OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Đông Nam Bộ môn Địa lí 12

25/03/2021 1.02 MB 388 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/132233756153_20210325_153457.pdf?r=8225
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung tài liệu Tổng ôn các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Đông Nam Bộ môn Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đặc điểm của các nguồn lực để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

A. Lý thuyết

I. Khái quát chung.

- Gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Diện tích 23.6 nghìn km2, dân số 12 triệu người (2006), dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

- Vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.

II. Các nguồn lực phát triển

a. Vị trí địa lí.

+ Giáp với các vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, là những nơi giàu có nguyên, nhiên liệu, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm công nghiệp...

+ Giáp Biển Đông với vùng biển rộng và nằm gần đường hàng hải quốc tế, thuanạ lợi cho giao lưu với các nước ngoài.

+ Giáp Campuchia ở phía tây, thuận lợi cho giao lưu nhiều mặt.

+ Nằm gần trung tâm Đông Nam Á; các đường bay từ TP. Hồ Chí Minh đến thủ đô các nước trong khu vực không chênh nhau nhiều về khoảng cách.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

* Đất.

+ Các vùng đất bzan màu mỡ chiếm tới 40% đất của vùng, nối tiếp với vùng đất bazan của Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ.

+ Đất xám bạc mùa trên đất phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất Bazan nhưng thoát nước tốt.

* Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà fê, hồ tiêu, điều), cây ăn quả và các cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá...) trên quy mô lớn.

* Nằm gần ngư trường lớn là ngư trường: Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau- Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

* Tài nguyên rừng.

- Cũng cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho thành phố HCM và ĐBSCL, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên Hiệp giấy Đồng Nai.

- Có vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếngcòn bảo tồn được nhiều loài thú quý, VQG Bù Gia Mập (Bình Phước) VQG Lò Gò- Xa Mát (Tây Ninh) và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP HCM)

- Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, còn có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn.

- Khó khăn: Mùa khô kéo dài, có khi tới 4 tháng (từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3)

c. Điều kiện kinh tế- xã hội.

- Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. TP HCM là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn có sự tích tự lớn về vốn và kí thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

B. Bài tập

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Đồng Nai               B. Bà Rịa – Vũng Tàu

C. Bình Dương            D. Long An

Đáp án: D

Câu 2: Ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ ?

A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu

B. Có cửa ngĩ thông ra biển

C. Có tiền năng lớn về đất phù sa

D. Có địa hình tương đối bằng phẳng

Đáp án: C

Câu 3: Khoáng sản có ý nghĩa quang trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là

A. Dầu khí                  B. Bôxit

C. Than                       D. Crôm

Đáp án: A

Câu 4: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là:

A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn

B. Thiếu nước về mùa khô

C. Hiện tượng cát bay, cát lấn

D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài

Đáp án: B

Câu 5: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lướn

B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn

C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm

D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất badan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 6: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ

A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao

B. Sông có giá trị hơn về thủy điện

C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn

D. Có tiềm năng lướn về rừng

Đáp án: A

Giải thích: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 – 1000 – 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu 7: So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng

A. Có cơ cấu kinh tế phát triển nhất

B. Có số dân ít nhất

C. Có nhiều thiên tai nhất

D. Có GDP thấp nhất

Đáp án: A

Câu 8: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Hạn chế về trình độ hơn

B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường

C. Có trình độ học vấn cao hơn

D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Đáp án: B

Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

A. Tiền năng đát badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng

B. Khí hậu có sự phân mùa

C. Khí hậu cận xích đạo

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Đáp án: A

Câu 10: Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên cang cây công nghiệp lớn nhất nước ta ?

A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước

B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước

C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước

D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Diện tích cây cao su và cây điều lớn nhất cả nước, diện tích cây cà phê đứng thứ 2 cả nước sau vùng Tây Nguyên. Diện tích cây dừa lớn nhất cả nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có diện tích dừa ít nhưng đang có xu hướng tăng lên.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Đông Nam Bộ môn Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF