OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích cách xưng hô Ta-mình trong bài thơ Việt Bắc

17/01/2022 1.05 MB 787 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220117/710779008738_20220117_151319.pdf?r=6014
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài văn mẫu Phân tích cách xưng hô Ta-mình trong bài thơ Việt Bắc dưới đây nhằm giúp các em thấy được vai trò của cách xưng hô trong một bài thơ. Cách xưng hô Ta-mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. Mời các em cùng Học247 tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Việt Bắc.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc

- Khái quát về cách xưng hô trong bài thơ.

b. Thân bài:

* Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình - ta:

- Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.

- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

* Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ­mình - ta:

- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. Lối xưng hô gần gũi đó từng xuát hiện trong ca dao, dân ca

- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ.

c. Kết bài:

- Khái quát vấn đề.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy phân tích cách xưng hô Ta - mình trong bài Việt Bắc dưới dạng một bài văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

3.1. Bài văn mẫu số 1

Ở bài thơ Việt Bắc, viết về một sự kiện mang tầm lịch sử nhưng Tố Hữu đã lựa chọn cách mở đầu bằng một cuộc đối đáp mang âm hưởng dân ca và cách xưng hô ta – mình ngọt ngào đằm thắm. Điều đặc biệt là cách tác giả sử dụng cặp từ ta – mình trong bài thơ không chỉ một lần mà nó trở thành một điệp khúc trở đi trở lại, luyến láy hết sức tài hoa.

Đoạn đầu bài thơ là lời của người ở lại với người ra đi, thể hiện tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến trong buổi chia tay:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Chữ mình ở đây chỉ người ra đi, còn chữ ta để nói tới người ở lại. Tình cảm nhớ thương dồn nén sâu nặng trong chữ mình. Mỗi câu lục trong đoạn thơ chữ mình lặp lại hai lần cùng với nhiều thanh bằng làm nhịp thơ như trùng xuống, khắc khoải, da diết. Người ở lại đặt những câu hỏi tu từ vừa như nhắc nhở người ra đi hãy nhớ về Việt Bắc, vừa thể hiện tình cảm sâu sắc, mặn nồng. Bốn chữ nhớ trong 4 dòng thơ nhắc nhớ về 15 năm kháng chiến và khung cảnh Việt Bắc. Cặp từ xưng hô mình – ta đầy tình tứ như xoắn quyện lấy nhau, vì là lời của người ở lại nên nhắc tới mình thì nhiều, nhắc tới ta thì ít. Chữ ta chỉ được nhắc đến một lần như một sự khiêm tốn để cho những kỉ niệm ùa về trong giây phút chia tay. Trong ca dao Việt Nam, cặp từ xưng hô mình –ta cũng khá quen thuộc, là cách xưng hô của những đôi lứa yêu nhau. Nhắc đến cặp từ này, người ta thường nhắc đến nỗi nhớ, đến sự gắn bó thủy chung.

Với người ở lại nỗi nhớ đã bật lên thành lời "Mình về mình có nhớ ta". Đại từ " mình" láy lại cứ ngân lên như một âm hưởng thật da diết. Đó là những lời hỏi của trái tim, của tâm tình. Khiến người đi chỉ có thể dùng trái tim để đáp lại . Cách xưng hô mình ta đặm ngọt như lời thủ thỉ của đôi lứa yêu nhau, đánh thức ở người đọc những tình cảm thiêng liêng nhất vốn ủ kín trong trong lòng.

Bên cạnh đó lối xưng hô ' mình - Ta' còn giúp nổi bật lên cấu trúc đối đáp giữa người miền ngược và người miền xuôi. Đây chính là sự tiêu biểu của khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

Trong thơ Tố Hữu mỗi bài thơ đều gắn với sự kiện của đất nước, mỗi thời khắc lịch sử đã trở thành cảm hứng nghệ thuật và được nhà thơ chuyển hóa vào bài thơ dưới hình thức trữ tình mềm mại.

Lối xưng hô "mình - ta" đã giúp nhà thơ thể hiện điều này một tư tưởng, chủ đề của tác phẩm một cách sâu sắc. Điều này còn biến một bài thơ hiện đại thành một bản tình ca với những âm điệu ngọt ngào và đậm đà tình dân tộc.

Bên cạnh đó, bằng lối đáp giao duyên Tố Hữu xây dựng thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Bắc. Đồng thời tái hiện lại thời kỳ lịch sử gian khổ ở quê hương cách mạng, làm nổi bật lên toàn bộ giá trị của tác phẩm.

Với ngôn từ trong sáng, mộc mạc gần gũi cùng với thể thơ lục bát linh hoạt mềm mại, đặc biệt Tố Hữu đã thành công trong việc sử dụng đại từ nhân xưng "mình - ta" đã tạo nên một ánh văn thơ được coi là đỉnh cao của văn thơ cách mạng. Bằng ngòi bút tài hoa tác giả đã tạo nên cuộc đối đáp giao duyên nặng tình giữa đi và người ở, đồng thời nêu nổi bật được vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Bắc cũng như thời khắc lịch sử của dân tộc.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Bài thơ Việt bắc ra đời vào tháng 10 năm 1954, sau hơn ba ngàn ngày khói lửa Hồ Chủ Tịch đưa đoàn quân chiến thắng về thủ đô. Trong bối cảnh lịch sử hào hùng ấy. Tố Hữu đã làm nên bài thơ Việt Bắc. Bao trùm lên bài thơ là một nối nhớ của người cán bộ cách mạng với những người Việt Bắc. Nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi thể hiện tình cảm thủy chung năng tình nặng nghĩa giữa người miền ngược và người miền xuôi. Góp phần làm nổi bật nỗi nhớ, tình cảm đó chính là cặp đại từ nhân xưng "mình" - " ta".

Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát theo cấu trúc đối đáp mềm mại. Đó là những lời hỏi đáp giữa "mình" và "ta" giữa người ở và người đi trong buổi chia tay đầy lưu luyến. Thể thơ và cách xưng hô này rất phổ biến trong ca dao, dân ca Việt Nam đặc biệt là những câu hát giao duyện. Chính nhờ sự đối đáp này mà người đọc có thể hiểu được đoạn đối thoại giữa người đi và ở cũng như diễn tả được nghĩa tình sâu nặng giữa những cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc.

Bằng việc phân thân thành hai nhân vật trữ tình cũng giúp tác giả bộc lộ nhiều hơn những cảm xúc trong lòng mình đồng thời tạo nên sự đồng điệu đối với người đọc . Điều đặc biệt là cấu trúc truyền thống này không chỉ được tác giả sử dụng một lần mà đã trở thành một điệp khúc luyến láy tài hoa.

Nếu như trong ca dao xưa đại từ mình thường sử dụng ngôi thứ nhất thì ở trong bài thơ Việt Bắc tác giả đã sử dụng dụng linh hoạt đại từ "mình - ta". Trong lời của đồng bào Việt Bắc đại từ "mình" thường được sử dụng ở ngôi thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến. Còn đại từ "ta" được dùng ở ngôi thứ nhất là lời tự xưng của đồng bào Việt Bắc.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ người

Tác giả người đã từng trải nghiệm và sống tại vùng đất nơi đây trong cách sử dụng những hình ảnh mang những đặc trưng nổi bật trong phong cách đối ngẫu của người đã làm gia tăng lên giá trị sử dụng nghệ thuật đặc sắc, với hàng loạt những nét đặc sắc, nghệ thuật xưng hô mình ta đã làm tăng lên nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong toàn tác phẩm. Nghệ thuật đó đã làm tăng lên giá trị về cung bậc cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Với những nghệ thuật nổi bật nguồn cảm hứng nổi bật trong bài thơ đã nổi bật sâu sắc trong tác phẩm với những nguồn cảm hứng mang nét đặc trưng nổi bật để làm gia tăng lên giá trị nổi bật trong tác phẩm.

Phép xưng hô mình ta đã làm tăng lên những ý đồ mà tác giả đang sử dụng trong tác phẩm của mình, những hình ảnh nổi bật được sử dụng trong đó làm tăng lên cảm hứng chủ đạo đó là nổi nhớ của tác giả về một thời đã từng gắn bó với vùng đất nơi đây, với những người chiến sĩ, những cảnh vật, những nét đặc sản cổ truyền của vùng Việt Bắc, những chùm hoa chuối đỏ tươi, những chùm mơ cháy rừng tất cả đều được nổi bật trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nét đặc trưng trong mỗi tác phẩm của người.

Nổi nhớ là cảm hứng chủ đạo và bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, với việc làm tăng lên những nỗi nhớ thương đó, tác giả đã sử dụng phép nghệ thuật mình ta để làm tăng lên sự cải thiện trong phép đối ngẫu và giá trị của tác phẩm. Những lời thơ được sử dụng ở đây mang những đặc trưng nhằm ẩn dụ để nói về những đối tượng đã từng gắn bó với tác giả, những nghệ thuật đó không chỉ để tác giả sử dụng nhằm làm tăng lên giá trị trong tác phẩm mà ngôn ngữ của nó cũng được làm rõ và không ngừng được biến đổi trong tác phẩm.

Ở đây lối xưng hô mình ta, với những giai điệu ngọt ngào đằm ấm đã làm nổi bật lên toàn bộ giá trị của tác phẩm, những phép sử dụng ngôn ngữ đối ngẫu đó làm tăng lên giá trị trong toàn bộ tác phẩm, những lời đối đáp mang đậm giá trị màu sắc và những lời tâm tình giàu tình cảm đã và đang xúc động lên tấm lòng của tác giả về một vùng đất đã từng gắn bó mạnh mẽ và có giá trị to lớn trong toàn bộ tiềm thức sâu sắc trong tác phẩm của người.

Những khúc giao duyên và những lời đối đáp tâm tình đã khắc họa sâu sắc lên toàn bộ tác phẩm với những phong cách nổi bật đang dần đánh thức lên tâm can của mỗi người, những giá trị đó làm nên màu sắc và giá trị đó làm nổi lên những nguồn tri thức và khám phá mọi nguồn tri thức mới.

Tố Hữu đã sử dụng những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật sử dụng nghệ thuật xưng hô đối ngẫu mình ta để tăng lên giá trị cho toàn bộ tác phẩm.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF