OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp nhận biết các chất Hóa học - Ôn tập môn Hóa 9 năm 2019-2020

09/12/2019 599.92 KB 319 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191209/443538158568_20191209_112331.pdf?r=4056
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh HOC247 xin giới thiệu Phương pháp nhận biết các chất Hóa học - Ôn tập môn Hóa 9 năm 2019-2020. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp từ nguồn tư liệu của các trường THCS sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HÓA HỌC – ÔN TẬP HÓA 9

 

* Nhận biết các chất dựa vào tính chất vật lý.

- Loại bài tập này có thể dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất cần nhận biết như: màu sắc, mùi vị, khối lượng riêng, tính tan trong nước, trong dung dịch ...

- Dựa vào các tính chất đặc trưng của các chất như: O2 làm tàn que đóm bùng cháy, CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, khí NH3 có mùi khai, khí H2S có mùi trứng thối,...

Ví dụ: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 2 chất bột: AgCl và AgNO3.

+ Lấy một ít mỗi chất trên làm mẫu thử cho vào 2 ống nghiệm riêng biệt.

+ Cho nước vào 2 mẫu thử trên, chất bột nào tan trong nước là AgNO3, chất nào không tan trong nước là AgCl.

* Nhận biết các chất dựa vào tính chất hóa học.

Dạng 1:  Nhận biết bằng thuốc thử tùy chọn.

Nhận biết các chất rắn:

Với dạng bài tập này thông thường cho các chất rắn hòa tan vào nước, hoặc dung dịch axit, hoặc dung dịch bazơ sau đó tiến hành các bước nhận biết sản phẩm thu được. Có thể nhận biết qua việc những chất đó tan hoặc không tan trong nước, phản ứng hay không phản ứng với các chất thử.

Ví dụ: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn sau:

a. CaO và CaCO3                   

b. Al, Fe và Ag

Cách tiến hành giải:

a. Trích 2 mẫu thử vào 2 ống nghiệm, dùng nước nhỏ vào hai ống, lắc đều ống nào tan trong nước tỏa nhiệt là CaO, ông không tan trong nước là CaCO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

b. Trích 3 mẫu vào 3 ống nghiệm khác nhau.

- Dùng dung dịch NaOH nhỏ vào 3 ống nghiệm, ống nào có khí thoát ra, ống nghiệm đó chứa kim loại nhôm (Al).

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Hai ống nghiệm còn lại dung dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng nhỏ vào ống có khí thoát ra là sắt (Fe). Ống còn lại không có hiện tượng gì là bạc (Ag)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Nhận biết các chất khí:

Với dạng bài tập này, nhận biết các khí đó bằng cách dùng giấy quỳ tím ẩm, hoặc dẫn các khí vào thuốc thử để nhận biết.

Ví dụ: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau:

a. HCl và O2                                       

b. CH4 và C2H4.

Cách tiến hành giải:

a. Dùng quỳ tím ẩm cho vào hai lọ khí, lọ nào làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là HCl, lọ còn lại làm quỳ tím ẩm không đổi màu là O2.

b. Dẫn lần lượt hai chất khí qua dung dịch nước Br2, chất nào làm mất màu dung Br2 chất đó là C2H4, chất không làm mất màu dung dịch Br2 chất đó là CH4.

C2H4 + Br2  → C2H4Br2

Nhận biết các chất trong dung dịch:

Với dạng bài tập này, thì ta trích các mẫu chất ra ống nghiệm sau đó cho vào thuốc thử vào để nhận biết.

Ví dụ: Phân biệt 3 dung dịch trong suốt không mảu bị mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl, H2SO4 và NaOH.

Cách tiến hành giải:

Lấy 3 chất trên, mỗi chất một ít để làm mẫu thử cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt:

Dùng quỳ tím cho vào 3 ống nghiệm: Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh đó là: NaOH. Còn lại 2 mẫu thử làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ đó là: HCl, H2SO4.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu nào tại kết tủa trắng lọ đó là H2SO4, lọ còn lại không phản ứng là HCl.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Dạng 2: Nhận biết bằng thuốc thử quy định.

- Với dạng bài tập này là tương đối khó với những học sinh ở mức độ trung bình. Trong trường hợp này đề bài không cho dùng nhiều thuốc thử mà chỉ dùng thuốc thử theo quy định.

Ví dụ: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các lọ đựng hóa chất mất nhãn, không màu chứa các dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaCl.

Cách tiến hành giải:

+ Trích 4 mẫu chất ra 4 ống nghiệm có đánh số 1,2,3,4 tương ứng với các lọ hóa chất mất nhãn.

+ Dùng quỳ tím nhúng vào 4 ống nghiệm đã được đánh số tương ứng, lọ nào là quỳ tím hóa đỏ là H2SO4, 3 lọ còn lại không có hiện tượng gì là: Na2SO4, BaCl2, NaCl.

+ Dùng H2SO4 vừa nhận biết được nhỏ vào 3 ống nghiệm còn lại kết quả thu được như sau:

 

Na2SO4

BaCl2

NaCl

H2SO4

Không phản ứng

Kết tủa trắng

Không phản ứng

 

+ Nhận biết được BaCl2, dùng BaCl2 nhỏ vào 2 ống nghiệm còn lại, chất nào tạo kết tủa trắng là Na2SO4 và chất còn lại không phản ứng là NaCl.

+ Các phương trình phản ứng xảy ra:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

Ví dụ: Chỉ dùng một kim loại duy nhất. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2

Cách tiến hành giải:

Sử  dụng kim loại Ba để dùng làm thuốc thử để nhận biết dung dịch HCl.

+ Trích 4 mẫu thử ra ống nghiệm có đánh số 1,2,3,4 tương ứng với các lọ hóa chất mất nhãn.

+ Dùng Ba cho vào lần lượt 4 ống nghiệm trên. Lọ nào phản ứng có khí thoát ra, lọ đó là HCl.

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2  

+ Dùng dung dịch HCl mới nhận biết được nhỏ vào 3 ống nghiệm còn lại là Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, ống nghiệm nào có khí thoát ra là Na2CO3, hai ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là Na2SO4, Ba(NO3)2.

+ Lấy sản phẩm thu được BaCl2 ở trên nhỏ vào 2 ống nghiệm còn lại Na2SO4, Ba(NO3)2, ống nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4, ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là Ba(NO3)2.

Dạng 3: Nhận biết không có thuốc thử khác.

- Buộc  phải lấy các chất cho phản ứng với nhau, sau đó tiến hành quan sát kết quả để tiến hành nhận biết.

- Để tiện so sánh kết quả, ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân biệt từng lọ.

Ví dụ: Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn đựng các dung dịch: MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3.

Cách tiến hành giải:

Tiến hành kẻ bảng so sánh như sau:

 

MgCl2

BaCl2

H2SO4

K2CO3

MgCl2

0

0

x

x

BaCl2

0

0

x

x

H2SO4

0

x

0

x

K2CO3

x

x

x

0

Ta tiến hành nhỏ lần lượt mỗi lọ vào 3 lọ còn lại, kết quả như sau:

+ Xuất hiện một kết tủa trắng lọ đem nhỏ vào các lọ còn lại là MgCl2.

MgCl2 + K2CO3 → MgCO3 + 2KCl

+ Xuất hiện hai kết tủa trắng, lọ đem nhỏ vào các lọ còn lại là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KCl

+ Cặp chất nào có khí thoát ra thì đó là K2CO3 và H2SO4

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2 + H2O

+ Dùng BaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào K2CO3 và H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng là: H2SO4, lọ còn lại không có hiện tượng gì là: K2CO3

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

...

Trên đây là toàn bộ nội dung đề Phương pháp nhận biết các chất Hóa học - Ôn tập môn Hóa 9 năm 2019-2020, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em có thể truy cập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy.

Chúc các em học sinh học tập thật tốt, đạt kết quả cao!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF