HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về đột biến gen Sinh học 12 để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đột biến gen trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN
1. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
Dạng 1: THAY ĐỔI LIÊN KẾT HIĐRÔ
- Mất một liên kiết Hiđrô
+ Mất 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm 2.
+ Mất 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô giảm 3 .
- Thêm một liên kết Hiđrô
+ Thêm 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô tăng 2.
+ Thêm 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 3.
- Thay một liên kết Hiđrô
+ Thay 1 (A – T) bằng 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 1.
+ Thay 1 (G – X) bằng 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm1.
+ Gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
+ Sơ đồ: A – T ¦ A – 5-BU ¦ 5-BU – G ¦ G – X
+ Gây đột biến thay thế cặp G –X bằng cặp T –A hoặc X – G
+ Sơ đồ: G – X ¦ EMS – G ¦ T (X) – EMS ¦ T – A hoặc X – G
Dạng 2 : LIÊN QUAN ĐẾN CHIỀU DÀI GEN
a) Chiều dài không thay đổi (Thay số cặp nucleotit bằng nhau)
b) Chiều dài thay đổi:
– Mất: Gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu.
– Thêm: Gen đột biến dài hơn gen ban đầu.
– Thay cặp nucleotit không bằng nhau.
Dạng 3 : LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TỬ PROTÊIN:
a) Mất hoặc thêm (Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi từ axít amin có nuclêôtit bị mất hoặc thêm).
b) Thay thế:
– Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu cùng mã hóa 1 axít amin thì phân tử prôtêin sẽ không thay đổi.
– Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu mã hóa aa khác nhau thì phân tử protein có 1 aa thay đổi.
-----------Còn tiếp---------
2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI
Dạng 1. Xác định dạng đột biến liên quan tới số liên kết hyđrô và axit amin
* Lưu ý:
– Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số liên kết hyđrô, số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
– Đột biến gen không thay chiều dài nhưng
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng A-T thay bằng G-X.
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng G-X thay bằng A-T.
– Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Vị trí kết thúc dịch mã.
– Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3: AUG, UAG, UGA, UAA => Thay đổi axit amin.
Dạng 2. Bài tập đột biến gen, xác định số nuclêôtit, số liên kết hiđrô …
Lưu ý: Các công thức phần vật chất di truyền.
3. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
Ví dụ 1. Gen A dài 4080 Ao, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
Hướng dẫn
– Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
NA = 4080×2/3.4 = 2400.
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 – 720×2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.
– Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
– Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719×2 + 481×3 = 1438 + 1443 = 2881.
Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hyđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn
– Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
– Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3×390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
{-- Nội dung đầy đủ của tài liệu Phương pháp giải bài tập về đột biến gen Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm