OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 3 trang 181 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 181 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bắn một viên đạn khơi lượng m= 10g với vận tốc v vào một túi cát được treo nằm yên có khối lượng M = 1kg. Va chạm là mềm, đạn mắc lại trong túi cát và chuyển động cùng túi cát.

a) Sau va chạm, túi cát nâng lên độ cao h = 0,8m so với vị trí cân bằng ban đầu (hình bên). Hãy tìm vận tốc của đạn (túi cát được gọi là con lắc thử đạn vì nó cho phép xác định vị trí của đạn).

bài 38 Va chạm đàn hồi và không đàn hồi SGK Vật lý 10 nâng cao

b) Bao nhiêu động năng ban đầu là chuyển thành nhiệt lượng và các dạng năng lượng khác? 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Bỏ qua lực cản không khí.

a) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho quá trình đạn va chạm với bao cát.

\(mv = \left( {M + m} \right)V \Rightarrow v = \frac{{M + m}}{m}V\:\:\:(1)\)

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho quá trình đi lên cao của “ bao cát +đạn”

Với mức không thế năng ở vị trí thấp nhất :

\(\frac{{\left( {M + m} \right){V^2}}}{2} = (M + m)gh \Rightarrow V = \sqrt {2gh} \:\:\:(2)\)

Thay (2) vào (1) , ta được vận tốc của đạn trước khi vào cát là:

\(v = \frac{{M + m}}{m}\sqrt {2gh} = \frac{{1,01}}{{0,01}}\sqrt {2.9,8.0,8} \approx 400m/s\)

b) Ta có: 

\(\begin{array}{l} \frac{{\left| {\Delta {W_d}} \right|}}{{{W_d}}} = \frac{{{W_d} - {W_d}'}}{{\,{W_d}}} = 1 - \frac{{(M + m)gh}}{{\frac{m}{2}{{\left( {\frac{{M + m}}{m}} \right)}^2}.2gh}}\\ \Leftrightarrow \frac{{\left| {\Delta {W_d}} \right|}}{{{W_d}}} = 1 - \frac{m}{{M + m}} = \frac{M}{{m + M}} = \frac{1}{{1,01}} \approx 0,99\\ \Rightarrow \frac{{\left| {\Delta {W_d}} \right|}}{{{W_d}}} = 99\% \end{array}\)

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3 trang 181 SGK Vật lý 10 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • thi trang

    Một vật nhỏ có khối lượng m = 160 g gắn vào đầu của một lò xo đàn hồi có độ cứng k = 100 N/m, khối lượng không đáng kể; đầu kia của của lò xo được giữ cố định. Tất cả nằm trên một mặt ngang không ma sát. Vật được đưa về vị trí mà tại đó lò xo dãn 5 cm. Sau đó vật được thả nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của lực đàn hồi, vật bắt đầu chuyển động. Xác định vận tốc của vật khi:

        a) Vật về tới vị trí lò xo không biến dạng.

        b) Vật về tới vị trí lò xo dãn 3 cm.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hi hi

    Một quả cầu có khối lượng m = 100 g treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Lấy g = 10 m/s2.

         a) Tính độ dãn của lò xo khi quả cầu ở vị trí cân bằng.

         b) Kéo quả cầu theo phương thẳng đứng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng một khoảng x = 2 cm rồi thả không vận tốc đầu. Tính vận tốc của quả cầu khi nó đi qua vị trí cân bằng.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Thùy Trang

    Một lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, đầu dưới gắn với một vật nặng. Từ vị trí cân bằng O, kéo vật nặng thẳng đứng xuống phía dưới đến A với OA = x. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng O. Tính thế năng của hệ (lò xo và vật nặng) tại A.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • truc lam

    Một khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 10 cm, lúc bị nén chỉ còn dài 4 cm thì có thể bắn thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên cao 6 m. Tìm độ cứng của lò xo.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Thụy Mây

    Một súng lò xo có hệ số đàn hồi k = 50 N/m được đặt nằm ngang, tác dụng một lực để lò xo bị nén một đoạn 2,5 cm. Khi được thả, lò xo bung ra tác dụng vào một mũi tên nhựa có khối lượng m = 5 g làm mũi tên bị bắn ra. Bỏ qua lực cản, khối lượng của lò xo. Tính vận tốc của mũi tên được bắn đi.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Lê Thảo Trang

    Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m = 1 kg treo vào sợi dây có chiều dài l = 40 cm. Kéo vật đến vị trí dây làm với đường thẳng đứng một góc a0 = 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vận tốc của con lắc và lực căng của sợi dây khi nó đi qua:

        a) Vị trí ứng với góc a = 300.

        b) Vị trí cân bằng.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • minh vương

    Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc a0 = 450 rồi thả tự do. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vận tốc của con lắc khi nó đi qua:

        a) Vị trí ứng với góc a = 300.

        b) Vị trí cân bằng.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Sơn Ca

    Một vật có khối lượng m = 3 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và thế năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 600 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 900 J.

        a) Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?

        b) Xác định vị trí ứng với mức 0 của thế năng đã chọn và tìm vận tốc của vật khi đi qua vị trí này.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Bảo An

    Từ độ cao 25 m người ta ném thẳng đứng một vật nặng lên cao với vận tốc ban đầu bằng 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tính:

        a) Độ cao cực đại mà vật đạt được.

        b) Độ cao mà ở đó thế năng bằng nữa động năng và vận tốc của vật ở độ cao đó.

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Nguyễn Hồng Tiến

    Từ độ cao 180 m, người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Xác định:

        a) Độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng và tính vận tốc của vật ở độ cao đó.

        b) Vận tốc của vật lúc chạm đất.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thùy Nguyễn

    Vật khối lượng m=1kg trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 10m, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) ; hệ số ma sát là 0,05
    a. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
    b. Tính quãng đường mà vật đi thêm được cho đến khi dừng hẳn trên mặt phẳng ngang.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Trà Giang

    Có phương pháp nào giải dạng bài này ko mn. giúp em với, huhuhu

    Hai vật A và B được nối với nhau bằng dây không giãn qua ròng rọc cố định với \({m_A} = 300g;{\rm{ }}{m_B} = {\rm{ }}200g\) . Vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha  = {30^o}\) . Lúc đầu A cách mặt đất h=0,5m. Bỏ qua khối lượng của dây nối và ròng rọc.
    a. Xác định vật tốc của vật A và B khi A chạm đất.
    b. Khi A chạm đất vật B tiếp tục chuyển động đi lên trên mặt phẳng nghiêng một quãng đường bằng bao nhiêu.

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Sasu ka

    Bạn nào bít chỉ giùm mình đi

    Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ một điểm A cách mặt đất một khoảng 4m. Người ta quan sát thấy vật rơi chạm đất với vận tốc có độ lớn bằng 12 m/s. Cho \(g = 10m/{s^2}\) .
    a) Xác định vận tốc của vật khi được ném. Tính độ cao cực đại mà vật có thể đạt được
    b) Nếu vật được ném thẳng đứng xuống dưới vói vận tốc bằng 4m/s thì vận tốc của vật khi chạm đất bằng bao nhiêu?

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF