OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải các dạng bài tập chương phân biệt một số chất vô cơ môn Hóa học 12 năm 2021

26/04/2021 886.33 KB 168 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210426/4371109053_20210426_080103.pdf?r=4461
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã biên soạn Phương pháp giải các dạng bài tập chương phân biệt một số chất vô cơ môn Hóa học 12 năm 2021, tài liệu gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

 

 
 

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

Bảng nhận biết chất hóa học

Ion, chất

Ion, chất Thuốc thử

Hiện tượng, phương trình

Ion

Na+, K+

Thử màu ngọn lửa ( Đốt bằng ngọn lửa không màu)

Với Na+ ngọn lửa biến thành màu vàng; K+ biến thành màu tím

NH4+

Dung dịch kiềm (OH-)

Sủi bọt khí mùi khai :

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Ba2+

- Dung dịch có SO42-

- Dung dịch K2CrO4 hoặc K2Cr2O7

- Xuất hiện kết tủa trắng:

Ba2+ + SO42- → BaSO4

- Xuật hiện kết tủa vàng:

Ba2+ + CrO42- → BaCrO4↓

2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+

Al3+, Cr3+

Dung dịch kiềm (OH-) dư

Xuất hiện kết tủa (Al(OH)3 màu trắng; Cr(OH)3 màu xanh), sau đó kết tủa tan:

M3+ + 3OH- → M(OH)3

M(OH)3 + OH- → M(OH)4-( hoặc MO2-+ 2H2O)

Fe3+

Dung dịch kiềm (hoặc NH3) hoặc dung dịch thiosunfua SCN-

Fe3+ + OH- → Fe(OH)3↓ Kết tủa nâu đỏ

Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3 dung dịch màu đỏ máu

Fe2+

Dung dichh kiềm hoặc NH3

Kết tủa keo trắng, khi đưa ra ngoài không khí tạo kết tủa màu nâu đỏ:

Fe2+ + OH- → Fe(OH)2↓: trắng

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3: nâu đỏ

Cu2+, Ni2+

- Dung dịch kiềm (OH-)

- Kết tủa xanh lục:

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓: xanh lục

- Tạo kết tủa xanh lục sau đó kết tủa tan tạo kết tủa xanh lam đậm ( do khả năng tạo phức NH3 với Cu)

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+

Cu(OH)2↓ + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Ni2+ tương tự

NO3-

Cu, H2SO4 loãng

Giải phóng khí không màu hóa nâu trong không khí

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

NO + O2 → 2NO2

SO42-

Dung dịch Ba2+

Xuất hiện kết tủa trắng:

SO42- + Ba2+ → BaSO4↓ ( kết tủa không tan trong axit)

CO32-;

- Dung dịch Ba2+

- Dung dịch axit (H+)

- Xuất hiện kết tủa trắng nhưng tan được trong axit: Ba2+ + CO32- → BaCO3

BaCO3 + 2H+ → CO2 + H2O + Ba2+

- Sủi bọt khí: H+ + CO32- → CO2 + H2O

SO32-

- Dung dịch Ba2+

- Dung dịch axit (H+)

- Dung dịch I2

- Xuất hiện kết tủa trắng nhưng tan được trong axit: Ba2+ + SO32- → BaSO3

BaSO3 + 2H+ → SO2 + H2O + Ba2+

- Sủi bọt khí: H+ + SO32- → SO2 + H2O

- Làm mất màu dung dịch I2:

SO32- + I2 + H2O → SO32- + 2H+ + 2I-

Cl-; Br-; I-

Dung dịch AgNO3

Xuất hiện kết tủa trắng:

Ag + X- → AgX↓ ( AgCl: trắng; AgBr: vàng nhạt; AgBr: vàng đậm)

Chú ý: Với AgCl tan được trong dung dịch NH3

AgCl + NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Cl-

Kết tủa AgCl sẽ xuất hiện lại khi cho dung dịch HNO3:

[Ag(NH3)2]+ + Cl- + 2H+ → AgCl↓ + 2NH4+

Chất khí

CO2

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

SO2

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

- Dung dịch Br2

- Giống như CO2

- Mất màu dung dịch Br2

SO2 + Br2 + 2H2O→ 2HBr + H2SO4

Cl2

Dung dịch KI + hồ tinh bột

- I2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang xanh

2KI + Cl2 → 2KCl + I2

NO2

Dùng H2O sau đó dùng Cu

Sinh ra khí không màu hóa nâu trong không khí

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

H2S

Dung dịch Cu2+ hoặc Pb2+

Kết tủa đen

Cu2+ + H2S → CuS↓ + 2H+

Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+

NH3

Qùy tím ẩm

Qùy tím ẩm hóa xanh

Các hợp chất hữu cơ

Ancol

Na

Xuất hiện sủi bọt khí

Lưu ý:

- Ancol bậc 1 oxi hóa ⇒ anhehit. Nhận biết andehit sẽ nhận ra alcol

- Ancol etylic có phản ứng iođofom:

    C2H5OH + 4I2 + 6NaOH → HCOONa + 5NaI + 5H2O + CH3I3↓

- Ancol đa chức có OH liền kề: Dùng Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam

Anđehit

AgNO3/NH3

Phản ứng tráng bạc: tạo kết tủa bạc

Axit cacboxylic

- Qùy tím

- Muối CO32-

- Qùy tím đổi màu đỏ

- Giải phóng CO2

Chú ý: Axit fomic có nhóm –CHO nên phản ứng tráng gương; axit axetic phản ứng với FeCl3 cho phức chất màu đỏ

Glucozơ, fructozơ

- AgNO3/NH3

- Cu(OH)2

- Phản ứng tráng bạc

- Phản ứng của ancol có nhóm OH liền kề: tạo phức xanh lam

Chú ý: Glucozơ làm mất màu dung dịch Br2 còn fructozơ thì không

Tinh bột

I2

Màu xanh

Ankan

Cho phản ứng với Halgen sau đó thử sản phẩm bằng quỳ tím ẩm

Phản ứng thế sản phẩm sinh ra HCl làm đổi màu quỳ tím ẩm sang đỏ

Anken

Dung dịch Br2; KMnO4

Mất màu dung dịch Br2, KMnO4

Ankin

Dung dịch Br2; KMnO4

Mất màu dung dịch Br2, KMnO4

Chú ý: Với ankin-1 tạo kết tủa với AgNO3/NH3

Aren

Brom lỏng (Fe)

Mất màu Br2

Aren

Brom lỏng (Fe)

Mất màu Br2

Chú ý: với ankyl benzen đun nóng với dung dịch KMnO4 làm mất màu thuốc tím

Stiren

Dung dịch Br2

Mất màu

 

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Có 3 lọ mất nhãn đựng ba chất riêng biệt: phenol, stiren và ancol benzylic. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả ba lọ hóa chất trên?

A. Qùy tím

B. Dung dịch Br2

C. Dung dịch NaOH

D. Na kim loại

Hướng dẫn giải :

Phenol tạo kết tủa với dung dịch Br2

Stiren làm mất màu với dung dịch Br2

Ancol benzylic không hiện tượng

→ Đáp án B

Bài 2: Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí:

A. SO2   

B. SO3   

C. N2   

D. NH3

Hướng dẫn giải:

SO2, SO3: làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ

CH3NH2 và NH3: làm quỳ tím hóa xanh

N2: không hiện tượng

→ Đáp án C

Bài 3: Cho ba hợp kim: Cu-Ag; Cu – Al; Cu – Zn. Thuốc thử nào sau đây có thể được dùng để phân biệt ba hợp kim trên?

A. HCl và NaOH   

B. HNO3 và NH3

C. H2SO4 và NaOH   

D. H2SO4 loãng và NH3

Hướng dẫn giải:

Cho H2SO4 loãng:

- Hợp kim nào không xuất hiện khí là Cu – Ag

Cho dung dịch NH3 vào dung dịch thu được trong hai hợp kim còn lại:

+ Xuất hiện kết tủa keo trắng và không tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim Cu – Al

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

+ Xuất hiện kết tủa rồi kết tủa lại tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim Cu – Zn

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

→ Đáp án D

Bài 4: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết các dung dịch đó thì chất đó là chất nào?

A. Dung dịch HNO3.

B. Dung dịch KOH.

C. Dung dịch BaCl2.

D. Dung dịch NaCl.

Hướng dẫn giải:

Dùng BaCl2 nhận biết được 2 nhóm:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4; Na2CO3 (Nhóm I)

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Ba2+ + CO32- → BaCO3

+ Không hiện tượng: NaOH; HCl (Nhóm II)

Đổ lần lượt từng chất của 2 nhóm vào nhau:

+ Nếu cặp chất nào đổ vào nhau xuất hiện sủi bột khí là Na2CO3 (nhóm I) và HCl (nhóm II)

H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

→ Đáp án C

Bài 5: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol, axit fomic. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?

A. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Na2CO3, nước Br2, Na.

C. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch K2CO3.

D. Na, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3 trong NH3.

Hướng dẫn giải:

+ Dùng Na2CO3 nhận ra axit fomic: Hiện tượng sủi bọt khí

+ Nước Br2 nhận ra phenol: Hiện tượng kết tủa trắng

+ Na nhận ra ancol etylic: Hiện tượng sủi bọt khí

→ Đáp án B

Bài 6: Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ mất nhãn ?

A. dung dịch AgNO3 trong NH3.

B. Quỳ tím.

C. CaCO3.

D. Cu(OH)2.

Hướng dẫn giải:

Dùng Cu(OH)2 hiện tượng:

+ Axit axetic: hòa tan kết Cu(OH)2

+ Glixerol: Tạo phức màu xanh lam

+ Glucozơ: Tạo phức màu xanh lam, khi đun nóng xuất hiện đỏ gạch (Cu2O)

+ Ancol etylic: Không hiện tượng

→ Đáp án D

Bài 7: Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình?

A. Nước Cl2 và dung dịch I2.

B. Nước Br2 và dung dịch I2.

C. Nước Cl2 và hồ tinh bột.

D. Nước Br2 và hồ tinh bột.

Hướng dẫn giải:

Dùng nước clo và hồ tinh bột xảy ra hiện tượng:

+ Bình NaBr: xuất hiện dung dịch vàng đậm ( do Br2 sinh ra)

+ Bình NaI: Xuất hiện màu xanh, do I2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh

+ Bình NaCl: Không hiện tượng

→ Đáp án C

Bài 8: Có 4 bình đựng các khí riêng biệt: CO2; SO3; SO2 và N2. Trật tự dùng thuốc thử nào cho dưới đây để nhận biết các khí trên?

A. Dung dịch BaCl2, dung dịch Br2 và dung dịch Ca(OH)2

B. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch Br2

C. Qùy tím ẩm, dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Br2

D. Dung dịch Br2, dung dịch BaCl2 và que đóm

Hướng dẫn giải:

Dùng BaCl2 có hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng gồm các khí: CO2; SO3; SO2

+ Không hiện tượng: N2

Dùng dung dịch Br2 để nhận biết các khí: CO2; SO3; SO2

+ SO2 làm mất màu dung dịch brom

+ CO2; SO3 không hiện tượng

Dùng Ca(OH)2 để nhận biết CO2; SO3

+ Xuất hiện kết tủa trắng: CO2

+ Không hiện tượng: SO3

→ Đáp án A

C. LUYỆN TẬP

Câu 1. Nhận biết khí SO2 ta dùng dung dịch nước brom dư hiện tượng xảy ra là:

A. Dung dịch brom mất màu

B. Dung dịch Brom chuyển sang màu da cam

C. Dung dịch brom chuyển sang màu xanh

D. Không có hiện tượng

Câu 2. Khí H2S là khí có:

A. Màu nâu

B. Không màu, mùi sốc

C. Mùi trứng thối

D. Không màu, mùi khai

Câu 3. Nhận biết muối natri rắn bằng cách đốt cho hiện tượng gì?

A. Ngọn lủa màu xanh             

B. Ngọn lửa màu vàng

C. Có khí xuất hiện             

D. Không có hiện tượng gì

Câu 4. Có thể phân biệt các muối halogen bằng dung dịch nào sau đây?

A. AgNO3             

B. AgCl

C. HCl             

D. SO2

Câu 5. Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dung dịch NaOH 0,12M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.

A. 0,102M             

B. 0,24M

C. 0,204M             

D. 0,12M

Câu 6. Nhận biết cation Ba2+ bằng dung dịc K2CrO4 cho hiện tượng gì?

A. Có kết tủa trắng

B. Có kết tủa vàng tươi

C. Có dung dịch màu vàng cam

D. Không có hiện tượng gì

Câu 7. Dùng dung dịch NH3 dư nhận biết cation Cu2+ cho hiện tượng gì?

A. Có kết tủa trắng

B. Có kết tủa xanh

C. Dung dịch phức màu xanh

D. Không có hiện tượng gì

Câu 8. Giải thích tại sao có thể nhận biết Cl2 bằng dung dịch KI + hồ tinh bột?

A. Do Cl2 làm xanh hồ tinh bột

B. Do I2 làm xanh hồ tinh bột

C. Tạo dung dịch vàng cam

D. Tạo tủa trắng

Câu 9. Có thể nhận biết NH3 bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Quỳ tím ẩm             

B. HCl

C. H2SO4             

D. Br2

Câu 10. Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch Br2

C. Dung dịch CuCl2

D. Dung dịch NaOH

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 25. Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại được tất cả các muối trên?

A. NaOH             

B. Na2CO3

C. NaHCO3             

D. K2SO4

Câu 26. Lấy 25ml dung dịch A gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 rồi chuẩn độ bằng dung dịch hỗn hợp KMnO4 0,025M thì hết 18,10ml. Mặt khác, thêm lượng dư dung dịch NH3 vào 25ml dung dịch A thì thu được kết tủa, lọc kết tủa rồi nung đỏ trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, cân được 1,2g. Nồng độ mol/l của FeSO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:

A. 0,091 và 0,25             

B. 0,091 và 0,265

C. 0,091 và 0,255             

D. 0,087 và 0,255

Câu 27. Có ba chất rắn Zn(OH)2, Ni(OH)2, Cu(OH)2. Có thể dùng dung dịch nào để hòa tan được cả ba chất trên?

A. Dung dịch NaOH.             

B. Dung dịch NH3.

C. Dung dịch NH4Cl.             

D. Dung dịch KOH.

Câu 28. Có 5 dung dịch, mỗi dung dịch nồng đọ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được dung dịch nào?

A. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2S.

B. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3.

C. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2SO4.

D. Ba dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S.

Câu 29. Cho 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch : KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3 và NH4Cl. Chỉ sử dụng duy nhất một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên

A. HCl             

B. H2SO4

C. NaOH             

D. NH4+

Câu 30. Để xác định nồng đội dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.

A. 0,114M             

B. 0,26M

C. 0,124M             

D. 0,16M

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải các dạng bài tập chương phân biệt một số chất vô cơ môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF