OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn kiến thức Các dạng cấu trúc địa hình nước ta Địa lí 12

29/03/2021 1.03 MB 146 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210329/775272935617_20210329_172906.pdf?r=4508
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về cấu trúc địa hình nước ta qua nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức Các dạng cấu trúc địa hình nước ta Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CẤU TRÚC ĐỊA HÌNH NƯỚC TA

A. Lý thuyết

Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

a. Địa hình cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ ràng :

Địa hình nước ta là một bộ phận của lớp vỏ địa lí, được hình thành trong các giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân Kiến tạo địa hình Việt Nam thể hiện tính chất kế thừa và thống nhất giữa các giai đoạn của lịch sử kiến tạo.

 Các nền móng cổ của địa hình được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri (khối vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, khối núi Trung trung bộ,...)

Tác động của nội lực, ngoại lực làm thay đổi diện mạo của tự nhiênViệt Nam: Trong giai đoạn cổ kiến tạo, nhiều biến động mạnh mẽ đã quyết định sự hình thành các đặc điểm của địa hình VN. Trong giai đoạn này, bề mặt địa hình nước ta đã có nhiều lần biến đổi bởi các quá trình biển tiến, biển lùi, các quá trình sụt lún kèm theo sự bồi lấp trầm tích, các quá trình nâng lên và uốn nếp kèm theo hiện tượng xâm nhập và phun trào măc ma (vận động tạo núi Caledoni - Hecxini, Indoxini - Kimeri), các quá trình ngoại lực dẫn đến sự hạ thấp địa hình tạo nên các bề mặt địa hình bán bình nguyên cổ.

Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt: Địa hình Việt nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề mặt có độ cao khác nhau là kết quả của vận động tạo núi Anpo-Himalaya diễn ra trên lãnh thổ với biên độ khác nhau ở các khu vực.

            Các bậc địa hình núi cao trên 2000m: điển hình nhất là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn do chịu sự nâng lên mạnh của vận động tạo núi Anpi, ngoài ra còn có các đỉnh núi nhô cao đơn lẻ với các độ cao trên 2400m - 3000m.

            Các bậc địa hình có độ cao từ 1000-2000m: Chia làm 2 bậc: 1500-2000: vốn là bề mặt của các bán bình nguyên cổ ở nước ta như cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Bắc Hà, vùng núi SaPa, Đà Lạt, 1000-1400m: là bề mặt của các bán bình nguyên cổ có tuổi trẻ hơn tuổi Đệ Tam được hình thành từ các chu kì nâng lên tiếp theo và bị chia cắt mạnh, phổ biến ở vùng núi phía Bắc, Trường Sơn và Tây nguyên.

            Các bậc địa hình của các vùng đồi núi và đồng bằng có độ cao dưới 1000m: Bậc địa hình có độ cao từ 600 - 900m: là bậc địa hình có độ cao trung bình tiêu biểu cho vùng núi thấp tập trung nhiều ở vùng núi phía bắc và các cao nguyên Kon Tum, Plâycu, Đăklak ở Tây Nguyên.  Bậc địa hình có độ cao từ 200 - 600m: gồm vùng đồi núi thấp đã bị chia cắt thành các núi, đồi và dãy đồi có diện tích lớn nhất nước ta và phân bố rộng khắp ở trung du Bắc bộ, các vùng đồi núi thấp chân núi ở Trung bộ và Nam tây nguyên đến đồng bằng Nam Bộ. Bậc địa hình có độ cao từ 25 - 100m: là các vùng gò đồi thấp, phần lớn là các bậc thèm phù sa có tuổi Đệ Tứ ở Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

b. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (hướng nghiêng chung là Tây Bắc- Đông Nam)

c. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã), hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông bắc và khu vực Nam trung bộ (Trường Sơn Nam).

B. Bài tập

Câu 1: Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ Bắc xuống Nam

B. thấp dần từ Tây sang Đông

C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam

D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Đáp án: D

Câu 2: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung

B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung

C. hướng đông – tây và hướng vòng cung

D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung

Đáp án: B

Câu 3: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Câu 4: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: D

Câu 5: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Đáp án: C

Câu 6: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: A

Câu 7: vùng núi Tây Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: B

Câu 8: vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: C

Câu 9: vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: D

Câu 10: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc                B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc                           D. Tây Bắc

Đáp án: A

Câu 11: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

A. Đông Bắc                          B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Câu 12: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là

A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế

B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam

C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây

D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc

Đáp án: C

Câu 13: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

A. duyên hải Nam Trung Bộ              B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ      D. Đông Nam Bộ

Đáp án: D

Câu 14: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

A. ria đồng bằng ven biển miền Trung

B. ria phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long

C. ria phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng

D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng sông Hồng. Một số tỉnh điển hình nằm ở vùng trung du chuyển tiếp này là tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…

Câu 15: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh      B. Ngọc Linh

C. Lang Bian      D. Bà Đen

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598m). Một số đỉnh núi khác có độ cao trên 2000m là Chư Yang Sin (2405m), Bi Doup (2287m), Ngọc Krinh (2025m),…

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức Các dạng cấu trúc địa hình nước ta Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF