OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Tổng ôn Các điều kiện phát sinh loài người Sinh học 12

31/07/2021 612.75 KB 319 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210731/335038886330_20210731_003443.pdf?r=1428
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình phát sinh loài người trong chương trình Sinh học 12 qua nội dung tài liệu Tổng ôn Các điều kiện phát sinh loài người Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

A. Lý thuyết

Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người gồm:

1. Chuyển từ đời sống trên cây xuống dất, hình thành tư thế đi thẳng

- Tổ tiên xa xưa của loài người là dạng vượn người phát triển cao, sống thành đàn trên cây ăn hoa quả chim muông, có bộ não phát triển hơn động vật khác, đã phân hoá chức năng các chi.

- Vào nửa sau kỉ Thứ ba, đại Tân sinh, băng hà tràn xuống phía Nam làm rừng thu hẹp, một sô phải chuyển xuống đất.

- Ở môi trường sống mới, tư thế đi thắng để có thể phát hiện kẻ thù từ xa là biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên bảo tồn cũng cố và hoàn thiện dần.

- Song song với tư thế đi thẳng đã biến đổi hình thái cấu tạo trên cơ thể vượn người như: Cột sống uốn cong chữ s, xương chậu rộng ra, xương sườn, xương ức nhỏ lại phát triển hướng hai bên, hình thành gót chân, tầm vóc cao lớn dần ...

- Đi thẳng đã giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển, nhận chức năng mới là lao động.

2. Sự hoàn thiện hai tay

- Trải qua lao động hàng triệu nàm, kết quả chọn lọc tự nhiên đã hoàn thiện dần đôi bàn tay: Đặc điểm ngón tay cái phát triển và có vị trí linh hoạt hơn nhờ đó chế tạo công cụ lao động có hiệu quả là biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

- Biết chê tạo công cụ lao động là đặc điếm cơ bản để phân biệt người với động vật. Do vậy Ăng-ghen nói "Lao dộng đã sáng tạo ra con người". Lao động là đặc điểm cơ bản của loài người.

3. Tác dụng của ăn thịt và dùng lửa

- Qua lao động ngày càng phong phú, hình thức săn bắt động vật ra đời, con người biết dùng thịt.

- Lúc đầu ăn sông, về sau do phát hiện lửa trong thiên nhiên, giữ lửa, tạo ra lửa, con người đã ăn chín, dẫn đến phát triển toàn bộ cơ thể, đặc biệt là não bộ.

- Ăn chín làm bộ răng bớt thô, răng nanh tiêu giảm dần, tiết kiệm được nàng lượng qua tiêu hoá.

4. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết

- Ngay từ đầu vượn người đã sống bầy đàn là cơ sở hình thành đời sông xã hội.

- Lao động trong tập thể đã thúc đấy nhu cầu trao đổi kinh nghiệm lao động với nhau, cơ quan phát âm dần dần thay đổi và phát triển, hình thành tiếng nói của người có âm thanh tách bạch từng tiếng, nội dung thông tin ngày càng phong phú. cằm là nơi bám các cơ lưỡi nên tiếng nói càng phát triển thì cằm càng dô ra.

5. Sự phát sinh ý thức

- Sự phát triển của lao động và tiếng nói đã kích thích sự phát triển của bộ não và các cơ quan cảm giác. Trên cơ sở đó ý thức và khả năng tư duy trừu tượng được hình thành.

- Ngược lại tiếng nói và ý thức phát triển lại giúp lao động phát triển thêm.

+ Lao động, tiếng nói, ý thức có liên quan rất mật thiết, thúc đẩy xà hội ngày càng phát triển.

6. Sự phát triển xã hội loài người

- Do tác động các nhân tố xã hội như lao động, tiếng nói, ý thức và qua môi quan hệ của chúng có vai trò thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, công cụ và hình thức lao động ngày càng hoàn thiện.

- Ngoài việc sàn bắn và chăn nuôi, con người biết trồng trọt, dệt vải, làm đồ gốm, chế tạo kim loại. Công nghệ và thương mại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học ra đời. Từ các bộ lạc đã hình thành các dân tộc, quốc gia với chính trị, luật pháp ra đời, xã hội phát triển ngày càng văn minh Kết luận: Như vậy, trong quá trình phát sinh loậi người, các nhân tô sinh học gồm: Biến dị - di truyền - chọn lọc tự nhiên đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn đầu: Từ vượn người đến người cổ Homo; ở giai đoạn sau (từ người cổ Homo đến người hiện đại), các nhân tô xã hội gồm: Lao động, tiếng nói, ý thức lại có vai trò chủ đạo và càng về sau càng phát huy tác dụng mạnh mẽ.

- Vượn người ngày nay không thể chuyển biến thành người được, vì hai nguyên nhân sau:

+ Điều kiện lịch sử hình thành quả đất đã trải qua.

+ Vượn người ngày nay đã quá chuyên hoá với lôi sông leo trèo.

B. Luyện tập

Câu 1. Tại sao nói người có nguồn gốc từ động vật có xương và rất gần gũi với lớp thú?

Lời giải

Giữa người và thú có những nét tương cận sau:

1. Bằng chứng về giải phẫu học so sánh:

a. Cấu tạo chung:

  • Cơ thể đều đối xứng hai bên.
  • Cột sống có trục chính.
  • Cơ quan sinh dưỡng nằm phần bụng; cơ quan thần kinh nằm phần lưng.

b. Về bộ xương:

+ Đều có các thành phần giống nhau: Xương đầu, xương mình, xương chi. Mỗi chi đều có xương đai vai, đai hông, xương đùi, xương ống, xương cổ, xương bàn, xương ngón.

+ Cột sống gồm các đốt khớp với nhau, một sô đốt khớp với xương sườn.

c. Nội quan:

+ Sắp xếp tương tự cấu tạo chức năng từng cơ quan cũng tương tự.

+ Cũng như thú, người cũng có lông mao, tuyến sữa đẻ con và nuôi con bằng sữa, bộ răng phân hoá thành ràng cửa, răng nanh, răng hàm.

d. Về cơ quan thoái hoả: Trong cơ thể có những cơ quan thoái hoá là những di tích của các cơ quan xưa kia vốn rất phát triển ở động vật có xương.

+ Ruột thừa là vết tích của ruột tịt vốn phát triển động vật ăn cỏ.

+ Nếp thịt nhỏ ở khóe mất người là dấu vết mi mắt thứ ba ở lớp bò sát và chim.

+ Mấu lồi ở mép vành tai phía trên của người là vết tích đầu nhọn của vành tai thú.

+ Lớp lông mềm trên da người là vết tích của lớp lông dày bao phủ toàn thân động vật có vú.

+ 5-6 đốt sống cụt ở người là vết tích đuôi động vật. Tính ra người có khoảng 108 cơ quan thoái hoá.

2. Bằng chứng về hiện tượng lại tổ: Trong một số trường hợp, do sự phát triển không bình thường của phôi đã tái hiện một số đặc điểm ở động vật gọi là hiện tượng lại tổ như: Người có đuôi dài từ 20 - 25cm, người có lông rậm khắp cả cơ thể, kể cả mặt; người có đến 3 - 4 đôi vú; người có móng tay mọc thành vuốt nhọn...

3. Bằng chứng về sinh hoá học

Người và thú có vú đều có:

+ Các phản ứng sinh hoá trong quá trình trao đổi chất cơ bản tương tự nhau.

+ Cơ chế tổng hợp prôtêin trong tẽ bào như nhau.

+ Một sô kháng sinh, vitamin, kháng thể của động vật cũng có tác dụng đô'i với người.

4. Bằng chứng phôi sinh học:

Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật có xương sống.

- Khi phôi được 18 - 20 ngày còn dấu vết khe mang ở phần cổ giông như cá.

- Phôi 1 tháng, bộ não còn có 5 phần rõ rệt, giống như não cá. về sau các bán cầu đại não mới trùm lên các phần sau, xuất hiện các khúc cuộn và nếp nhàn.

- Phôi được 2 tháng có đuôi dài, về sau biến thành xương cụt.

- Phôi được 3 tháng, ngón chân dài vẫn nằm đốì diện với các ngón khác giông như ở vượn.

- Đến tháng thứ sáu, trên toàn bề mặt phôi vẫn còn một lớp lông mịn, chỉ trừ ở môi, gan bàn tay và gan bàn chân và rụng trước khi sinh 2 tháng.

- Sự phát triển của phôi người có giai đoạn dài rất’ giống phôi vượn, chỉ giai đoạn cuối mới có sai khác.

5. Bằng chứng về cổ sinh vật học:

- Những hoá thạch của người tối cổ cho thấy người vượn còn mang nhiều đặc điểm của vượn người như xương mặt lớn. hộp sọ nhỏ, vành mày phát triển, ràng lớn, xương hàm dưới thô và không có lồi cằm, dáng đi khom ...

Kết luận: Những bằng chứng trên chứng minh quan hệ nguồn gốc chung giữa người với động vật có xương sống, đặc biệt quan hệ rất gần gũi giữa người với thú.

Câu 2. Hây chứng minh rằng người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.

Lời giải

Trong các loài thú thì vượn người (vượn dạng người) giông người hơn cả. Những loài vượn người hiện tại còn sống gồm: Đười ươi và vượn sống trên cây, gặp ở Đông Nam Á; khỉ Gôrila ‘và Tinh Tinh gặp ở rừng nhiệt đới Châu Phi, chúng sống thành đàn trong đó Tinh Tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, vượn người và người có những nét giông nhau như sau:

1. Về hình dạng, kích thước: Cao từ l,5m đến 2m; nặng từ 70 - 200kg, không có đuôi, có thể đứng bằng hai chân sau.

2. Về bộ xương: Đều có 12 - 13 đôi xương sườn, 5-6 đốt sống cùng, 32 răng.

3. Nội quan: sắp xếp tương tự, cấu tạo và chức năng từng cơ quan tương tự.

4. Các bộ phận, cơ quan khác: Cấu tạo của da, mắt, tai tương tự; đều có cơ hoành, hình dạng và kích thước tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt, thời gian mang thai tương tự nhau.

5. Về sinh hoá: Đều có 4 nhóm máu và tính chất lí hoá tương tự nhau; Bộ NST ở người 2n = 46 và vượn người 2n = 48 gần giông nhau, ADN của người và Tinh Tinh giống đến 98% các cặp nuclêôtit.

6. Tập tính: Đều đẻ con, nuôi con bằng sữa; đều .biểu lộ tình cảm qua cơ mặt như vui, buồn, giận dữ; biết âu yếm và trừng phạt con cái.

7. Não bộ: Rất giông người về kích thước, nếp nhăn. Do vậy chúng có kí ức tốt hơn động vật khác.

8. Hoạt động thần kinh cao cấp: Vượn người có khả năng tư duy cụ thể nghĩa là biết dùng công cụ có sẵn trong thiên nhiên như dùng cành cây để khèo quả, dùng gậy đào củ và nhấc các vật nặng.

Kết luận: Dựa vào những điểm giống nhau nói trên giữa người và vượn người ta có thể kết luận về nguồn gốc chung của chúng hay nói khác đi vượn người và người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các điều kiện phát sinh loài người Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF