OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 10 KNTT Bài 14: Ôn tập chương 3


Nội dung bài giảng Ôn tập chương 3 môn Hóa học lớp 10 chương trình SGK Kết nối tri thức sẽ củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể, cũng như các loại lực tương tác thường gặp. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết được HOC247 trình bày dưới đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết cộng hóa trị: Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử

+ Liên kết cộng hóa trị không cực

+ Liên kết cộng hóa trị có cực

+ Liên kết cho – nhận

1.2. Liên kết ion

- Liên kết ion hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

- Dựa trên hiệu độ âm điện xác định loại liên kết hóa học:

Hiệu độ âm điện (∆x)

Loại liên kết

0 ≤ ∆x < 0,4

Cộng hóa trị không cực

0,4 ≤ ∆x < 1,7

Cộng hóa trị có cực

≥ 1,7

Ion

→ Trị tuyệt đối giá trị hiệu âm điện càng lớn thì liên kết càng phân cực (hay liên kết ion có độ phân cực lớn nhất, liên kết cộng hóa trị không phân cực có độ phân cực nhỏ nhất

1.3. Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hoá trị chưa tham gia liên kết.

- Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: Nguyên nhân hình thành liên kết: các nguyên tử liên kết với nhau để đạt được cấu hình e bền vững của khí hiếm

- Khác nhau: về bản chất liên kết và điều kiện liên kết

  Liên kết ion 

Liên kết cộng hóa trị

Khái niệm

Hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử

Điều kiện liên kết

Xảy ra giữa các nguyên tố khác hẳn nhau về bản chất hóa học (thường là giữa một kim loại điển hình và một phi kim điển hình)

Xảy ra giữa 2 nguyên tử giống nhau về bản chất hóa học (thường là giữa các nguyên tố phi kim)

Bài 2: Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất: CH4, CaCl2, HBr, NH3.

Hướng dẫn giải

- Hiệu độ âm điện của C và H là 2,55 – 2,2 = 0,35 nên liên kết C - H trong phân tử CH4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

- Hiệu độ âm điện của Clvà Ca là 3,16 – 1,1 = 2,06 nên liên kết Ca – Cl trong phân tử CaCllà liên kết ion.

-  Hiệu độ âm điện của Br và H là 2,96 – 2,2 = 0,76 nên liên kết H – Br trong phân tử HBr là liên kết cộng hóa trị phân cực .

-  Hiệu độ âm điện của N và H là 3,04 – 2,2 = 0,84 nên liên kết N – H  trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

ADMICRO

Luyện tập Bài 14 Hóa 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể nắm được:

- Quy tắc octet

- Khái niệm liên kết ion, liên kết cộng hóa trị

- Khái niệm và các đặc điểm liên quan đến liên kết hydrogen và tương tác vander waals

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Hóa 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Hóa 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 69 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 69 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 69 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 69 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 69 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 69 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.1 trang 36 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.2 trang 36 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.3 trang 36 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.4 trang 36 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.5 trang 36 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.6 trang 36 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.7 trang 37 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.8 trang 37 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.9 trang 37 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.10 trang 37 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.11 trang 37 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.12 trang 37 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.13 trang 38 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.14 trang 38 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.15 trang 38 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.16 trang 38 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14.17 trang 38 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 14 Hóa học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF