OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng hợp lý thuyết và công thức ôn tập về Giao thoa lưỡng lăng kính và gương Fresnel môn Vật lý 12

30/03/2020 598.59 KB 4371 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200330/258330205896_20200330_185617.pdf?r=2283
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Tổng hợp lý thuyết và công thức ôn tập về Giao thoa lưỡng lăng kính và gương Fresnel môn Vật lý 12 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các dạng bài tập về Giao thoa lăng kính Fresnel và giao thoa gương Fresnel... qua đó giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ CÔNG THỨC ÔN TẬP VỀ GIAO THOA LƯỠNG LĂNG KÍNH VÀ GƯƠNG FRESNEL

1. Giao thoa lăng kính Fresnel

Cấu tạo: Hai lăng kính có góc chiết quang nhỏ giống hệt nhau đặt chung đáy. Nguồn sáng đặt trên mặt phẳng của hai lăng kính

Giao thoa: Chùm tia tới xuất phát từ S qua lăng kính trên cho chùm tia ló bị lệch về đáy một góc (n − 1)A và tựa như xuất phát từ S1.

Chùm tia tới xuất phát từ S qua lăng kính dưới cho chùm tia ló cũng bị lệch về đáy một góc (n − 1)A và tựa như xuất phát từ S2.

Như vậy, S1 và S2 là các nguồn sáng kết hợp  bởi vì thực ra là từ một nguồn S. Trong miền giao nhau của hai chùm sáng sẽ giao thoa với nhau. Có thể xem giống như giao thoa lâng với các thông số như sau:

 + Khoảng cách hai khe:

\(a = {S_1}{S_2} = 2d\tan \left( {n - 1} \right)A \approx 2d\left( {n - 1} \right)A\)

Khoảng cách từ  S1 và S2 đến màn: D = d + 1.

+ Bề rộng trường giao thoa trên màn:  

\(L = 2L\tan \left( {n - 1} \right)A \approx 2\left( {n - 1} \right)A.\)

+ Số vân sáng tối đa quan sát được trên màn:  

\(N = 2\left[ {\frac{{0,5L}}{i}} \right] + 1.\)

2. Giao thoa gương Fresnel

Cấu tạo: Hai gương phẳng đặt mặt phản xạ quay vào nhau và lệch nhau một góc rất nhỏ α. Nguồn sáng S đặt trước hai gương.

Giao thoa: Chùm tia tới xuất phát từ S qua gương thứ nhất cho chùm tia ló tựa như xuất phát từ S1. Chùm tia tới xuất phát từ S qua gương thứ hai cho chùm tia ló tựa như xuất phát từ S2.

Như vậy S1 và S2 là các nguồn sáng kết hợp bởi thực ra là từ một nguồn S. Trong miền giao thao của hai chùm sáng sẽ giao thoa với nhau

Có thể xem như giao thoa lâng với các thông số như sau:

+ Khoảng cách hai khe:

a = S1S2 =  \(2d\sin \approx 2d\alpha \)

+ Khoảng cách từ hai khe đến màn:  

\(D = d\cos \alpha + \ell \approx d + \ell \)

+ Bề rộng trường giao thoa trên màn E:  

\(L = 2\ell .\tan \alpha \approx 2\ell \alpha \)

+ Số vân sáng tối đa quan sát được trên màn:   

\(N = 2\left[ {\frac{{0,5L}}{i}} \right] + 1\)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tổng hợp lý thuyết và công thức ôn tập về Giao thoa lưỡng lăng kính và gương Fresnel môn Vật lý 12 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF