OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải và phân loại bài tập về Lực đàn hồi môn Vật lý 10

27/08/2019 668.78 KB 3491 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190827/326496184571_20190827_100403.pdf?r=4699
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp giải và phân loại bài tập về Lực đàn hồi môn Vật lý 10. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

 

 
 

Phương Pháp Giải Và Phân Loại Bài Tập Về Lực Đàn Hồi Môn Vật Lý 10

I. Các công thức:

1. Lực đàn hồi:    Fdh = k . \(\left| {\Delta l} \right|\)

2. Độ biến dạng :        bị dãn:   \({\Delta l}\) = l - l0

                                    bị nén:    \({\Delta l}\)= l0 - l

3. Khi treo vật  :   Fdh  =  P     =>    k .\(\left| {\Delta l} \right|\) =  m.g

4. Cắt lò xo: l0 = l1 + l2 + …    và k0 .l0 = k1 .l1 = k2 .l2 = …

5. Ghép nối tiếp lò xo:   \(\frac{1}{k} = \frac{1}{{{k_1}}} + \frac{1}{{{k_2}}}\)

6. Ghép song song lò xo: k = k1 +k2

II. Bài tập:

1. Kéo nén lò xo

Bài 1. Cho l, dãn, tính k:  

Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấp lò xo dài 18 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 30 N/m B. 25 N/m       C. 1,5 N/m      D.150 N/m

Bài 2. Cho l0 , nén , tính l. :  

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo . Khi ấy , chiều dài của nó là bao nhiêu?
A. 2,5 cm  B. 12,5 cm       C. 7,5 cm         D. 9,75 cm 

Bài 3. L1, F1=> F2, l2=?,  
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 18 cm   B. 40 cm          C. 48 cm          D. 22 cm 

Bài 4. L1, F1, dãn=> F2, nén, l2=?
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm, có một đầu cố định. Khi kéo đầu kia với lực F1 = 5 N thì chiều dài lò xo là 19 cm. Khi bị nén với lực F2 = 3 N thì chiều dài lò xo là :
A. 17,4 cm            B. 12,6 cm       C. 16,6 cm       D. 13,4 cm

Bài 5. F1, l1; F2, l2. Tính k và l0
Một lò xo được giữ cố định ở một đầu . Khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F1 = 1,8 N thì nó có chiều dài l1 = 17 cm. Khi lực kéo là F2 = 4,2 N thì nó có chiều dài l2 = 21 cm. Tính độ cứng k và chiều dài tự nhiên của lò xo.

Bài 6. Giới hạn đàn hồi:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.

Bài 7. Một lò xo được giữ cố định một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó một lực kéo F1 = 1,8 N thì nó có chiều dài 17 cm. Khi lực kéo là F2 4,2 N thì nó có chiều dài l2 = 21 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

     Đáp số: 14 cm, 60 N/m.

Bài 8.Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm, độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.

     Đáp số: 7,5 N.

Bài 9. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn Dl của một lò xo vào lực kéo F.

     a. Tại sao có thể nói các cặp giá trị Dl và F trên đồ thị đều nằm trong giới hạn đàn hồi của lò xo?

     b. Tìm độ cứng của lò xo.

     c. Khi kéo bằng lực kéo Fx chưa biết, thì độ dãn của lò xo là 4,5 cm. Hãy xác định Fx bằng đồ thị.

     Đáp số: a: vì F tỉ lệ thuận với Dl , b: 56 N/m; c: 2,45 N.

2. Treo vật vào lò xo

Bài 10. Cho m, tính Fdh :   
Một quả cân có khối lượng m = 100 g treo vào đầu dưới của một lò xo nhẹ, mà đầu kia của lò xo găn trên giá treo. Cho g = 10 m/s2. Khi vật cân bằng thì lực của lò xo tác dụng lên giá treo sẽ là
A. 0,5 N    B. 1 N             C. 2 N             D. không xác định 

Bài 11. Cho k, Dl. tính m:  

Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 10 cm?
A. 1000 N B. 100 N         C. 10 N           D. 1 N 

Bài 12. M1, l1=>m2, l2=?  

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 20 g thì lò xo dài 25,5 cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng 100 g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu?

Bài 13. P1, Dl1=> Dl 2, P2=?:
Treo một vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo , lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo , nó dãn ra 80 mm.
a) Tính độ cứng của lò xo
b) Tính trọng lượng chưa biết 

Bài 14. P1, l1; l2, P2=?k=? :

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5 N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo một vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng chưa biết.

Bài 15. M1,l1 ; l2, m2=?
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 5 cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật có khối lượng m1 = 0,5 kg, lò xo dài l1 = 7 cm. Nếu treo một vật khác có khối lượng m2 chưa biết, thì nó dài l2 = 6,5 cm. Lất g = 9,8 m/s2. Tính độ cứng của lò xo và khối lượng m2 chưa biết.

Bài 16. M1,Dl1; treo thêm m2, dãn thêm Dl2:  
Một lò xo nhẹ được treo thẳng đứng. Khi treo vật co khối lượng m1 = 100 g vào đầu dưới của lò xo thì nó dãn ra một đoạn Dl1 = 4 cm. Treo thêm vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng m2 thì nó dãn thêm một đoạn Dl2 = 3 cm. Tìm m2 .

Bài 17. M1, l1; treo thêm m2, l2. Tính k và l0  
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 100 g, lò xo dài 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa có khối lượng m2 = 100 g, nó dài 32 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

Bài 18. Treo một vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm.

     a. Tính độ cứng của lò xo.

     b. Tính trọng lượng của vật chưa biết đó.

     Đáp số: 200 N/m, 16 N.

Bài 19. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300 g vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm quả cân 200 g nữa thì lò xo dài 33 cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. Lấy g = 10 m/s2.

     Đáp số: 28 cm, 100 N/m.

Bài 20. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật khối lượng 20 g thì lò xo dài 25,5 cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng 100 g thì lò xo dài bao nhiêu?

     Đáp số: 27,5 cm.

Bài 21. Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5 N thì lò xo dài 44 cm. Khi treo vào lò xo một vật khác có trọng lượng P2 chưa biết thì lò xo dài 35 cm. Tính độ cứng của lò xo và trọng lượng của vật chưa biết đó.

     Đáp số: 294 N/m, 2,4 N.

3. Lực đàn hồi và chuyển động biến đổi

...

4. Lực đàn hồi và chuyển động tròn đều.

5. Cắt, ghép lò xo.

---Nội dung đầy đủ và chi tiết của Phương pháp giải và phân loại bài tập về Lực đàn hồi môn Vật lý 10 các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Phương pháp giải và phân loại bài tập về Lực đàn hồi môn Vật lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF