OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn kiến thức Bằng chứng địa lí sinh vật học Sinh học 12

13/04/2021 1.08 MB 344 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/108538448390_20210413_171012.pdf?r=6794
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức Bằng chứng địa lí sinh vật học Sinh học 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học trong chương trình Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC

I. Lý thuyết

- Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.
Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:

+ Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.

+ Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhau --> xuất hiện các loài khác nhau.

Sự phân bố địa lí của các loài nói lên quan hệ họ hàng (tiến hóa phân li):

* Ở lục địa:

- Vùng Cổ Bắc, Tân Bắc:

+ Giống nhau: động vật: cáo trắng, tuần lộc, gấu xám, chó sói, chồn trắng, thỏ trắng, bò rừng...; thực vật: sồi, dẻ, liễu, mao lương, cẩm chướng, rau muối, cúc, hoa mõm chó... 

-> Giải thích: vùng Cổ Bắc và Tân Bắc nối liền nhau cho đến thế kỉ thứ 3 (Đệ tam) của đại Tân sinh -> sự phân bố động thực vật 2 vùng đồng nhất.

+ Khác nhau: Cổ Bắc: lạc đà 2 bướu, ngựa hoang, gà lôi; Tân Bắc: gấu chuột, gà lôi đồng cỏ 

-> Giải thích: kỉ thứ 4 (Đệ tứ) của đại Tân sinh, lục địa châu Mĩ tách khỏi lục địa Á, Âu tại eo biển Bêrinh -> cách li địa lí -> chọn lọc tự nhiên diễn ra theo 2 hướng khác nhau, tích lũy đột biến và biến dị khác nhau -> hình thành loài đặc hữu.

- Lục địa Úc:

Động vật: khác biệt rõ rệt với các vùng lân cận:

+ thú bậc thấp có máu nóng trung gian (đẻ trứng, nuôi con bằng sữa) như thú mỏ vịt, nhím mỏ vịt.

+ thú có túi (200 loài phân bố rộng rãi) gồm chuột túi, sóc túi, kanguru.

Thực vật: 75% mang tính địa phương (đặc hữu): bạch đàn, keo...

-> Giải thích: cuối đại Trung sinh, lục địa Úc tách khỏi lục địa châu Á, kỉ thứ 3 (Đệ tam) tách khỏi lục địa Nam Mĩ: thời điểm chưa xuất hiện thú có nhau nên lục địa Úc còn giữ lại được thú có túi mà trên các lục địa khác đã bị thú bậc cao xuất hiện sau tiêu diệt dần.

=> Bằng chứng tiến hóa: chứng tỏ đặc điểm hệ động thực vật của từng vùng không những phụ thuộc điều kiện địa lí sinh thái mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi vùng khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa.

* Ở đảo:

Đảo lục địa: đảo được hình thành do 1 phần lục địa bị tách ra, cách li với đất liền bởi eo biển.

- Hệ động thực vật: mới tách -> giống vùng lân cận lục địa, về sau do cách li địa lí -> hệ phát triển theo hướng khác tạo nên các loài đặc hữu.

- Ví dụ: thời kì Băng hà (kỉ Đệ tứ), quần đảo Anh là 1 phần của lục địa châu Âu -> hệ động vật hiện giống với lục địa châu Âu. Đảo Cooxơ cũng tách từ lục địa châu Âu -> hệ động vật giống miền ven biển Địa Trung Hải, tuy nhiên có 1 số loài đặc hữu: nai nhiều gạc, mèo rừng, thỏ rừng...

Đảo đại dương: đảo được hình thành do 1 phần đáy biển bị nâng cao, chưa bao giờ có liên hệ trực tiếp với lục địa.

- Hệ động thực vật: mới hình thành -> chưa có sinh vật; về sau do 1 số loài có khả năng vượt biển di cư từ vùng lân cận như dơi, chim, sâu bọ (đảo xa đất liền không có lưỡng cư, thú lớn), cách li địa lí -> hình thành loài địa phương, có khi chiếm ưu thế => Hệ động thực vật nghèo nàn hơn đảo lục địa.

- Ví dụ: quần đảo Galapagốt cách bờ biển phía Nam Mĩ 1000km có:

+ hệ động vật: 105 loài chim (82 loài địa phương), 48 loài thân mềm (41 loài địa phương), không có lưỡng cư.

+ hệ thực vật: 700 loài thực vật có hoa (250 loài địa phương).

Đảo Việt Nam: hơn 3200km bờ biển, hơn 2500 đảo lớn, nhỏ trong lãnh hải, hệ động thực vật mang tính chất đất liền nhưng kém đa dạng: 370 loài động vật, 1746 loài thực vật, loài đặc hữu: voọc đầu trắng (đảo Cát Bà), sóc đen Côn Đảo (Côn Đảo), yến (các đảo Trung bộ).

=> Bằng chứng tiến hóa: đặc điểm hệ động vật đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của nhân tố tiến hóa (chủ yếu là chọn lọc tự nhiên & cách li địa lí).

Sự giống nhau giữa các loài phân bố các vùng khác nhau có thể do tiến hóa hội tụ: nhiều loài phân bố ở các vùng rất xa nhau nhưng có nhiều đặc điểm hình thái, cách sống giống nhau -> không nói lên nguồn gốc chung.

- Ví dụ: 1 số loài thú có túi (thú bậc thấp) ở Úc có hình dạng và cánh tương tự loài sóc bay (thú có nhau thai) ở lục địa Bắc Mĩ. 2 loài này không có họ hàng trực tiếp với nhau do 1 thú bậc thấp, 1 thú bậc cao -> những đặc điểm tương tự không nói lên nguồn gốc chung.

-> Bằng chứng tiến hóa: sống trong điều kiện môi trường tương tự -> chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng 1 hướng -> hình thành đặc điểm thích nghi tương tự nhau -> là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ.

- Tuy nhiên, Đarwin là người đầu tiên nhận ra rằng các loài trên các đảo có nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề hơn là giống với các loài ở nơi khác cũng có cùng điều kiện môi trường. 

- Từ đó cho thấy sự giống nhau chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do sống trong môi trường giống nhau -> Tiến hóa phân li là chủ yếu, tiến hóa hội tụ là thứ yếu.

II. Bài tập

Câu 1: Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hoá dẫn đến kết luận quan trọng nhất là:

A. Trước đây lục địa là một khối liền nhau.

B. Sinh vật chung nguồn gốc, phân hoá do sự cách li địa lý.

C. Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau.

D. Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau.

Hướng dẫn giải

Đặc điểm hệ động thực vật của từng vùng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lý khác vào thời kì nào trong sự tiến hóa của sinh giới

=> Đáp án B

Câu 2: Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau vì cho đến kỉ Thứ ba, 2 vùng Cổ bắc và Tân bắc còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của 2 vùng đồng nhất.

- Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến kỉ thứ tư đại lục châu Mĩ mới tách khỏi đại lục Âu, Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa hai vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lí.

Câu 3: Giải thích vì sao ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc mà không tồn tại ở các lục địa khác?

Hướng dẫn giải

Dựa vào thuyết Trôi dạt lục địa

- Ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì lục địa này đã bị tách rời lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh và đến kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau cho nên lục địa úc còn giữ được thú có túi cho đến nay.

- Trên các lục địa khác thú có túi đã bị thú bậc cao xuất hiện sau tiêu diệt dần.

Câu 4: Giải thích vì sao hệ động vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa?

Hướng dẫn giải

Dựa vào nguồn gốc và sự hình thành 2 loại đảo này.

- Đảo đại dương hình thành do một vùng đáy biển bị nâng cao và chưa bao giờ có liên hệ trực tiếp với lục địa.

- Khi đảo đại dương mới hình thành thì ở đây chưa có sinh vật, về sau mới có một số loài di cư từ các vùng lân cận đến. Vì vậy, hệ động thực vật ở đây thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển.

- Do cách li địa lí, dần dần tại đây mới hình thành những dạng địa phương, có khi dạng địa phương còn chiếm ưu thế.

→ Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn lục địa. Đặc điểm hệ động vật trên đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.

Câu 5: Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở đại lục Âu - Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau.

Hướng dẫn giải

- Hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống nhau vì cho đến kỉ thứ ba châu Á, Âu, Bắc Mĩ còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của cả hai vùng đồng nhất.

- Hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự khác nhau vì đến kỉ thứ tư đại lục châu Mĩ mới tách khỏi đại lục Âu, Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa hai vùng là độc lập với nhau do bị cách li địa lí.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức Bằng chứng địa lí sinh vật học Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF