OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp tìm điều kiện để hàm số có cực đại, cực tiểu nằm về một phía, hai phía của hệ trục tọa độ

12/05/2021 852.81 KB 29591 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210512/58232087560_20210512_141437.pdf?r=123
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh tài liệu Phương pháp tìm điều kiện để hàm số có cực đại, cực tiểu nằm về một phía, hai phía của hệ trục tọa độ được biên soạn và tổng hợp. Tài liệu gồm phương pháp giải, các ví dụ minh họa và bài tập với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Phương pháp giải

Giả sử \(y'=a{{x}^{2}}+bx+c\)

* Hàm số có hai cực trị nằm về 2 phía đối với tung \(\Leftrightarrow {{y}_{1}}.{{y}_{2}}<0\).

* Hàm số có hai cực trị nằm về 2 phía đối với trục tung \(\Leftrightarrow {{x}_{1}}.{{x}_{2}}<0\).

* Hàm số có hai cực trị nằm trên trục hoành \(\Leftrightarrow {{y}_{1}}+{{y}_{2}}>0,\mathsf{ }{{y}_{1}}.{{y}_{2}}>0\).

* Hàm số có hai cực trị nằm dưới trục hoành \(\Leftrightarrow {{y}_{1}}+{{y}_{2}}<0,\mathsf{ }{{y}_{1}}.{{y}_{2}}>0\).

* Hàm số có cực trị tiếp xúc với trục hoành \(\Leftrightarrow {{y}_{1}}.{{y}_{2}}=0\).

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Cho hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+mx+m2\) (m là tham số) có đồ thị là \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right).\) Xác định m để \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục hoành.

Lời giải.

Hàm số đã cho xác định \(D=\mathbb{R}\)

Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) và trục hoành:

\({{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+mx+m2=0 \left( 1 \right)\)

\(\Leftrightarrow x=-1\) hoặc \(g(x)={{x}^{2}}+2x+m-2=0 \left( 2 \right)\)

\(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục hoành khi \(\left( 1 \right)\) có 3 nghiệm phân biệt 

Tức phương trình \(\left( 2 \right)\) có 2 nghiệm phân biệt khác -1

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & \Delta {{\,}^{\prime }}=3-m>0 \\ & g(-1)=m-3\ne 0 \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow m<3\)

Vậy, với m<3 thì hàm số có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục hoành.

Ví dụ 2: Cho hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(2m-1)x-3\) (m là tham số) có đồ thị là \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right).\) Xác định m để \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) có các điểm cực đại, cực tiểu nằm về cùng một phía đối với trục tung.

Lời giải.

Hàm số đã cho xác định \(D=\mathbb{R}\)

Ta có: \(y'={{x}^{2}}-2mx+2m-1\)

Đồ thị \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) có 2 điểm cực đại và cực tiểu nằm cùng phía đối với trục tung

⇔ \(y{{\,}^{\prime }}=0\) có 2 nghiệm phân biệt cùng dấu

⇔ \(\left\{ \begin{align} & {{\Delta }^{\prime }}={{m}^{2}}-2m+1>0 \\ & 2m-1>0 \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m\ne 1 \\ & m>\frac{1}{2} \\ \end{align} \right.\).

3. Bài tập

Bài 1: Cho hàm số \(y=-{{x}^{4}}+2m{{\text{x}}^{2}}-4\). Tìm các giá trị của m để tất cả các điểm cực trị của đồ thị đều nằm trên các trục toạ độ

Hướng dẫn giải

+ Nếu \(m\le 0\) thì đồ thị có 1 điểm cực trị duy nhất \((0;-4)\in Oy\).

+ Nếu m>0 thì \(({{C}_{m}})\) có 3 điểm cực trị \(A(0;-4),\,B(-\sqrt{m};{{m}^{2}}-4),\,C(\sqrt{m};{{m}^{2}}-4)\).

Để A, B, C nằm trên các trục toạ độ thì B, C \(\in\) Ox 

⇔ \(\left\{ \begin{align} & m>0 \\ & {{m}^{2}}-4=0 \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow m=2\).

Bài 2: Tìm m để hàm số \(y=2{{x}^{3}}+m{{x}^{2}}-12x-13\) có điểm cực đại và cực tiểu và các điểm này cách đều trục tung.

Hướng dẫn giải

Ta có \(y'=2(3{{x}^{2}}+mx-6)\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}+mx-6=0\) (1)

Vì (1) luôn có hai nghiệm phân biệt nên đồ thị hàm số luôn có hai cực trị.

Gọi \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\) là hoành độ hai cực trị, hai điểm cực trị cách đều trục tung

\(\Leftrightarrow \left| {{x}_{1}} \right|=\left| {{x}_{2}} \right|\)

\(\Leftrightarrow {{x}_{1}}=-{{x}_{2}}\)

\(\Leftrightarrow {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0\) (vì \({{x}_{1}}\ne {{x}_{2}}\))

\(\Leftrightarrow S=\frac{-b}{a}=\frac{-m}{3}=0\)

\(\Leftrightarrow m=0\).

Bài 3: Tìm m để hàm số \(y=\frac{m{{x}^{2}}+3mx+2m+1}{x-1}\) có hai điểm cực đại, cực tiểu và hai điểm đó nằm về hai phía với trục Ox .

Hướng dẫn giải

Ta có \(y'=\frac{m{{x}^{2}}-2mx-5m-1}{{{(x-1)}^{2}}}\)

\(\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow m{{x}^{2}}-2mx-5m-1=0\text{  }(x\ne 1)\text{  }(3)\)

(3) có 2 nghiệm phân biệt \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\ne 1\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m\ne 0 \\ & m(6m+1)>0 \\ & -6m-1\ne 0 \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m<-\frac{1}{6} \\ & m>0 \\ \end{align} \right..\)

Hai điểm cực trị của đồ thị hàm số nằm về hai phía trục Ox

\(\Leftrightarrow y({{x}_{1}}).y({{x}_{2}})<0\) \(\left( * \right)\).

Lại có \(y({{x}_{1}})=2m({{x}_{1}}-1)\), \(y({{x}_{2}})=2m({{x}_{2}}-1)\)

\(\Rightarrow y({{x}_{1}}).y({{x}_{2}})=4m(-2m-1)\)

Bài 4 : Cho hàm số \(y=-{{x}^{3}}+(2m+1){{x}^{2}}-({{m}^{2}}-3m+2)x-4\) (m là tham số) có đồ thị là \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\). Xác định m để \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía của trục tung.

Lời giải.

Hàm số đã cho xác định \(D=\mathbb{R}\)

Ta có: \(y'=-{{x}^{2}}+\left( 2m+1 \right)x-({{m}^{2}}-3m+2)\)

Đồ thị \(\left( {{\text{C}}_{m}} \right)\) có 2 điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía của trục tung

⇔ \({{y}^{\prime }}=0\) có 2 nghiệm trái dấu

⇔ \(3({{m}^{2}}-3m+2)<0\)

⇔ 1 < m < 2

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp tìm điều kiện để hàm số có cực đại, cực tiểu nằm về một phía, hai phía của hệ trục tọa độ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF