Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Hóa học 12 Bài 21 Điều chế kim loại giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 98 SGK Hóa học 12
Trình bày cách để:
– Điều chế Ca từ CaCO3
– Điều chế Cu từ CuSO4
Viết phương trình hoá học của các phản ứng?
-
Bài tập 2 trang 98 SGK Hóa học 12
Từ Cu(OH)2, MgO, Fe2O3 hãy điều chế các kim loại tương ứng bằng một phương pháp thích hợp. Viết phương trình hóa học của phản ứng?
-
Bài tập 3 trang 98 SGK Hóa học 12
Một loại quặng sắt chứa 80% Fe2O3, 10% SiO2 và một số tạp chất khác không chứa Fe và Si. Hàm lượng các nguyên tố Fe và Si trong quặng này là:
A. 56% Fe và 4,7% Si.
B. 54% Fe và 3,7% Si.
C. 53% Fe và 2,7% Si.
D. 52% Fe và 4,7% Si.
-
Bài tập 4 trang 98 SGK Hóa học 12
Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 28 gam.
B. 26 gam.
C. 24 gam.
D. 22 gam.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 98 SGK Hóa học 12
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hoá trị II với dòng điện cường độ 3A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra tại mỗi điện cực và phương trình hoá học của sự ⇒điện phân.
b) Xác định tên kim loại.
-
Bài tập 1 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Dãy các ion kim loại nào sau đây bị Zn khử thành kim loại?
A. Cu2+, Mg2+, Pb2+
B. Cu2+, Ag+, Na+
C. Sn2+, Pb2+, Cu2+
D. Pb2+, Ag+, Al3+
-
Bài tập 2 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ được thực hiện bằng phương pháp điện phân?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. CuSO4 + H2O → Cu + O2 + H2SO4
C. CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
D. Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2
-
Bài tập 3 trang 140 SGK Hóa học 12 nâng cao
Từ mỗi hợp chất sau: Cu(OH)2, NaCl, Fe2S2. Hãy lựa chọn những phương pháp thích hợp để điều chế kim loại tương ứng. Trình bày các phương pháp đó.
-
Bài tập 4 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2
a. Trình bày sơ đồ điện phân.
b. Viết phương trình điện phân.
c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.
d. Có nhận xét gì về nồng độ ion trong dung dịch trước và sau khi điện phân?
-
Bài tập 5 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Có hỗn hợp các bột kim loại Ag, Cu. Bằng những phương pháp hóa học nào ta có thể thu được Ag từ hỗn hợp? Giải thích và viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 6 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ. Hãy xác định tên của muối clorua kim loại.
-
Bài tập 7 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Điện phân hoàn toàn 3,33 gam muối clorua của một kim loại nhóm IIA, người ta thu được 6,72 lit khí clo (đktc). Hãy xác định tên của muối clorua kim loại.
-
Bài tập 8 trang 140 SGK Hóa 12 Nâng cao
Điện phân một dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút với cường độ dòng điện là 5 ampe. Để làm kết tủa hết ion Ag⁺ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dd NaCl 0,4M.
a. Viết phương trình điện phân và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng Ag thu được ở catot.
c. Tính khối lượng AgNO₃ có trong dung dịch ban đầu.
-
Bài tập 21.1 trang 46 SBT Hóa học 12
Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hoà trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?
A. Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
B. Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
C. Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
D. Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.
-
Bài tập 21.2 trang 46 SBT Hóa học 12
Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là
A. phương pháp nhiệt luyện.
B. phương pháp thuỷ luyện.
C. phương pháp điện phân.
D. phương pháp thuỷ phân.
-
Bài tập 21.3 trang 46 SBT Hóa học 12
Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng 3,45 g. Kim loại đó là
A. Zn.
B. Cu
C. Ni.
D. Sn.
-
Bài tập 21.4 trang 46 SBT Hóa học 12
Điện phân 200 ml dung dịch KOH 2M (D = 1,1 g/cm3) với điện cực trơ. Khi ở catot thoát ra 2,24 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Biết rằng nước bay hơi không đáng kể. Dung dịch sau điện phân có nồng độ phần trăm là
A. 10,27%.
B. 10,18%.
C. 10,9%.
D. 38,09%.
-
Bài tập 21.5 trang 46 SBT Hóa học 12
Trong số những công việc sau, công việc nào không được thực hiện trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân ?
A. Điều chế kim loại Zn.
B. Điều chế kim loại Cu.
C. Điều chế kim loại Fe.
D. Mạ niken.
-
Bài tập 21.6 trang 47 SBT Hóa học 12
Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương pháp điều chế kim loại phổ biến (nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân) ?
A. Na.
B. Ca.
C. Cu
D. Al
-
Bài tập 21.7 trang 47 SBT Hóa học 12
Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là
A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.
-
Bài tập 21.8 trang 47 SBT Hóa học 12
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit sau : CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, Fe, Zn, MgO.
B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg.
D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
-
Bài tập 21.9 trang 47 SBT Hóa học 12
Từ mỗi chất Cu(OH)2, NaCl, FeS2, lựa chọn phương pháp thích hợp (các điều kiện khác có đủ) để điều chế ra các kim loại tương ứng. Khi đó, số phản ứng hoá học tối thiểu phải thực hiện để điều chế được 3 kim loại Cu, Na, Fe là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
-
Bài tập 21.10 trang 47 SBT Hóa học 12
Từ các chất riêng bột: CuSO4, CaCO3, FeS để điều chế được các kim loại Cu, Ca, Fe thì số phản ứng hoá học tối thiểu phải thực hiện là (các điều kiện khác có đủ)
A. 4.
B. 5.
C. 6
D. 7.
-
Bài tập 21.11 trang 47 SBT Hóa học 12
Quá trinh nào sau đây là quá trình khử ?
A. Cu → Cu2+ + 2e.
B. Cu2+ + 2e→ Cu.
C. Zn2+ + 1e → Zn .
D. Zn → Zn2+ + 2e.
-
Bài tập 21.12 trang 47 SBT Hóa học 12
Trong các phương pháp sau, phương pháp nào điều chế được Cu có độ tinh khiết cao từ Cu(OH)2.CuCO3 (X) ?
A. X (+dd HCl) → dd CuCl2 (+ Fe dư) → Cu
B. X (+ dd H2SO4) → CuSO4 (đpdd) → Cu
C. X + (dd HCl) → CuCl2 → CuCl2 (khan) (đpdd) → Cu
D. X → CuO (+ C, to) → Cu
-
Bài tập 21.13 trang 48 SBT Hóa học 12
Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng có chứa Ag2S, cần dùng
A. dung dịch HNO3 đặc và Zn.
B. dung dịch H2S04 đặc, nóng và Zn.
C. dung dịch NaCN và Zn.
D. dung dịch HCl đặc và Zn.
-
Bài tập 21.14 trang 48 SBT Hóa học 12
Trong quá trình điện phân, các anion di chuyển về
A. catot, ở đây chúng bị oxi hoá.
B. anot, ở đây chúng bị khử
C. anot, ở đây chúng bị oxi hoá.
D. catot, ở đây chúng bị khử.
-
Bài tập 21.15 trang 48 SBT Hóa học 12
Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ :
A. ion Cu2+ nhường electron ở anot.
B. ion Cu2+ nhận electron ở catot.
C. ion Cl- nhận electron ở anot.
D. ion Cl- nhường electron ở catot.
-
Bài tập 21.16 trang 48 SBT Hóa học 12
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ có màng ngăn:
A. cation Na+ bị khử ở catot.
B. phân tử H2O bị khử ở catot.
C. ion Cl- bị khử ở anot.
D. phân tử H20 bị oxi hoá ở anot.
-
Bài tập 21.17 trang 48 SBT Hóa học 12
Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng Cu, nhận thấy:
A. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần.
B. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.
C. nồng độ Cu2+ trong dung dịch không thay đổi.
D. chỉ có nồng độ ion SO42- là thay đổi.
-
Bài tập 21.18 trang 48 SBT Hóa học 12
Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng graphit, nhận thấy
A. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần.
B. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.
C. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch không thay đổi.
D. chỉ có nồng độ ion SO42- là thay đổi.
-
Bài tập 21.19 trang 48 SBT Hóa học 12
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64g chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị m là
A. 105,6
B. 35,2
C. 70,4
D. 140,8
-
Bài tập 21.20 trang 49 SBT Hóa học 12
Từ những hợp chất riêng biệt: Cu(OH)2, MgO, FeS2, hãy nêu phương pháp thích hợp để điều chế Cu, Mg, Fe. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
-
Bài tập 21.21 trang 49 SBT Hóa học 12
Bằng những phương pháp nào người ta có thể điều chế Cu từ dung dịch Cu(NO3)2, Ca từ dung dịch CaCl2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
-
Bài tập 21.22 trang 49 SBT Hóa học 12
Trình bày phương pháp hoá học điều chế các kim loại Ca, Na, Cu từ những muối riêng biệt: CaCO3, Na2SO4, Cu2S.
-
Bài tập 21.23 trang 49 SBT Hóa học 12
Từ các chất riêng biệt: CuSO4, CaCO3, FeS cần điều chế được các kim loại Cu, Ca, Fe. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. (Các điều kiện khác có đủ).
-
Bài tập 21.24 trang 49 SBT Hóa học 12
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân.