Việt Bắc là khúc hát ân tình thủy chung mà nhà thơ Tố Hữu đã thổi hồn dân tộc Việt để cất lên lời ca đằm thắm và mượt mà nhất về cách mạng. Để hiểu kĩ hơn về khúc hát ấy, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích bài thơ Việt Bắc dưới đây, mong rằng tài liệu sẽ giúp các em đi đến tận cùng những giá trị sâu sắc của bài thơ!
Trước khi bước sang phần văn mẫu phân tích bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu mời các em tham khảo thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu, dễ ghi nhớ giúp các em nắm vững được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài phân tích tác phẩm hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu (Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại mà đường đời, đường thơ luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc với một phong cách thơ độc đáo.)
- Dẫn dắt và giới thiệu về bài thơ Việt Bắc đi vào vấn đề cần phân tích (Việt Bắc làm một trong những bài thơ hay tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và giá trị thơ văn của Tố Hữu)
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Nhân sự kiện lịch sử sau chiến thắng Điện Biên Phủ (6 -1954), hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết (7 -1954), hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, một trang lịch sử mới về đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10 – 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, trước khung cảnh chia tay tay ấy, cảm xúc dạt dào đã thôi thúc Tố Hữu viết nên bài thơ Việt Bắc.
- Bố cục: bốn khổ thơ đầu là cảnh chia tay đầy lưu luyến giữa người cán bộ về xuôi và người Việt Bắc, các khổ còn lại là lời người ra đi nhắc lại những kỉ niệm gắn bó cùng Việt Bắc.
- Những nội dung cần làm rõ:
- Cảnh chia tay đầy lưu luyến với những sắc thái tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình dạt dào, đằm thắm, chân thành
- Địa điểm chia tay với khung cảnh đầy bâng khuâng, lưu luyến nổi lên với màu áo chàm bền vững thủy chung của cả người đi và người ở.
- Lời đối đáp: Người ở lại gợi lại những kỉ niệm của cách mạng thời kì trứng nước còn nhiều gian khổ nhưng một lòng đoàn kết cùng nhau đánh giặc. Còn người ra đi đinh ninh nỗi nhớ da diết quê hương cách mạng, niềm thủy chung son sắt bền vững với những người con của Việt Bắc.
- Qua sự hồi tưởng của Tố Hữu, cảnh và người Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ của quê hương cách mạng:
- Cảnh Việt Bắc với những hình ảnh như: cảnh bản làng ấm cúng, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, những nét đặc trưng của riêng Việt Bắc, cảnh sinh hoạt chiến đấu và cả nét đẹp tiêu biểu nhất: Bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa…
- Con người Việt Bắc vất vả, lam lũ, nhưng tình nghĩa, yêu thương cần cù, chịu khó. Những con người với những hoạt động của sự sống hằng ngày, mỗi người mang một nét đẹp lao động riêng bên cạnh vẻ đẹp chung “Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
- Khung cảnh hùng tráng và vài trò của Việt Bắc đối với cách mạng và kháng chiến
- Khung cảnh đầy ấn tượng với vẻ đẹp của thế trận đánh giặc, với hình ảnh đoàn quân đầy hào khí….
- Vai trò của Việt Bắc: và vị trí quan trọng, là căn cứ địa, chiến khu của Việt Bắc, nơi đầu nguồn cách mạng với những địa danh đã đi vào lịch sử
- Những đặc điểm về nghệ thuật được thể hiện qua đoạn trích: Đậm đà màu sắc dân tộc được thể hiện qua nhiều khía cạnh (thể thơ dân tộc: lục bát; hình ảnh dân tộc; ngôn ngữ dân tộc; nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc)
c. kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá về bài thơ Tây Tiến (là bản anh hùng ca, là khúc ca ngọt ngào, đằm thắm về cách mạng, về cuộc kháng chiến và về dân tộc ta trong kháng chiến)
- Mở rộng vấn đề (bằng cảm xúc của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hũu
Gợi ý làm bài
Tháng 10, năm 1954 sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng. Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Đây là bài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi. Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những ân tình cách mạng, và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người, trở nên gần gũi, đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó .
Mở đầu bài thơ là những lời phảng phất phong vị ca dao, tái hiện cảnh tiễn đưa đầy dùng dằng, quyến luyến.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Trong những con người hiên ngang ấy, họ không chỉ biết làm bạn với khói lửa đạn bom mà họ còn đôi lúc thả hồn theo trăng sao. Sự hài hoà giữa sự dữ dội và vẻ đẹp lãng mạn đã làm nên sự chói sáng trong tâm hồn người lính. Hình ảnh ánh sao đầu núi mặc dù không mới (Đầu súng trăng treo - Đồng chí – Chính Hữu) nhưng vẫn có sức lay động kì lạ cái phần hồn dân tộc trong mỗi con người Việt Nam .
Và bài thơ khép lại bằng lời khẳng định Việt Bắc mãi là cái nôi, là quê hương của phong trào cách mạng, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của người Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là những nơi còn u ám quân thù .
Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Tố Hữu viết về nghĩa tình cách mạng. Bài thơ không chỉ là lời chia tay dạt dào xúc cảm mà còn là lời khẳng định đinh ninh sự thuỷ chung son sắt của những người cách mạng, là khúc ca bất tận của tình nghĩa được viết với giọng điệu vừa trữ tình ngọt ngào, vừa sôi nổi thiết tha, trong sáng.
Trên đây là trích dẫn tài tiệu phân tích về bài thơ Việt Bắc với sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trọng tâm nhất cho bài phân tích, dàn ý chi tiết giúp các em nắm thêm các dẫn chứng. Để nắm vững hơn và đầy đủ hơn kiến thức về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Việt Bắc. Chúc các em có một quá trình ôn thi hiệu quả và đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới.
-- MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024208 - Xem thêm