Câu 4: Những chuyện sử sách Trung Quốc mà ông Quán nói đến cho thấy nhà thơ suy nghĩ gì khi viết Truyện Lục Vân Tiên?

    • Tác giả mượn những chuyện trong sử sách để nói về thực tại xã hội đương thời, muốn gửi đến độc giả những tư tưởng yêu – ghét.

    Câu 5: Chỉ ra các phương tiện ngôn ngữ trong lời của ông Quán như: điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy. Phân tích tác dụng của chúng trong việc tạo nên giọng điệu truyền cảm của ông Quán trong đoạn trích.

    • Điệp ngữ: ghét – thương (lặp lại 12 lần)
    • Phép đối:
      • Đối đoạn: 10 câu nói về lẽ ghét với 14 câu nói về lẽ thương
      • Tiểu đối:
        • Vì chưng hay ghét/ cũng vì hay thương
        • Sa hầm/ sẩy hang
        • Sớm đầu/ tối đánh
        • Sớm dâng lười biểu/ tối đày đi xa
    • Từ láy: lằng nhằng, phui pha, ngùi ngùi
    • Tác dụng: tăng cường độ cảm xúc, biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả.

    4. Hướng dẫn luyện tập

    Câu 1: Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1:

    Trong đoạn trích có câu "Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương" đã thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn. Bởi thương yêu và căm ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau. Càng xót xa trước cành nhân dân bị lầm than, thương những người tài hoa bị vùi dập. Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ hại dân hại nước. Trong trái tim mênh mông của nhà thơ yêu ghét đều phân minh rõ ràng. Câu thơ là đỉnh cao của tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu. Vì tương dân, xót đời mà ông ghét bọn bất nhân, ông thương tiếc những bậc hiền tài không có dịp đóng góp tài năng để giúp đời. Đằng sau lẽ ghét thương chính là tình thương dân, thương đời bao la, sâu sắc.

    5. Một số bài văn mẫu về Lẽ ghét thương

    Thông qua lời ông Quán, Nguyễn Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giải bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ. Để cảm nhận được sâu sắc và viết bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thẻ tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây"

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Nêu giá trị nghệ thuật của Lẽ ghét thương Cách đây 5 năm

    Quán rằng: "Kinh sử đã từng, 
    Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa. 
    Hỏi thời ta phải nói ra, 
    Vì chưng hay ghét cũng là hay thương." 
    Tiên rằng: "Trong đục chưa tường, 
    Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?" 
    Quán rằng: "Ghét việc tầm phào, 
    Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm. 

    Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, 
    Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. 
    Ghét đời U, Lệ đa đoan, 
    Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. 
    Ghét đời Ngũ bá phân vân, 
    Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn. 
    Ghét đời Thúc quí phân băng, 
    Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân. 
    Thương là thương đức thánh nhân, 
    Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuôn. 

    Thương thầy Nhan-tử dở dang, 
    Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh. 
    Thương ông Gia Cát tài lành, 
    Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. 
    Thương thầy Đồng tử cao xa, 
    Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. 
    Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, 
    Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. 
    Thương ông Hàn Dũ chẳng may, 
    Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. 

    Thương thầy Liêm Lạc đã ra, 
    Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. 
    Xem qua kinh sử mấy lần, 
    Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

     

    Phân tích

    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn lớn của văn học trung đại nước ta, ông không chỉ đóng góp cho nước nhà những bài văn tế hay với hình ảnh người nông dân yêu nước thà chết vinh còn hơn sống nhục mà còn để lại cho đời sau một tác phẩm truyện hay là Lục Vân Tiên. Có thể nói đây là một bộ truyện thơ hay và có giá trị như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đặc biệt trong tác phẩm ấy đoạn trích Lẽ Ghét Thương nổi bật lên những đạo lí về lẽ ghét thương trên đời. Lẽ ghét thương ấy được nhìn qua cái nhìn của ông Quán.

    Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Vân Tiên cùng bạn là vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.

    Đồng thời đoạn trích cũng là lời cảm khái than đời của ông Quán trước bọn tiểu nhân Trịnh Hâm, Bùi Kiệm huênh hoang, khoác lác, bất tài mà bụng dạ lại xấu xa. Đó chính là việc tầm phào mà ông Quán ghét. ông Quán là nhân vật tiêu biểu cho các nhà Nho mai danh ẩn tích, cũng như ông Ngư, ông Tiều, lấy nghề nghiệp mưu sinh làm tên. Có thể coi đây là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của tác giả.

    Bốn câu thơ đầu là lời của ông Quán khi chứng kiến bọn Trịnh Hâm, Bùi Kiệm đã thua lại còn nói sai lời khiến cho ông phải bật lên những bất bình của mình bằng cách thể hiện lẽ ghét thương trong đời:

    “Quán rằng: "Kinh sử(1) đã từng,
    Coi rồi lại khiến lòng hằng(2) xót xa.
    Hỏi thời ta phải nói ra,
    Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"”

    Ông Quán thẻ hiện mình cũng đã là một người tri thức nhưng về mai danh ẩn tích với cái nghề bán quán này. Ông đã có một thời cũng dùi mài kinh sử chăm chỉ cũng thi thố như Vân Tiên và những người kia. thật khá khen cho câu thơ “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ông quán hay chính tác giả đã giải thích cái căn nguyên ghét thương của mình. Theo ông chính vì ghét nên mới thương, chính những cái ghét kia đã làm ảnh hưởng đến cái thương của họ. Mà tiêu biểu là những đời chúa trị làm những điều khiến ông Quán cũng như tác giả ghét vì đấy dân chúng vào những chỗ nguy hiểm khốn khổ.

    Tiếp đến mười hai câu thơ sau ông Quán thể hiện cái lẽ ghét của mình, những lẽ ghét được phô bày ra thể hiện ông Quán là một người tri thức khảng khái dám nhìn vào cái sai của đời trước mà nói lên quan điểm của mình:

    “Tiên rằng: "Trong đục chưa tường,
    Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?"
    Quán rằng: "Ghét việc tầm phào”
    Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm.”

    Vân Tiên tỏ ra là một người ham học hỏi không tự nhận mình là tài giỏi, cũng không thấy ông Quán chỉ là một người bán quán mà khinh thường ông. Hỏi ông rằng lẽ ghét thương thế nào thì ông Quán bắt đầu nói về những ghét thương của mình. Ông Quán ghét những chuyện tần phào trong thiên hạ. Truyện tầm phào là những chuyện tranh đua vớ vẩn trong thiên hạ. đặc biệt ông thể hiện cảm xúc tột độ của mình bằng cách lặp từ ghét và thêm vào đó những tính từ cay đắng. Đó là cái ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm can của ông.

    Sau đó ông thể hiện sự ghét của mình qua những sự việc cụ thể. Nào là ghét đời Kiệt, đời Trụ vì đam mê nhan sắc nên đã đẩy nhân dân vào những chỗ nguy hiểm, rồi lại đến nhà U nhà Lệ vì đa đoan lắm chuyện mà khiến dân lầm than. Ghét đời Thúc Quí, Ngũ Bá làm cho nhân dân rối ren nhọc nhằn. Có thể nói đó toàn là những triều đại nổi tiếng của Trung Quốc những triều ấy đại diện cho những gì vua chúa làm cho nhan dân phải khổ. Có thể thấy ông Quán có một lòng yêu thương nhân dân hết mực thì mới hiểu được nỗi khổ của nhân dân như thế. Những cái gì có hại cho nhân dân là ông ghét hết, không phải ghét bình thường mà ghét cay ghét đắng.

    Những câu thơ cuối thể hiện sự thương của ông Quán, những người ông thương toàn là những bậc hiền nhân quân tử trung quân ái quốc mà ai cũng biết đến. Nào là thánh nhân như Khổng Tử, rồi lại đến học trò hiếu học như Nhan Tử. Hàng loạt những cái tên của những bậc hiền tài được liệt kê ra Gia Cát, Đồng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ. Đó toàn là những người không những có tài mà còn có đức thế nhưng nhiều người trong đó lại có số phận không may mắn người chết sớm, người gặp cảnh loạn lạc cũng chết Ông Quán thương cho những bậc như thế, những người tài đức là những người được kính trọng yêu mến:

    “Thương là thương đức thánh nhân,
    Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
    Thương thầy Nhan Tử dở dang.
    Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
    Thương ông Gia Cát tài lành,
    Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
    Thương thầy Đồng tử cao xa,
    Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
    Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
    Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
    Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
    Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
    Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
    Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

    Tác giả kết thúc bằng hai câu thơ cuối cùng như tóm lại cái lẽ ghét thương ở trên đời được nhìn qua con mắt của ông Quán. Đó la những điều thể hiện sự hiểu biết của ông quán cũng như tấm lòng của ông đối với cuộc đời. Chính vì ghét nên mới thương nhân dân, hiền tài. Ông đã từng xem qua nhiều kinh sử và thấy nủa phần ghét nửa phần thương.

    “Xem qua kinh sử mấy lần,
    Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”

    Như vậy có thể thấy đoạn trích thể hiện rõ tầm nhìn xa trông rộng của một ông chủ quán như thế nào. Tất cả những tên triều đại và việc làm sai trái của họ ông đều biết hết, những bậc hiền nhân quân tử ông cũng biết hết. Qua đó thể hiện người tài trong xã hội còn rất nhiều tuy nhiên chỉ là chán ghét mà ở ẩn vui tuổi già mà thôi.

     

    Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu

    Nguyễn Đình Chiểu
     

    Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 01.7.1822 tại Gia Định, Sài Gòn. Thân sinh thầy đồ Chiểu là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.

    Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ. Những cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc bị triều đình Huế đàn áp, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã gây ra những bão táp kinh hoàng trực tiếp đến gia đình Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Huy bỏ trốn ra Huế, bị cách chức, sau đó trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu, đem gửi cho một người bạn để ăn học. Cuộc sống 8 năm ở Huế đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều đình, đồng thời có điều kiện để tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc ở đất kinh đô.

    Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở Trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, khóc thương, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt.

    Về đến Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Nhờ sống gắn bó với nhân dân, ông có điều kiện hiểu đồng bào của mình sâu sắc hơn. Chính trong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ "Lục Vân Tiên". Tác phẩm đề cập đến vấn đề đạo nghĩa ở đời, mang dấu ấn tự truyện, đã được nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Một người học trò của ông là Lê Tăng Quýnh, vừa trọng nể tài năng và nhân cách, lại vừa thương cảm hoàn cảnh của thầy, đã đem gả người em gái là Lê Thị Điền cho ông. Ngày 17.2.1858, giặc Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác áng văn bất hủ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ngợi ca chiến công anh hùng của những người "dân ấp dân lân" trong trận tấn công đồn Tây Dương, mà người bạn đồng khoa với ông là Đỗ Trình Thoại đã hy sinh cùng với 7 nghĩa quân khác. Tác phẩm "Dương Từ - Hà Mậu" dài 3.448 câu thơ mang nội dung phê phán âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, lên án những người thờ ơ, vô trách nhiệm trước cảnh nước mất nhà tan cũng được sáng tác tại đây.

    Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và lực lượng kháng chiến. Khi được tin Trương Định hy sinh (19.8.1864), nhà thơ xúc động, viết bài Văn tế và Mười hai bài thơ liên hoàn điếu người anh hùng. Mười bài thơ điếu Đốc binh Phan Tòng hy sinh trong trận Giồng Gạch (1868) vốn gốc là hương sư, bạn bè thân thiết với ông, lời lẽ rất thống thiết, có những câu thơ tâm huyết như lời thề tạc vào đá: "Tinh thần hai chữ pha sương tuyết, khí phách ngàn thu rỡ núi non". Khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây, ông làm thơ điếu họ Phan với ít nhiều ngụ ý phê phán.

    Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc. Nổi bật là thiên hùng bút "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh". Tất cả tâm huyết của nhà thơ như dồn vào những câu đau xé lòng người: "Dân sa nước lửa bấy chầy, giặc ép mỡ dầu hết sức". Đồng bào ở đây kể lại rằng chính ông đứng ra làm lễ tế những nghĩa sĩ Lục tỉnh ngay tại chợ Ba Tri. Khi đọc xong bài điếu, nước mắt chảy ràn rụa và ông lăn kềnh ra nằm bất tỉnh.

    Tác phẩm "Ngư tiều y thuật vấn đáp" được viết vào giai đoạn cuối đời với một bút pháp già dặn hơn và một niềm tâm sự sâu lắng, xót xa hơn trước cảnh đất nước bị “dưa chia, khăn xé”, nhưng không hề tuyệt vọng.

    Bến Tre không phải là nơi sinh của nhà thơ, nhưng lại là nơi được ông chọn để sống, hoạt động trong suốt 26 năm đầy biến cố phức tạp vào giai đoạn cuối đời và đã vĩnh viễn gởi xương cốt tại đây. Người ta kể lại rằng ngày đưa đám ma ông, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những bạn bè, học trò, con cháu xa gần, những thân chủ được ông chữa khỏi bệnh và những đồng bào quanh vùng hoặc đã chịu ơn ông, hoặc vì mến mộ, cảm phục một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài Chạy giặc Cách đây 5 năm

    Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷炤; 18221888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạch Trạch, hiệu Trọng PhủHối Trai(sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].

  • Nguyễn Đức Thuận đã trả lời trong câu hỏi: Viết dàn ý chi tiết cảm nhận về khổ thơ 3, 4 trong bài Tràng giang Cách đây 5 năm

    Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đến những nơi yên tĩnh để lắng đọng tâm hồn. Những lúc ấy người ta cảm thấy mình bé nhỏ trước không gian mênh mông, vũ trụ rộng lớn. Rồi chợt họ nhận ra kiếp người sao quá ngắn ngủi, đời người thật phù du và con người nhỏ bé trước vạn vật. Đọc “Tràng giang" của Huy Cận cảm xúc trong tôi dâng lên nỗi buồn cô quạnh khi nghĩ về những kiếp người trôi nổi, lênh đênh.

    Bài thơ “Tràng giang” ra đời vào năm 1939 khi hồn thơ của Huy Cận mang nét u sầu, chất chứa nhiều phiền muộn, tâm tư. Chính vì thế mà những từ ngữ trong bài phản ánh trực tiếp cái sầu của thi sĩ trước thời cuộc và những suy nghĩ của tác giả trên hành trình đi tìm “Thơ mới”.

               Tên tác phẩm “Tràng giang" đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ về con sông dài, mênh mông. Tựa đề cũng tạo cảm giác hoài cổ khi thi sĩ sử dụng một loạt từ Hán Việt. Đã có rất nhiều người thử thay thế tên tác phẩm “Tràng giang" thành “Trường giang" nhưng riêng tôi cho rằng cái tên vốn có của nó vẫn chính xác nhất vì khi dùng “Trường giang" chỉ mới diễn tả được độ dài của con sông mà thôi. Thế nhưng khi thay bằng “Tràng giang" con sông không chỉ dài mà còn rộng. Sông trở nên mênh mông, bát ngát hơn từ đó nói lên được ý đồ của tác giả trong sự đối lập giữa thiên nhiên rộng lớn và con người bé nhỏ. Câu đề từ tiếp tục khẳng định về một con sông rộng lớn “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Nhưng cảm giác mang lại là sự lưu luyến, nhớ thương về một con sông trong quá khứ.

    Khổ thơ đầu tiên không chỉ mang đến  bức tranh buồn, cô đơn mà thiên nhiên còn gợi cảnh chia li, tách rời
    “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
     Con thuyền xuôi mái nước song song
    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
    Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
    Với những câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh như sóng, con thuyền, củi. Sóng đi liền với động từ “gợn" - dịch chuyển nhẹ nhàng, lăn tăn lan xa. Chỉ với một nét gợn nhẹ ấy cũng đủ làm cho nhân vật trữ tình trở nên buồn bã. Từ láy “điệp điệp" diễn tả nỗi buồn chồng chất, nối tiếp nhau. Nỗi buồn không chỉ dâng lên một lúc mà nó còn kéo dài mãi, miên man không dứt. Trên những gợn sóng ấy xuất hiện “con thuyền xuôi mái" – cô đơn, lạc lõng, bơ vơ. Không nghe thấy tiếng mái chèo tạo nên tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền chỉ thấy một con thuyền buông xuôi, lênh đênh mặc cho nước xuôi dòng. Câu thơ còn độc đáo trong việc khắc họa sự tách rời giữa thuyền và nước. Thiên nhiên không chỉ gợi buồn mà khung cảnh chia lìa cũng thấy rõ.
    “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" là câu thơ có thể hiểu nhiều cách. Thứ nhất có thể hiểu là khi thuyền về nỗi sầu của nước lại nhân lên gấp bội. Cách thứ hai chỉ rõ hơn về sự chia cắt khi thuyền và nước đi ngược chiều nhau. Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một Huy Cận mang đến một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với phép đối giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng nhấn mạnh hơn sự chiếc bóng, lẻ loi của củi trên hành trình của mình. Động từ “lạc" đã nói lên được sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng tác giả dùng “lạc mấy dòng" thì càng làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng mang lại đã buồn bã, u sầu đến vậy.

    Tác giả bắt đầu với khổ thơ đầu tiên trong phạm vi hẹp. Đến với khổ thơ tiếp theo, không gian bây giờ đã được mở rộng hơn.
    “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
     Nắng xuống trời lên sâu chót vót
    Sông dài trời rộng bến cô liêu.”
      Hình ảnh “cồn nhỏ" gợi lên không gian vắng lặng, trơ trọi. Tính từ “nhỏ" làm cho hình ảnh này càng bé nhỏ, chơ vơ kết hợp với từ láy “Lơ thơ" gợi cảm giác ít ỏi diễn tả bức tranh thiếu sức sống trên cồn cát. Không gian trên cồn không chỉ buồn mà còn hiu hắt. Đến gió cũng mang cái “đìu hiu" buồn bã, thê lương như nhấn khung cảnh vào nỗi u sầu. Các câu thơ mà tác giả sử dụng trong bài đôi khi được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể hiểu là một câu hỏi tu từ về vị trí của “tiếng làng xa", trông ngóng về tiếng họp buổi chiều tà. Tuy nhiên “đâu" cũng là một từ mang nghĩa phủ định, tức là đến cả tiếng nói cũng những người họp chợ nhà thơ cũng không hề nghe thấy. Tất cả chỉ còn lại một không gian tĩnh lặng đến lạnh lùng.

    Không gian trong khổ thơ thứ hai vừa mở rộng về chiều cao và dài nhưng đồng thời cũng mở rộng cả chiều sâu vũ trụ. Thủ pháp nghệ thuật tương phản “Nắng xuống trời lên" đã giúp không gian mở rộng theo chiều cao. Nắng chiếu xuống tới đâu thì bầu trời càng được đẩy cao tới đó. Chốt lại câu thơ tác giả sử dụng “sâu chót vót" không những gợi được cái thăm thẳm, hun hút mà còn giúp cho vũ trụ được kéo dài ra nhấn mạnh hơn sự nhỏ bé của con người trước thiên hà. Câu thơ cuối cùng của khổ chính là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát với “sông dài trời rộng". Trên nền không gian ấy xuất hiện “bến cô liêu". Hình ảnh này không chỉ lột tả được cái nhỏ nhoi, đơn độc mà “cô liêu" còn là sự quạnh quẽ, lanh lẽo, chơ vơ. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bé nhỏ với không gian rộng lớn càng tô đậm hơn sự u sầu, buồn bã của tác giả khi nghĩ về kiếp người trôi nổi, long đong.
    “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
     Mênh mông không một chuyến đò ngang
    Không cầu gợi chút niềm thân mật
    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
    “Bèo" – sinh vật phù du mang trong mình kiếp sống trôi nổi, bấp bênh, đã vậy còn kết hợp với động từ “dạt" làm rõ hơn sự chìm nổi của sinh vật này. “Đâu" từ hỏi về nơi chốn của “bèo". Hình ảnh bèo lạc lõng, bơ vơ, không điểm tựa không nơi bám vía. “Hàng nối hàng" như khắc họa rõ hơn về số phận của loài sinh vật này. Đọc câu thơ ta có thể liên tưởng về những kiếp người nổi trôi, không có nơi nương tựa. Và trong không gian “mênh mông" đó, tác giả mong ngóng có thể nhìn thấy chuyến đò để cảm nhận được sự sống nhưng dường như không có tín hiệu đáp lại sự mong chờ ấy. “Không một chuyến đò" cũng đồng nghĩa không có hoạt động của con người, điều này càng làm cho nỗi cô đơn dâng lên. Trong khổ thơ này, thi sĩ sử dụng nhiều từ phủ định nhằm khắc họa sự cô đơn trống vắng của lòng người. Tiếp sau “không đò”  là “không cầu". Chiếc cầu vốn là hình ảnh đặc trưng của miền quê, mang nét giản dị, thân mật. Nhưng vì hình ảnh này không có nên có thể thấy thiếu vắng cảm giác quê hương. Câu thơ cuối tác giả sử dụng màu xanh và vàng nhằm vẽ nên bức tranh tươi sáng hơn nhưng từ láy “lặng lẽ” đã dìm màu sắc này xuống. Hai hình ảnh “bờ xanh”, “bãi vàng” không còn được tươi tắn như màu sắc ban đầu của nó. Từ láy này được đưa lên đầu như sự nối tiếp của nỗi cô đơn từ vật này sang vật khác.
    Trong ba khổ thơ đầu, tác giả chỉ miêu tả về thiên nhiên thì khổ thơ cuối cùng thi sĩ đã bộc lộ nỗi niềm nhớ nước của mình
    “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
     Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều xa
    Lòng quê dợn dợn vời con nước
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
     
    Chỉ với 4 câu thơ nhưng nhà thơ đã cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Từ láy hoàn toàn “lớp lớp” diễn tả sự chồng chất, nối tiếp nhau. Câu thơ đầu tiên khắc họa những đám mây từng lớp đùn lên thành những dãy núi bạc. Đến đây, ta chợt nhớ tới chữ “đùn” trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ:
    “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
    Nếu như với Đỗ Phủ câu thơ trên là hình ảnh mây trắng sà xuống thấp tới mức tưởng như đùn từ mặt đất lên, che lấp cả cửa ải phía xa xa. Thì trong câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” lại mang tới hình ảnh nhiều lớp mây chồng chất lên nhau giống như nỗi sầu của thi nhân đã thấm sâu vào cảnh vật, nó chất chứa trong tâm hồn ông giống như tầng tầng lớp lớp mây kia chất chồng thành núi bạc vậy. Câu thơ tiếp theo tác giả sử dụng thủ pháp cổ điển để nói về tình cảnh lẻ loi đơn độc của cánh chim trước “bóng chiều sa”. Hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ” không chỉ gợi sự đơn độc mà “nghiêng” còn nói tới trạng thái mất cân bằng, không rõ nơi trú của mình là đâu, hình ảnh này càng làm nổi bật hơn sự lận đận của kiếp người trước thiên nhiên. Trong không gian buồn ấy, thi sĩ bỗng nhớ về quê hương
    “Lòng quê dợn dợn vời con nước”
    “Dợn dợn" là gợi lên, dấy lên, có những cảm xúc khó nói. Chỉ cần nhìn thấy “con nước” là lòng thi sĩ là nhớ về quê hương – nỗi nhớ thường trực. Nếu như ở các câu thơ trên phải có một hình ảnh, chi tiết nào về cố hương thì thi sĩ mới bộ lộ cảm xúc của mình còn trong câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" thì không cần bất cứ sự vật nào nỗi nhớ ấy vẫn cứ ùa về. Trong thơ Đường hơn nghìn năm trước cũng từng có tác phẩm nói về nỗi nhớ quê hương
    “Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
    (Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trêm sông khói sóng cho buồn lòng ai)
    (Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
    Nhưng Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng liền nhớ về quê nhà của mình còn Huy Cận không cần thấy gì nỗi nhớ ấy vẫn dấy lên. Nếu như Thôi Hiệu đứng trên xứ người lòng khắc khoải hướng về cố hương thì Huy Cận lại đặc biệt hơn khi chính ông đang đứng trên mảnh đất của mình nhưng lòng buồn bã, bâng khuâng khôn nguôi.
    Như vậy, bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố Đường thi và yếu tố Thơ mới, cùng với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như từ láy, biện pháp tương phản,… nhà thơ Huy Cận đã giúp người đọc cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên mênh mông. Ở đó con người có thể cảm thấy sự bé nhỏ của mình trước không gian, kiếp người ngắn ngủi trước vũ trụ. “Tràng giang” còn là tiếng lòng của một người con yêu quê hương, đất nước sâu nặng.

    Bên cạnh Cảm nhận về bài thơ Tràng giang các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích Tràng Giang hay phần Soạn bài Tràng Giang nhằm củn

Điểm thưởng gần đây (2)

  • Nguyễn Đức Thuận: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Đức Thuận: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
OFF