Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích tính dân tộc tám câu thơ đầu tiên của bài thơ Việt Bắc. Đây là một trong những dạng đề hay về bài thơ này, mong rằng các em sẽ học hỏi được nhiều điều thú vị từ tài liệu. Chúc các em có thêm một tư liệu hay và bổ ích cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc, HỌC247 mời các em xem thêm video hướng dẫn đọc - hiểu 8 câu thơ đầu, tức đoạn 1 trong bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Từ việc củng cố lại kiến thức về nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật ở đoạn 1 này giúp các em có đủ cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn phân tích đoạn thơ được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (nhà thơ độc đáo, tài hoa, một nhà thơ mang tính chất trữ tình chính trị; bài thơ Việt Bắc là một bài thơ hay tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.)
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: tính dân tộc trong đoạn thơ trên của bài thơ Việt Bắc.
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết. Tháng 10 – 1954, Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội ⇒ Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.
- Kết cấu: theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu đoạn thơ.
- Giải thích và trình bày nội dung về “tính dân tộc” trong thơ ca
- Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, không lặp lại, biểu hiện những gì là bản sắc, là những nét riêng biệt đặc thù của một dân tộc.
- Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở phương diện nội dung là sự phản ánh những vấn đề của hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị có sự gắn bó, hòa nhập với truyền thống tình cảm và đạo lí của dân tộc. Còn ở phương diện nghệ thuật là việc sử dụng các thể thơ dân tộc, lối nói truyền thống của dân tộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tựợng chuyển nghĩa, cách diễn đạt gần với ca dao dân ca)
- Tính dân tộc trong đoạn thơ
- Tính dân tộc được thể hiện qua mặt nội dung:
- Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người ở lại và người ra đi (giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng)
- Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình, thể hiện tâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy chung của quê hương Việt Bắc, con người Việt Bắc dành cho người về xuôi
- Bốn câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: là tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.
- Đoạn thơ thể hiện được nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc, của quần chúng đối với cách mạng. Có lẽ, tình nghĩa sâu nặng ấy là sự kế thừa tình cảm, đạo lý sống của con người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
- Tính dân tộc được thể hiện qua mặt nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát: Tác giả đã vận dụng và phát huy được ưu thế của thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc có nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển rất phù hợp để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của kẻ ở, người về.
- Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao được sử sụng tự nhiên và chân thành
- Sử dụng tài tình đại từ mình – ta.
- Lối nói truyền thống được thể hiện qua biện pháp hoán dụ, những hình ảnh nghệ thuật
- Câu thơ giàu nhạc điệu với hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp…
- Tính dân tộc được thể hiện qua mặt nội dung:
c. Kết bài
- Khẳng định, đánh giá lại vấn đề (Với những đặc điểm trên đoạn thơ như một khúc hát ru nồng nàn, đằm thắm, mượt mà đi vào lòng người. Có thể nói, đoạn thơ là một minh chứng sắc sảo cho tính dân tộc trong thơ Tố Hữu)
- Mở rộng vấn đề (Cảm nhận, liên tưởng của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tính dân tộc trong đoạn thơ dưới đây:
“Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Gợi ý làm bài
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn…”
(Vân chữ- Cao Đạt)
Cái “vân chữ… không trộn lẫn” của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà Cao Đạt nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn, đó chính là tính trữ tình-chính trị sâu sắc, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo ấy của thơ Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc- bản anh hùng ca, cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc - một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc phải kể đến tám câu thơ đầu của tác phẩm:
“Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Không biết nói gì phải chăng là vì có quá nhiều thứ để nói. Bao nhiêu ân nghĩa, sắt son chẳng thể nào dung ngôn từ để diễn tả, đành phải gửi tâm tình qua cái năm tay thật chặt, thật lâu. “Cầm tay” là biểu tượng của yêu thương đoàn kết. Chỉ cần cầm tay nhau thôi và hãy để hơi ấm nói lên tất cả, yêu thương, nhung nhớ, nghĩa tình sẽ ấm mãi như hơi ấm tay trao tay nhau lúc này. Dấu chấm lửng ở cuối câu như càng làm tang thêm cái tình cảm mặn nồng, dạt dào, vô tận. Nó như nốt lặng trong một khuôn nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân dài sâu lắng. Qua đó con người Việt Nam hiện lên thật đẹp với những phẩm chất tiêu biểu cho phẩm chất dân tộc: ân nghĩa, thủy chung, son sắt.
Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim luôn sục sôi ý chí cách mạng, Tố Hữu đã viết nên một bản tình ca, anh hùng ca đậm đà bản sắc dân tộc. Để rồi Việt Bắc đã thực sự trở thành một trong những bài ca không bao giờ quên, không thể nào quên.
Trên đây là bài phân tích về tính dân tộc qua tám câu thơ đầu tiên trong bài thơ Việt Bắc và hệ thống kiến thức trọng tâm cho đề tài này. Mong rằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng, dàn ý chi tiết sẽ giúp các em nắm vững các dẫn chứng cụ thể. Ngoài ra các em có thể xem thêm bài giảng Việt Bắc để củng cố kiến thức thật tốt cho quá trình ôn thi. Chúc các em có một mùa thi thành công!
-MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm