OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 năm 2019-2020

10/12/2019 815.64 KB 290 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191210/87713876672_20191210_104550.pdf?r=7362
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề bài tập Trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 năm 2019-2020 dưới đây gồm các bài tập trắc nghiệm rất hay nằm trong chương 2 Vật lý 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả, rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2 VẬT LÝ 10

ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 1: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?

            A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.

            B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

            C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.

            D. Trong mọi trường hợp: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le \left| {{F_1} + {F_2}} \right|\)

Câu 2: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu?

A. 4 N                         B. 20 N                      

C. 28 N                       D. Đáp án khác

Câu 3: Có hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) . Gọi α là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} \)  và \(\overrightarrow {{F_2}} \)\(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \). Nếu \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)  thì

A. α = 0°                     B. α = 90°                   

C. α = 180°                 D. 120°

Câu 4: Hai lực F1 = F2 hợp với nhau một góc α. Hợp lực của chúng có độ lớn

A. F = F1 + F2             B. F = F1 – F2             

C. F = 2F1cos α           D. F = 2F1cos(α/2)

Câu 5: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn

            A. tác dụng vào cùng một vật.                       B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

            C. không bằng nhau về độ lớn.                       D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 6: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?

            A. Vật chuyển động tròn đều.

            B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

            C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

            D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

            A. trọng lương.           B. khối lượng.             C. vận tốc.                  D. lực.

Câu 8: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là :

            A. 40 N.                      B. 20 N.                      C. 2 N                         D. 100 N

Câu 9: Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường

            A. 700 N                     B. 550 N                     C. 450 N                     D. 350 N

Câu 10: Một hợp lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

            A. 8 m.                        B. 2 m.                                    C. 1 m.                                    D. 4 m.           

Câu 11: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc là

            A. 1,5 m/s².                 B. 2 m/s².                     C. 4 m/s².                    D. 8 m/s².

Câu 12: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật

            A. Cùng chiều với chuyển động.

            B. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.

            C. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần.

            D. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi

Câu 13: Khi vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:

            A. chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.

            B. chuyển động thẳng đều mãi.

            C. chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.

            D. bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc.

Câu 14: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.

            A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.

            B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.

            C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

            D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.

Câu 15: Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức

A.  \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)                B.     \(g = \frac{{GM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)     

C.   \(g = \frac{{GMm}}{{{R^2}}}\)           D. \(g = \frac{{GMm}}{{{{(R + h)}^2}}}\)

Câu 16: Một vật khối lượng 10 kg ở trên mặt đất có gia tốc rơi tự do go = 10 m/s². Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R: bán kính Trái Đất) thì có trọng lượng bằng

            A. 100 N.                    B. 50 N.                      C. 25 N.                      D. 10 N.

Câu 17: Gia tốc rơi tự do của vật càng lên cao thì

A. càng tăng.               B. càng giảm.             

C. giảm rồi tăng          D. không thay đổi.

Câu 18: Điều nào sau đây là SAI khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

            A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

            B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.

            C.Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.

            D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.

Câu 19: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

            A. 22cm                      B. 28cm                       C. 40cm                      D. 48cm

Câu 20: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:

            A. 1 cm.                      B. 2 cm.                       C. 3 cm.                      D. 4 cm.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng.

            A. Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển động của vật .

            B. Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.

            C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.

            D. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.

Câu 22: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s².

            A. 20 m.                      B. 50 m.                      C. 100 m.                    D. 500 m.

Câu 23: Một xe hơi chạy trên đường cao tốc với vận tốc có độ lớn là 15m/s. Lực hãm có độ lớn 3000N làm xe dừng trong 10s. Khối lượng của xe là

            A. 1500 kg                  B. 2000kg                   C. 2500kg                   D. 3000kg

Câu 24: Chọn phát biểu sai.

            A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.

            B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.

            C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu hình vòng cung, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.

            D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.

Câu 25: Một vật nặng 4,0kg được gắn vào một dây thừng dài 2m. Nếu vật đó quay tự do thành một vòng tròn quanh trục thẳng đứng gắn với đầu dây thì sức căng của dây là bao nhiêu khi căng tối đa và vật có vận tốc 5m/s?

            A. 5,4 N.                     B. 10,8 N.                   C. 21,6 N.                   D. 50 N.

Câu 26: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ vo = 15 m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều vận tốc đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Lấy g = 10 m/s² Phương trình quỹ đạo của vật là

A. y = 10t + 5t²           B. y = 0,05x2              

C.   \(y = \frac{{{x^2}}}{{45}}\)                 D. y = 0,1x² + 5x

Câu 27: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20m/s từ độ cao 45m và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi tầm bay xa theo phương ngang của quả bóng bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s² và bỏ qua sức cản của không khí.

            A. 30m.                       B. 45m.                       C. 60m.                       D. 90m.

Câu 28: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10m/s².

            A. 19m/s                      B. 13,4m/s                   C.10m/s                       D. 3,16m/s

...

---Để xem tiếp nội dung các bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Động lực học chất điểm, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF