Giải bài 5 tr 30 sách GK GDCD LỚP 9
Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
Gợi ý trả lời bài 5
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
-- Mod GDCD 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài 1 trang 38 SBT GDCD 9
Giải bài 2 trang 38 SBT GDCD 9
Giải bài 3 trang 38 SBT GDCD 9
Giải bài 4 trang 39 SBT GDCD 9
Giải bài 5 trang 39 SBT GDCD 9
Giải bài 6 trang 39 SBT GDCD 9
Giải bài 7 trang 39 SBT GDCD 9
Giải bài 8 trang 40 SBT GDCD 9
Giải bài 9 trang 40 SBT GDCD 9
Giải bài 10 trang 40 SBT GDCD 9
-
Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo? a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình; b) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh; c) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc; d) Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến của mình; đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
bởi thủy tiên 09/11/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao? a) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được; b) Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài; c) Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động; d) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần. có của con người trong nền kinh tế thị trường; đ) Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả; e) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.
bởi Nguyễn Trung Thành 09/11/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo? Vì sao? a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập môn Toán hoặc môn Tiếng Anh ra làm bài; b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay; c) Trong học tập, bao giờ An cũng làm theo những điều của thầy cô đã nói; d) Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào đế tăng thêm thu nhập; đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất; e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình; g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm; h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 09/11/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, người ta thấy nhiều sáng kiến phi thường của người dân Việt Nam bình thường, như những huyền thoại, kì tích của thòi đại khoa học kĩ thuật. Anh nông dân chưa hề qua bất cứ trường lớp kĩ thuật nào đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay (Nguyễn Đức Tâm - Lâm Đồng). Anh "Hai lúa" chưa một lần đi máy bay đang bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy bay với ước mơ chinh phục tầng cao. Ngày trước ở Mát-xcơ-va, khi mở rộng đường Goóc-ki, để bảo tồn một ngôi nhà cổ, các kĩ sư Nga đã làm nên kì tích xoay ngôi nhà nặng hàng trăm tấn đi một góc 180 độ. Nhưng kì tích này với bác "Thần đèn" Nguyễn Cẩm Luỹ của chúng ta chỉ là chuyện nhỏ. Không qua lớp đào tạo chính quy nào thế mà bác Luỹ có thể di chuyển một ngôi đình, cây đa... theo yêu cầu không thua gì "Thần đèn" của A-la-đanh vậy ! Theo Những súng kiên mang ý nghĩa lớn lao của người dân bình thường (Báo Tiền phong chù nhật ngày 11-4-2004) Câu hỏi Em suy nghĩ và cho biết tại sao anh Nguyễ
bởi thu trang 08/11/2021
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, người ta thấy nhiều sáng kiến phi thường của người dân Việt Nam bình thường, như những huyền thoại, kì tích của thòi đại khoa học kĩ thuật. Anh nông dân chưa hề qua bất cứ trường lớp kĩ thuật nào đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay (Nguyễn Đức Tâm - Lâm Đồng). Anh "Hai lúa" chưa một lần đi máy bay đang bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy bay với ước mơ chinh phục tầng cao. Ngày trước ở Mát-xcơ-va, khi mở rộng đường Goóc-ki, để bảo tồn một ngôi nhà cổ, các kĩ sư Nga đã làm nên kì tích xoay ngôi nhà nặng hàng trăm tấn đi một góc 180 độ. Nhưng kì tích này với bác "Thần đèn" Nguyễn Cẩm Luỹ của chúng ta chỉ là chuyện nhỏ. Không qua lớp đào tạo chính quy nào thế mà bác Luỹ có thể di chuyển một ngôi đình, cây đa... theo yêu cầu không thua gì "Thần đèn" của A-la-đanh vậy !
Theo Những súng kiên mang ý nghĩa lớn lao của người dân bình thường
(Báo Tiền phong chù nhật ngày 11-4-2004)Câu hỏi
Em suy nghĩ và cho biết tại sao anh Nguyễn Đức Tâm, anh "Hai lúa", bác Nguyễn Cẩm Luỹ làm được những việc rất sáng tạo như vậy ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trong hoạt động thể dục thể thao, có người cho rằng muốn đoạt được giải, chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không có gì phải sáng tạo, nếu có thì chỉ trong cuộc đấu cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi. Em nghĩ như thế nào về ý kiến đó ?
bởi Bảo Anh 08/11/2021
Trong hoạt động thể dục thể thao, có người cho rằng muốn đoạt được giải, chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không có gì phải sáng tạo, nếu có thì chỉ trong cuộc đấu cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi.
Em nghĩ như thế nào về ý kiến đó ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đến nay, qua học tập gần hết cấp Trung học cơ sở, em đã có thể rút ra nhiều cách học khác nhau cho các môn học khác nhau. Theo ý em, học như thế nào là thiếu năng động, thiếu sáng tạo và học như thế nào là năng động, sáng tạo ? Lấy dẫn chứng qua cách học môn Văn, Toán, Giáo dục công dân, Sử, Địa, Lí, Hoá, Sinh... để giải thích cách học năng động sáng tạo là như thế nào ?
bởi Minh Tú 08/11/2021
Đến nay, qua học tập gần hết cấp Trung học cơ sở, em đã có thể rút ra nhiều cách học khác nhau cho các môn học khác nhau.
Theo ý em, học như thế nào là thiếu năng động, thiếu sáng tạo và học như thế nào là năng động, sáng tạo ? Lấy dẫn chứng qua cách học môn Văn, Toán, Giáo dục công dân, Sử, Địa, Lí, Hoá, Sinh... để giải thích cách học năng động sáng tạo là như thế nào ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc, tại Khu IV, địch bắt đầu sử dụng chiến thuật oanh tạc bằng máy bay bay ở tầm thấp. Bay thấp là chiến thuật khó đối phó nhất vì bay thấp ra-đa khó phát hiện được, khi phát hiện ra thì nó đã bay đến rồi. Lực lượng phòng không của bộ đội chủ lực tuy mạnh nhưng đánh không kịp. Chiến thuật đó gây nhiều khó khăn cho ta. Thế mà ở Khu IV có một cô gái 18, 19 tuổi bắn được máy bay bằng súng trường. Đó là Ngô Thị Thương, công nhân lâm trường Kì Anh (Hà Tĩnh) với cây súng trường và mo cơm đã mai phục và bắn rơi máy bay tầm thấp của địch. Sáng kiến đó của Ngô Thị Thương được quân đội áp dụng, chia lực lượng phòng không thành các đơn vị nhỏ, trang bị các loại vũ khí từ súng trường đến tiểu liên, trung liên, đại liên phối hợp cùng bộ đội địa phương, nắm quy luật hoạt động của máy bay địch để đánh. Sau này, ta lại giành được những chiến thắng mới như bắn rơi máy bay F.111 trong trận "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12 năm 1972. Ngồi nghe
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 08/11/2021
Trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc, tại Khu IV, địch bắt đầu sử dụng chiến thuật oanh tạc bằng máy bay bay ở tầm thấp. Bay thấp là chiến thuật khó đối phó nhất vì bay thấp ra-đa khó phát hiện được, khi phát hiện ra thì nó đã bay đến rồi. Lực lượng phòng không của bộ đội chủ lực tuy mạnh nhưng đánh không kịp. Chiến thuật đó gây nhiều khó khăn cho ta.
Thế mà ở Khu IV có một cô gái 18, 19 tuổi bắn được máy bay bằng súng trường. Đó là Ngô Thị Thương, công nhân lâm trường Kì Anh (Hà Tĩnh) với cây súng trường và mo cơm đã mai phục và bắn rơi máy bay tầm thấp của địch. Sáng kiến đó của Ngô Thị Thương được quân đội áp dụng, chia lực lượng phòng không thành các đơn vị nhỏ, trang bị các loại vũ khí từ súng trường đến tiểu liên, trung liên, đại liên phối hợp cùng bộ đội địa phương, nắm quy luật hoạt động của máy bay địch để đánh. Sau này, ta lại giành được những chiến thắng mới như bắn rơi máy bay F.111 trong trận "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12 năm 1972.
Ngồi nghe Ngô Thị Thương báo cáo, khi nói đến quy luật bay tầm thấp của địch, ta sử dụng quy luật đó để đánh địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen : "Em là nhà triết học, vì biết nói chữ quy luật và vận dụng quy luật". Gần dây, Đại tướng lại nói : "Sáng kiến của một người dân thường khi mang tầm vóc trí tuệ của dân tộc thì có ý nghĩa hết sức lớn lao".
Nãm 1988, Ngô Thị Thương đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng Ba về quá trình tham gia chống Mĩ cứu nước 1965 - 1975. Trước đó, Ngô Thị Thương đã được tặng thưởng Huy hiệu Bác Hồ về thành tích bắn rơi máy bay Mĩ.
(Theo Báo Tiền phong chủ nhật ngày 11-4-2004)
Dựa theo nội dung trên, em giải thích tính năng động sáng tạo của chị Ngô Thị Thương. Em rút ra những điều gì qua lời khen và lời nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khái quát về sự sáng tạo của một người dân bình thường ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một số gương về người năng động, sáng tạo : - Từ nhiều thế kỉ, "Thuyết địa tâm" của Ari-stốt coi quả đất là trung tâm của vũ trụ, mọi hành tinh, kể cả mặt trời quay quanh Trái Đất. Giáo hội cho là đúng. Nhà toán học Ba Lan, Ni-cô-la Cô-péc-níc (1473 - 1543) đưa ra thuyết ngược lại, nói rằng mặt trời đứng yên, Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh mặt trời. Nhà khoa học Bru-nô tuyên truyền cho thuyết của Cô-péc-níc đã bị Giáo hội thiêu sống. - Ga-li-lê (1563 - 1633) nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý, tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-péc-nic bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế. Ga-li-lê không được các nhà khoa học đổng tình và ủng hộ. Đặc biệt, các nhà thần học, các giáo sĩ Gia-tô lên án, cho là tà thuyết nguy hiểm. Năm 1633, ông bị toà án giáo hội xử với hình phạt nặng nhất khi ông 70 tuổi vì ông tự bào chữa và giữ vững lập trường của mình. Hơn một thế kỉ sau, Nhà thờ mới cho phép xuất bản sách của Ga-li-lê. Gần hai thế kỉ sau, Nhà thờ thừa nhận thuyết Ga-li-lê không trái với
bởi Lê Minh 08/11/2021
Một số gương về người năng động, sáng tạo :
- Từ nhiều thế kỉ, "Thuyết địa tâm" của Ari-stốt coi quả đất là trung tâm của vũ trụ, mọi hành tinh, kể cả mặt trời quay quanh Trái Đất. Giáo hội cho là đúng. Nhà toán học Ba Lan, Ni-cô-la Cô-péc-níc (1473 - 1543) đưa ra thuyết ngược lại, nói rằng mặt trời đứng yên, Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh mặt trời. Nhà khoa học Bru-nô tuyên truyền cho thuyết của Cô-péc-níc đã bị Giáo hội thiêu sống.
- Ga-li-lê (1563 - 1633) nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý, tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-péc-nic bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế. Ga-li-lê không được các nhà khoa học đổng tình và ủng hộ. Đặc biệt, các nhà thần học, các giáo sĩ Gia-tô lên án, cho là tà thuyết nguy hiểm. Năm 1633, ông bị toà án giáo hội xử với hình phạt nặng nhất khi ông 70 tuổi vì ông tự bào chữa và giữ vững lập trường của mình. Hơn một thế kỉ sau, Nhà thờ mới cho phép xuất bản sách của Ga-li-lê. Gần hai thế kỉ sau, Nhà thờ thừa nhận thuyết Ga-li-lê không trái với Kinh Thánh và sau gần ba thế kỉ (1922), Giáo Hoàng Giăng-Pôn II mới thừa nhận sai lầm đối với Ga-li-lê.
- T. E-đi-xơn, nhà sáng tạo nổi tiếng của thế giới đầu thế kỉ XX xuất thân là một chú bé nghèo bán báo trên xe lửa. Nhờ nghị lực phi thường, tinh thần tự học, làm việc không mệt mỏi mà T. E-đi-xơn đã đạt nhiều thành tích xuất sắc. Trong cuộc đời của mình, ông đã có 2500 phát minh lớn nhỏ. Ông đã phải thực hiện đến 8000 thí nghiệm mới tìm ra sợi tóc của chiếc bóng đèn điện mà ta dùng ngày nay. Còn để sáng chế ra chiếc ắc-quy kiềm gọn nhẹ hơn ắc-quy chì thì T. E-đi-xơn phải thực hiện đến 50.000 thí nghiệm từ 18 đến 20 giờ đồng hồ trong một ngày. Ông đã nói : "Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1%, còn 99% là lao động cực nhọc".
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh đời Lê Thánh Tông say mê khoa học, toán học. Lúc cáo quan về quê, ông gần gũi nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác. Suốt ngày ông mải miết, lúi húi, đo vẽ các thửa ruộng, ghi ghi, chép chép... Miệt mài vất vả, ông đã tìm ra quy tắc tính toán, trên cơ sở đó, ông viết nên tác phẩm khoa học có giá trị lớn "Đại thành toán pháp".
- Hồi còn đi học phổ thông, trò Võ Nguyên Giáp rất say mê tìm hiểu kiến thức về cách mạng, về Đảng Cộng sản ... Được cuốn sách hay, để an toàn, anh trèo lèn cây cổ thụ giữa cánh đồng bao la, đọc ngấu nghiến cả ngày, hoàng hôn xuống mà chẳng hay biết....Từ nhỏ đến lớn, đại tướng Võ Nguyên Giáp say mê tự học, nghiên cứu cách đánh giặc của cha ông ta, nghiên cứu khoa học quân sự hiện đại và vận dụng sáng tạo vào cách đánh giặc của nước ta, đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biện Phủ với cách đánh "tiến chắc, thắng chắc".
Theo Khơi dậy tiềm năng sáng tạo
(Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Vãn Lê - Chấu An. NXB Giáo dục, 2004. tr. 46)
Qua các gương làm việc với tinh thần năng động sáng tạo trên đây, em tìm hiểu xem sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, phải có những đức tính gì ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời