OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

14 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Nhân đôi ADN và Đột biến gen Sinh học 12 có lời giải chi tiết

26/03/2020 1.4 MB 1030 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200326/17012281455_20200326_143052.pdf?r=6809
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thể ôn tập thật tốt các dạng bài tập về nhân đôi ADN và đột biến gen Hoc247 đã tổng hợp tài liệu 14 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Nhân đôi ADN và Đột biến gen Sinh học 12 có lời giải chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập thật tốt và có đạt các thành tích cao trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ NHÂN ĐÔI ADN VÀ ĐỘT BIẾN GEN SINH HỌC 12 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Giả sử trơng một gen có một bazơ ni tơ ađênin trở thành dạng hiếm (A*) thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

  1. 12.                                     B. 13.                                      C. 14.                                      D.15.

Hướng dẫn giải:

Số gen bị đột biến là \(\frac{{{2^5}}}{2} - 1 = 15\) (gen). → Đáp án D.

Câu 2: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Số phân tử ADN ban đầu là 16.
  2. Số mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880.
  3. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thức quá trình trên là 1056.
  4. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992
  1. 1.                                       B. 2.                                        C. 3.                                        D.4.

Hướng dẫn giải:

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4) → Đáp án C.

1. Đúng. Vì khi nhân đôi 5 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là:

      k.(25 – 2) = 480 → k = 480:30 = 16.

2. Sai. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (5 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 16 x 27 = 2048 phân tử.

Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 16 x (26 - 2) = 992.

→ Số mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên 2 ´ 2048 – 992 = 2880.

3. Đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 2048 – 992 = 1056.

4. Đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử AND có N14 = 992.

Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Ở mạch khuôn 5’ - 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.
  2. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.
  3. Enzym Ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.
  4. Ở mạch khuôn 3’ – 5, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.
  1. 1.                                       B. 2.                                        C. 3.                                        D.4.

Hướng dẫn giải:

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án D. Vì:

I. đúng. Vì ở mạch khuôn có chiều 5'→3' do ngược chiều với chiều hoạt động cúa enzym ADN- pôlimeraza nên mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn, gồm nhiều đoạn Okazaki, mỗi đoạn Okazaki cần một đoạn mồi.

II. đúng. Vì enzym ADN- pôlimeraza không tự tổng hợp được mạch pôlinuclêôtit mới nếu không có gốc 3'OH tự do, do đó cần đoạn mồi là một đoạn pôliribonuclêôtit do enzym ARN- polmeraza tổng hợp nên.

III. đúng. Vì mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y. các enzym ở mỗi chạc hoạt động ngược chiều nhau. Ớ chạc thứ nhất nếu mạch khuôn này là mạch có mạch bổ sung được tống hợp gián đoạn thì ở chạc thứ hai, mạch khuôn kia lại là mạch có mạch bổ sung với nó đuợc tổng hợp gián đoạn. Do đó, ở cả 2 mạch khuôn đều có sự hoạt động của enzym ligaza.

IV. sai. Vì tất cá các quá trình khởi đầu tổng hợp ADN đều cần có đoạn mồi

Câu 4: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?

  1. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp
  2. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bồ sung với nhau từng đôi một
  3. Trong các phân tử ADN con đưọc tạo ra, có 31 phân từ cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu cùa môi trường nội bào.
  4. Trong các phân tử ADN con được tạo ra. có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
  1. 1.                                       B. 2.                                        C. 3.                                        D.4.

Hướng dẫn giải:

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. →Đáp án C. Vì:

  • Phân tử ADN sau khi nhân đôi đã tạo ra 62 mạch pôlinuclêôtit mới ⇒ tổng số mạch pôlinuclêôtit tạo ra sau khi nhân đôi là (62+2) = 64 mạch. Vậy sau khi nhân đôi đã tạo ra 32 phân tử ADN. ⇒ Phân từ ADN ban đầu đã nhân đôi 5 lần liên tiếp → I đúng.
  • Trong các ADN con được tạo ra có 2 phân tử ADN mang 1 mạch có nguồn gốc từ môi trường ban đầu, do đó chỉ có 30 phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào ⇒ IV đúng, III sai.
  • Tất cả các mạch đơn mới được tạo ra ở trên đều dược tạo thành nhờ nguyên tắc bố sung và nguyên tẳc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN do đó chúng sẽ có trình tự bổ sung từng đôi một với nhau ⇒ II đúng.

Câu 5: Phân tử AND mạch kép có tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{5}{3}\), khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỉ lệ các loại nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là

  1. A = T= 18,75%; G = X = 31,25%        B. A + T = 31,25%; G + X = 18,75%

      C. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%       D. A + T = 18,75%; G + X = 31,25%

Hướng dẫn giải:

Đáp án C. Vì \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{5}{3} \Leftrightarrow \frac{A}{G} = \frac{5}{3} \Leftrightarrow 3A - 5G = 0\)(1)

  • Mặt khác ta lại có A + G = 0,5                             (2)
  • Giải (1), (2) ta được A = 31,25% và G = 18,75%.
  • Do đó khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần thì tỉ lệ các loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen là:

A = T = 31,25%; G = x = 18,75%.

Câu 6: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép có tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3}\) thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là

A. 10%.                                            B. 30%.                            C. 20%.                          D. 40%.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B. Vì tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3}\) → A/G = 2/3. → 2G = 3A.

Mà ở ADN mạch kép, A + G = 50%. —> A = 20%; G = 30%.

Câu 7: Một gen có tổng số 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A = 20%. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ \(\frac{{{A_1}}}{{{G_1}}} = \frac{{16}}{9}\).                                                  II. Tỉ lệ \(\frac{{{A_1} + {X_1}}}{{{G_1} + {T_1}}} = \frac{{43}}{{17}}\).

III. Tỉ lệ \(\frac{{{A_1} + {T_1}}}{{{G_1} + {X_1}}} = \frac{2}{3}\).                                         IV. Tỉ lệ \(\frac{{A + X}}{{T + G}} = 1\).

  1. 1.                                       B. 2.                                        C. 3.                                        D.4.

Hướng dẫn giải:

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.

Cần phải xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1, sau đó mới tìm các tỉ lệ theo yêu cầu của bài toán.

  • Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1:

Agen = 20% ´3000 = 600. Vì T1 = 200 → A1 = 400.

Vì Agen = 20% → Ggen = 30% = 30% ´ 3000 = 900.

Vì G1 chiếm 15% → G1 = 15% x 1500 = 225. → X1 = 900 - 225 = 675.

  • Xác định các tỉ lệ theo yêu cầu của bài toán

+ Tỉ lệ \(\frac{{{A_1}}}{{{G_1}}} = \frac{{400}}{{225}} = \frac{{16}}{9}\). → (I) đúng.

+ Tỉ lệ \(\frac{{{A_1} + {X_1}}}{{{G_1} + {T_1}}} = \frac{{400 + 675}}{{225 + 200}} = \frac{{43}}{{17}}\). → (II) đúng.

+ Tỉ lệ \(\frac{{{A_1} + {T_1}}}{{{G_1} + {X_1}}} = \frac{{{A_{gen}}}}{{{G_{gen}}}} = \frac{2}{3}\). → (III) đúng.

+ Tỉ lệ \(\frac{{A + X}}{{T + G}}\) luôn = 1. → (IV) đúng.

Câu 8: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
  2. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
  3. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
  4. ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen.

A. 1.                                              B. 2.                                  C. 3.                            D. 4.

Hướng dẫn giải:

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.→ Đáp án C.

  1. đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ → Phân tử ADN bị biến đổi về cấu trúc → Đột biến gen.
  2.  đúng. Vì thể đột biến là cơ thể mang đột biến và đột biến đó đã được biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị họp cũng có kiểu hình đột biến.

IV đúng. Vì khi ADN không nhân đôi thì ADN có cấu trúc bền vững, các tác nhân hóa học, vật lí không làm thay đổi được cấu trúc hóa học của ADN nên không trực tiếp gây ra đột biến gen. Chỉ khi ADN nhân đôi thì các tác nhân đột biến mới làm cho quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung dẫn tới gây đột biến.

III sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzym ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi.

Câu 9: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Đa số đột biến gen là đột biến lặn và có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
  2. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao từ và luôn di truyền cho đời sau.
  3. Tần số đột biến của mỗi gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
  4. Sử dụng một loại tác nhân tác động vào tế bào thì tất cả các gen đều có thể bị đột biến với tần số như nhau.

A. 1.                                                   B. 2.                                  C. 3.                            D. 4.

Hướng dẫn giải:

Có 2 phát biếu đúng, đó là I và III. à Đáp án B.

  1.  sai. Vì muốn di truyền cho thế hệ sau thì giao tử đột biến phải tham gia vào quá trinh thụ tinh lúc đó đột biến sẽ đi vào hợp tứ và di truyền cho đời con. Neu giao tử bị đột biến không có khả năng thụ tinh hoặc không tham gia thụ tinh thì sẽ không di truyền cho đời sau.

IV sai. Vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau.

Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bố sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
  2. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thế đột biến.
  3. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
  4. Đột biên gen được phát sinh ở kì trung gian của phân bào.
  5. Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thể hệ sau.

A. 1.                                                   B. 2.                                 C. 3.                            D. 4.

Hướng dẫn giải:

Có 3 phát biểu đúng → Đáp án C.

  • Phát biểu (1) đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ →Phân tử ADN bị biến đổi về cấu trúc → Đột biến gen.
  • Phát biểu (2) đúng. Vì đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến.
  • Phát biểu (3) sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzym ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi.
  • Phát biểu (4) đúng.
  • Phát biểu (5) sai. Vì không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau.

{-- Nội dung đề, đáp án bài tập 11-14  của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Nhân đôi ADN và Đột biến gen Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập Nhân đôi ADN và Đột biến gen Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF