Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Tổng ôn Sự phát triển của sinh vật đại tiền Cambri và Cổ sinh Sinh 12 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học về các đại địa chất. Mời các em cùng tham khảo!
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT TRONG ĐẠI TIỀN CAMBRI VÀ ĐẠI CỔ SINH
A. Lý thuyết
1. Đại tiền Cambri:
- Cách đây 4500 triệu năm: Hình thành trái đất.
- Cách đây 3500 triệu năm: Hình thành hoá thạch nhân sơ cổ nhất.
- Cách đây 2500 triệu năm: Trong khí quyển có oxi, phương thức tự dường ra đời. *
- Cách đây 1700 triệu năm: Tìm thấy hoá thạch sinh vật nhân chuẩn cổ nhất.
- Cách đây 700 triệu năm: Xuất hiện hoá thạch động vật cổ nhất.
- Cách đây 610 triệu năm: Xuất hiện tảo biển, động vật không xương sống bậc thấp.
Kết luận:Xuất hiện sự sống nguyên thủy.
2. Đại Cổ sinh: 6 kỉ
a. Kỉ Cambri:
- Xuất hiện cách đây 570 triệu năm
- Phân bô đại lục, đại dương khác xa hiện nay. Trong khí quyển có nhiều khí CO2.
- Tảo phân hoá
- Phát sinh các ngành động vật với đầy đủ các đại diện của động vật không xương sông.
b. Kỉ Ôcđôvi: •
- Cách đây 510 triệu năm
- Có sự dịch chuyển đại lục, băng hà. Mực nước biển giảm, khí hậu khô.
- Ở biển, tảo phát triển mạnh, thực vật phát sinh. Là giai đoạn tuyệt diệt nhiều sinh vật.
c. Kỉ Xilua:
- Cách đây 439 triệu năm
- Hình thành đại lục lớn. Mực nước biển dâng cao. Khí hậu nóng và ấm.
- Xuất hiện cây có mạch ở cạn và động vật lên cạn.
d. Kỉ Đêvôn:
- Cách đây 409 triệu nàm
- Khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt. Hình thành sa mạc.
- Phân hoá cá xương, phát sinh lường cư và côn trùng.
e. Kỉ Than đá:
- Cách đây 363 triệu nàm
- Đầu kỉ khí hậu ẩm nóng, cuối kỉ khí hậu khô vấ lạnh
- Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hoa xuất hiện. Lưỡng cư phát triển phồn thịnh và bò sát phát sinh.
f. Kỉ Pecmi:
- Cách đây 290 triệu năm.
- Các đại lục liên kết với nhau. Băng hà phát triển và khí hậu khô lạnh.
- Xuất hiện hạt trần, phân hoá bò sát và côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển.
- Kết luận: Điều đáng chú ý trong đại cổ sinh là sự tiến lên cạn hàng loạt của thực vật và động vật đã được vi khuẩn, tảo xanh và địa y chuẩn bị trước.
B. Luyện tập
Câu 1. Con người dựa vào căn cứ nào sau đây, để phân định các mốc thời gian địa chất?
1. Sự phát triển của băng hà.
2. Sự chuyển dịch theo chiều ngang của dại lục
3. Sự phát triển phồn thịnh của một sô sinh vật.
4. Sự chuyển dộng tạo núi.
Phương án đúng là
A. 1, 2 B. 1, 2, 4 C. 2, 4 D. 2, 3, 4
Câu 2. Căn cứ vào những biến đổi về địa chất khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử trái đất kèm theo phát triển sự sống thành mấy đại?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 3. Lịch sử phát triển sinh vật trên trái đất có các đại tuần tự gồm:
A. Cambri, cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
A. Tiền Cambri, cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
C. Tiền Cambri, Trung sinh, Cổ sinh, Tân sinh
D. Tiền Cambri, cổ sinh, Tân sinh, Trung sinh
Câu 4. Nội dung nào sau đây sai?
A. Vào đại cổ sinh, sự sống đã phát triển tương đối, sự phát triển đã đến giai đoạn giữa so với từ đầu đến nay.
B. Sự sống đã xuất hiện ở đại tiền Cambri
C. Sự sống ở đại tân sinh đã giông như ngày nay.
D. Khi quả đất vừa được hình thành, sự sống chưa được xuất hiện.
Câu 5. Mỗi đại địa chất được chia làm nhiều kỉ, tên của kỉ phụ thuộc vào
A. Khí hậu đặc thù của vùng đất, đá.
B. Tên của loại đá điển hình cho lớp đất, đá thuộc kỉ đó
C. Tên của địa phương tại đó lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá của kỉ đó.
D. B và C
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không có ở đại thái cổ và nguyên sinh
A. Là đại đã phát sinh sự sống. B. Bắt đầu cách đây 4,5 tỉ năm
C. Vỏ quả đất đã được ổn định. D. Sinh vật sông tập trung ở nước.
Câu 7. Hoá thạch của động vật cổ nhất xuất hiện ở
A. Kỉ Ôcđôvi, đại Cổ sinh B. Đại tiền Cambri
C. Kỉ Cambn, đại cổ sinh D. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh
Câu 8. Đại cổ sinh bắt đầu cách đây (A) chia làm (B) kỉ. (A) và (B) lần lượt là
A. 4,5 tỉ năm; không chia kỉ B. 570 triệu năm; 5 kỉ
C. 570 triệu năm; 6 kỉ D. 570 nàm; 6 kỉ
Câu 9. Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự là
A. Ôcđôvi – Cambri – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi
B. Cambri – Ôcđôvi – Đêvôn – Xilua – Than đá – Pecmi
C. Xilua – Ôcđôvi – Cambri – Đêvôn – Than đá – Pecmi
D. Cambri – Ôcđôvi – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi
Câu 10. Kỉ nào sau đây không thuộc đại Cổ sinh?
A. Than đá
B. Tam điệp
C. Ocđôvi
D. Cambri
Câu 11. Kỉ Cambri đại cổ sinh có đặc điểm nào sau đây?
1. Cách dây 488 triệu năm
2. Phát sinh các ngành động vật, tảo dược phân hoá
3. Phăn bố dại lục và dại dương khác xa hiện nay
4. Di chuyển dại lục, băng hà, khí hậu khô
5. Cách dây 542 triệu năm.
Phương án đúng là
A. 2, 3, 5 B. 1, 2, 3 C. 3, 4, 5 D. 1, 4
Câu 12. Sự phát triển của thực vật có đặc điếm: Tấo ngự trị ở biển, bắt đầu phát sinh thực vật là đặc điếm của
A. Kỉ Giura, đại Trung sinh B. Kỉ Xilua, đại cổ sinh
C. Kỉ Ocđôvi, đại cổ sinh D. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh
Câu 13. Sự kiện quan trọng nhất của kỉ Xilua đại Cổ sinh là
A. Hình thành đại lục
B. Tảo ở biển phát triển
C. Bắt đầu xuất hiện bò sát
D. Xuất hiện cây có mạch là quyết trần và động vật lên cạn.
Câu 14. Động vật lên cạn đầu tiên ở kỉ Xilua là
A. Nhện
B. Lưỡng cư
C. Bò sát
D. Thân mềm
Đáp án
Câu 1. Các căn cứ chủ yếu để con người dựa vào đó phân định mốc thời gian địa chất là: Sự chuyển dịch đại lục, chuyển động tạo núi và phát triển của băng hà. (Chọn B)
Câu 2. Hiện nay, người ta chia lịch sử phát triển vỏ trái đất và phát triển sự sống thành 5 đại chính. (Chọn C)
Câu 3. Lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất được chia làm 4 đại theo thứ tự là: Tiền Cambri, cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. (Chọn B)
Câu 4. Ở đại cổ sinh, sự sông còn rất thô sơ. (Chọn A)
Câu 5. Tên của kỉ dựa vào tên của lớp đất đá hoặc tên của địa phương tại đó lần đầu tiên con người nghiên cứu lớp đất đá của kỉ đó. (Chọn D)
Câu 6. Ớ đại Tiền Cambri vỏ quả đất chưa được ổn định, thường xảy ra chuyển động tạo núi. (Chọn C)
Câu 7. Hoá thạch của động vật cổ nhất, xuất hiện ở đại tiền Cambri.
(Chọn B)
Câu 8. Đại cổ sinh bắt đầu cách đây 570 triệu năm. Chia làm 6 kỉ.
(Chọn C)
Câu 9. Các kỉ trong đại cổ sinh được xếp theo thứ tự là: Cambri- Ôcđôvi - Đêvôn - Than đá - Pecmi. (Chọn D)
Câu 10. Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. (Chọn B)
Câu 11. Kỉ Cambri đại Trung sinh bắt đầu cách đây 570 triệu nãm, có sự phân bố" lại đại dương và đại lục khác xa hiện nay, ở biển tảo phân hoá, phát sinh các ngành động vật. (Chọn A)
Câu 12. Tảo ngự trị ở biển và bắt đầu có sự phát sinh thực vật là đặc điểm của kỉ Ôcđôvi, đại Cổ sinh. (Chọn C)
Câu 13. Sự kiện quan trọng nhất của kỉ Xilua, đại cổ sinh là xuất hiện cây có mạch (quyết trần) và động vật bắt đầu chuyển lên cạn. (Chọn D)
Câu 14. Động vật lên cạn đầu tiên ở kỉ Xilua là nhện. (Chọn A)
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Sự phát triển của sinh vật đại tiền Cambri và Cổ sinh Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm