Giải bài 36.18 tr 110 sách BT Lý lớp 12
Hạt nhân \(_4^{10}Be\) có khối lượng 10,0135 u. Khối lượng của nơtron mn = 1,0087 u, khối lượng của prôtôn mp = 1,0073 u, 1u = 931 MeV/c2. Tính năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_4^{10}Be\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Độ hụt khối của hạt nhân \(_4^{10}Be\)
4mp + 6mn - mBe = 4.1,0073 u + 6.1,0087 u - 10,0135 u = 0,0679 u
Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_4^{10}Be\) là 0,0679.931 = 63,215 MeV
Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_4^{10}Be\) là :
63,215/10 = 6,3215 MeV/ nuclôn
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Bắn một hạt α có động năng 4,21 MeV vào hạt nhân nito đang đứng yên gây ra phản ứng: \(_7^{14}N + \alpha \to \,\,_8^{17}O + p\) .
bởi Anh Nguyễn 28/05/2020
Biết phản ứng này thu năng lượng là 1,21 MeV và động năng của hạt O gấp 2 lần động năng hạt p. Động năng của hạt nhân p là
A. 1,0 MeV. B. 3,6 MeV.
C. 1,8 MeV. D. 2,0 MeV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn hạt α vào hạt nhân nitơ N14 đứng yên, xảy ra phản ứng tại thành một hạt nhân oxi và một hạt proton. Biết rằng hai hạt sinh ra có véctơ vận tốc như nhau, phản ứng thu năng lượng 1,21 (MeV).
bởi Nguyen Dat 28/05/2020
Cho khối lượng của các hạt nhân thỏa mãn: m0mα = 0,21(mo + mp)2 và mpmα = 0,012(mo + mp)2. Động năng hạt α là
A. 1,555 MeV. B. 1,656 MeV.
C. 1,958 MeV. D. 2,559 MeV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn hạt α vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đứng yên có phản ứng: \(_7^{14}N + _2^4\alpha \to _8^{17}O + _1^1p\). Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc.
bởi Anh Nguyễn 27/05/2020
Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số động năng của hạt nhân ô xi và động năng hạt α là
A. 2/9. B. 3/4.
C. 17/81. D. 1/81.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn hạt α vào hạt nhân đứng yên có phản ứng: \(_7^{14}N + _2^4\alpha \to _8^{17}O + p.\) Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đon vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó.
bởi Bình Nguyen 27/05/2020
Tỉ số tốc độ của hạt nhân ô xi và tốc độ hạt α là
A. 2/9. B. 3/4.
C. 17/81. D. 4/21.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Hạt A có động năng WA bắn vào một hạt nhân B đứng yên, gây ra phản ứng: A + B → C + D và không sinh ra bức xạ . Véc tơ vận tốc hạt C gấp k lần véc tơ vận tốc hạt D.
bởi Lan Ha 27/05/2020
Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tính động năng của hạt C và hạt D.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \(_4^9Be \) đang đứng yên. Phản úng tạo ra hạt nhân X và hạt α . Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV.
bởi Lê Trung Phuong 28/05/2020
Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đon vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong các phản ứng này bằng
A. 4,225 MeV. B. 1,145 MeV.
C. 2,125 MeV. D. 3,125 MeV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hạt nhân α có động năng 5,3 (MeV) bắn phá hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên và gây ra phản ứng: \(_4^9Be + \alpha \to n + X\) . Hai hạt sinh ra có phương vectơ vận tốc vuông góc với nhau.
bởi Hong Van 28/05/2020
Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản úng là 5,6791 MeV, khối lượng của các hạt: mα = 3,968mn; mx = 1 l,8965mn. Động năng của hạt X là
A. 0,92 MeV. B. 0,95 MeV.
C. 0,84 MeV. D. 0,75 MeV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phản ứng hạt nhân: \(_1^2H + _1^3H \to _2^4He + _0^1n\) toả ra năng lượng 17,6 MeV. Giả sử ban đầu động năng các hạt không đáng kể.
bởi Nguyễn Trung Thành 28/05/2020
Coi khối lượng xấp xỉ số khối. Động năng của \(_0^1n\) là
A. 10,56 MeV. B. 7,04 MeV.
C. 14,08 MeV. D. 3,52 MeV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_3^7Li\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 60°.
bởi Kim Xuyen 28/05/2020
Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là
A. 4. B. 1/4
C. 2. D. 1/2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng chùm proton bắn phá hạt nhân \(_3^7Li\) đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X giống nhau có cùng động năng là W nhưng bay theo hai hướng hợp với nhau một góc và không sinh ra tia gama.
bởi Lê Nhi 28/05/2020
Biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng chuyển nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt tạo thành là 2W/3. Coi khối lượng hạt nhân đo bằng đon vị khối lượng nguyên tử gần bằng số khối của nó thì
A. \(\cos \varphi = - 7/8.\) .
B. \(\cos \varphi = + 7/8. \)
C. \(\cos \varphi = 5/6\)
D. \(\cos \varphi = - 5/6\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn hạt α có động năng 4 (MeV) vào hạt nhân nitơ đứng yên, xẩy ra phản ứng hạt nhân: \(\alpha + _7^{14}N \to _8^{17}O + p\) .
bởi Anh Tuyet 28/05/2020
Biết động năng của hạt prôtôn là 2,09 (MeV) và hạt prôtôn chuyển động theo hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α một góc 60°. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Xác định năng lượng của phản ứng tỏa ra hay thu vào.
A. Phản ứng toả năng lượng 2,1 MeV.
B. Phản ứng thu năng lượng 1,2 MeV.
C. Phản ứng toà năng lượng 1,2 MeV.
D. Phản ứng thu năng lượng 2,1 MeV
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hạt α có động năng 5 MeV bắn vào một hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên, gây ra phản ứng tạo thành một hạt C12 và một hạt nơtron.
bởi Khánh An 28/05/2020
Hai hạt sinh ra có vectơ vận tốc hợp với nhau một góc 80°. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 5,6 MeV. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Động năng của hạt nhân C có thể bằng
A. 7 MeV. B. 0,589 MeV.
C. 8 MeV. D. 2,5 MeV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn phá một prôtôn vào hạt nhân \(_3^7Li\) đứng yên. Phản ứng hạt nhân sinh ra hai hạt nhân X giống nhau và có cùng tốc độ. Biết tốc độ của prôtôn bằng 4 lần tốc độ hạt nhân X.
bởi Mai Linh 27/05/2020
Coi khối lượng của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Góc tạo bởi phương chuyển động của hai hạt X là
A. 60°. B. 90°.
C. 120°. D. 150°.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng một proton có động năng 5,58 (MeV) bắn phá hạt nhân \(_{11}^{23}Na\) đứng yên sinh ra hạt α và hạt nhân X và không kèm theo bức xạ γ.
bởi ngọc trang 28/05/2020
Biết năng lượng toả ra trong phản ứng chuyển hết thành động năng của các hạt tạo thành, động năng của hạt α là 6,6 (MeV) và động năng hạt X là 2,648 (MeV). Cho khối lượng các hạt tính theo u bằng số khối. Góc tạo bởi hướng chuyển động của hạt α và hướng chuyển động hạt proton là
A. 147°. B. 148°.
C. 150°. D. 120°.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng chùm proton có động năng 1 (MeV) bắn phá hạt nhân \(_3^7Li\) đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X có bản chất giống nhau và không kèm theo bức xạ γ.
bởi Huong Giang 27/05/2020
Biết hai hạt bay ra đối xứng với nhau qua phương chuyển động của hạt prôtôn và hợp với nhau một góc 170,5°. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Cho biết phản ứng thu hay toà bao nhiêu năng lượng?
A. tỏa 16,4 (MeV). B. thu 0,5 (MeV)
C. thu 0,3 (MeV). D. tỏa 17,2 (MeV)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bắn một phô tôn vào hạt nhân \(_3^7Li\) đứng yên. Phản ứng ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương của proton các góc bằng nhau là 60o
bởi Tuấn Huy 28/05/2020
Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của proton và tốc độ của hạt nhân X là
A. 4. B. 0,25.
C. 2. D. 0,25
Theo dõi (0) 1 Trả lời