Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 27 Cơ năng giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 144 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
-
Bài tập 2 trang 144 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
-
Bài tập 3 trang 144 SGK Vật lý 10
Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng.
-
Bài tập 4 trang 144 SGK Vật lý 10
Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 144 SGK Vật lý 10
Cơ năng là một đại lượng
A. Luôn luôn đúng.
B. Luôn luôn dương hoặc bằng không.
C. Có thể dương hoặc bằng không.
D. Luôn luôn khác không.
-
Bài tập 6 trang 144 SGK Vật lý 10
Khi có tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi thì cơ năng của vật được tính như thế nào?
-
Bài tập 7 trang 145 SGK Vật lý 10
Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN
A. Động năng tăng.
B. Thế năng giảm.
C. Cơ năng cực đại tại N.
D. Cơ năng không đổi.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 8 trang 145 SGK Vật lý 10
Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J. B. 1 J.
C. 5 J. D. 8 J.
-
Bài tập 1 trang 177 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một quả bóng được ném với vận tốc đầu xác định. Đại lượng nào không đổi trong khi quả bóng chuyển động.
A. Thế năng
B. Động lượng
C. Động năng
D. Gia tốc
-
Bài tập 2 trang 177 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vật tốc 4m/s tư độ cao 1,6m so với mặt đất. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được
-
Bài tập 3 trang 177 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một con lắc đơn có chiều dài l= 1m. kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc \(\alpha = {45^0}\) rồi thả tự do. Tìm vận tốc của con lắc khi nó đi qua:
a) Vị trí ứng với góc 30o
b) Vị trí cân bằng
-
Bài tập 4 trang 177 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật được ném từ mặt đất với vận tốc 10m/s hướng chếch lên phía trên, với các góc ném hợp với phương nằm ngang lần lượt là 30o và 60o. Bỏ qua sức cản của không của không khí. Vận tốc chạm đất của vật trong mỗi lần ném thay đổi ra sao? Độ cao cực đại mà vật đạt được trong mỗi trường hợp bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn: Dùng định luật bảo toàn cơ năng để giải, có kết hợp với phương pháp động lực học. -
Bài tập 1 trang 181 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bắn một bi thép trực diện vào bi thủy tinh đang đứng yên. Vận tốc bi thép trước va chạm là v1, khối lượng bi thép là 3m, khối lượng bi thủy tinh là m. Tìm vận tốc hai bi sau va chạm.
-
Bài tập 2 trang 181 SGK Vật lý 10 nâng cao
Trên mặt phẳng nằm ngang, một hòn bi khối lượng 15g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5 cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi khối lượng 30g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18 cm/s. sau va chạm, hòn bi nhẹ hơn chuyenr động sang trái (đổi chiều) với vận tốc 31,3 cm/s. Tìm vận tốc của hòn bi nặng sau va chạm. Bỏ qua ma sát. Kiểm tra lại và xác nhận tổng động năng được bảo toàn.
-
Bài tập 3 trang 181 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bắn một viên đạn khơi lượng m= 10g với vận tốc v vào một túi cát được treo nằm yên có khối lượng M = 1kg. Va chạm là mềm, đạn mắc lại trong túi cát và chuyển động cùng túi cát.
a) Sau va chạm, túi cát nâng lên độ cao h = 0,8m so với vị trí cân bằng ban đầu (hình bên). Hãy tìm vận tốc của đạn (túi cát được gọi là con lắc thử đạn vì nó cho phép xác định vị trí của đạn).
b) Bao nhiêu động năng ban đầu là chuyển thành nhiệt lượng và các dạng năng lượng khác?